Anh Chiến cho biết, sau lần đầu thực hiện nghi thức lễ “tình phộc” tại miếu Trò (hay còn gọi là miếu Đụ Đị ở Phú Thọ), kinh tế năm 2016 của gia đình anh đã vững vàng hơn so với năm trước.
Năm 2016, vợ chồng anh Chử Đức Chiến và chị Bùi Thị Thanh Huyền đã vinh dự được chọn là người thực hiện nghi thức làm “chuyện ấy” tại miếu Trò (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) thay vợ chồng anh Nguyễn Văn Lực và chị Nguyễn Thị Đám.
Anh Chiến và chị Huyền cầm nõ và nường đâm vào nhau "phộc phộc phộc" ba cái trúng phóc khiến người xem mãn nhãn, sung sướng.
Sau 1 năm thực hiện nghi thức linh thiêng, chia sẻ với PV chiều 7/2 (tức 11 tháng Giêng Tết Đinh Dậu), anh Chử Đức Chiến (38 tuổi) cho biết, năm qua kinh tế gia đình anh có bước đột phá, công việc làm ăn của gia đình tốt đẹp hơn, kinh tế vững vàng hơn.
“Lúc đầu mới tham gia thực hiện nghi thức “tình phộc” cũng bị bà con trong làng trêu nên tôi có chút ngại ngần nhưng đây là nghi thức truyền thống và được người dân trong làng tín nhiệm nên tôi không ngại ngùng nữa”, anh Chiến nói.
Lễ hội “Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là “Lễ hội Trò Trám” được tổ chức thường niên vào các ngày 11 và 12 tháng Giêng hằng năm. Tại lễ hội này, điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của du khách thập phương nhất đó là Trò Trám và Lễ mật tại miếu Trò (còn gọi là miếu Đụ Đị) - xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
Năm 2016, vợ chồng anh Chử Đức Chiến và chị Bùi Thị Thanh Huyền vinh dự được chọn làm “chuyện người lớn” trong Lễ Mật. Đây là lần đầu tiên anh chị thực hiện nên thấy ngại ngùng trước đám đông.
Chia sẻ thêm, anh Chiến cho hay, nghi thức năm ngoái anh và vợ đã thực hiện “tình phộc” 3 lần trúng cả 3, có thể vì thế mà kinh tế gia đình anh năm qua cũng vững vàng hơn.
“Năm nay, vợ chồng tôi vẫn được người dân tín nhiệm để thực hiện nghi thức linh thiêng giữa miếu Trò. Tuy nhiên, năm nay có điểm mới là lễ hội Trò Trám được chứng nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia nên vợ chồng tôi bị áp lực hơn. Hai vợ chồng đã phải tập ở nhà khoảng 10 phút bằng dụng cụ tự tạo để khi thực hiện nghi thức không bị trượt”, anh Chiến cho hay.
Anh Chiến cho biết, năm vừa qua (2016) kinh tế gia đình anh vững vàng hơn.
Chị Bùi Thị Thanh Huyền (26 tuổi) chia sẻ: “Năm 2016 là lần thực hiện nghi thức đầu tiên của tôi, đây cũng là lần đầu tiên tôi được nhìn thấy và thực hiện nghi thức “tình phộc”. Sau khi thực hiện xong nghi thức, nhiều người trêu vợ chồng tôi lắm, bảo gan thật đấy, vợ chồng trẻ mà không ngại. Tuy nhiên, thực hiện nghi thức trang nghiêm do ban tổ chức tín nhiệm nên vợ chồng tôi cũng không thấy ngại ngùng”.
Chị Huyền (vợ anh Chiến) cho hay, sau khi thực hiện xong nghi thức “tình phộc” tại miếu Trò, nhiều người trêu vợ chồng chị và bảo: “Gan thật đấy, vợ chồng trẻ mà không ngại”.
Bà Lê Thị Nút (mẹ của anh Chiến) cho hay: “Khi thấy hai con được người dân tín nhiệm cho thực hiện nghi thức “tình phộc” tôi rất phấn khởi. Tôi rất đồng tình khi hai con tham gia vì gia đình tôi cạnh miếu nên phải có trách nhiệm với tập thể, với việc gìn giữ nét đẹp của lễ hội trò trám, cùng bà con quảng bá hình ảnh của lễ hội đến với du khách thập phương”.
Ông Nguyễn Thành Ngữ (69 Tuổi, người trông miếu Trò) thông tin, chương trình tổ chức lễ hội Trò Trám năm nay đặc biệt hơn khi lễ hội vừa được công nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Ông Nguyễn Thành Ngữ nói, người dân xã Tứ Xã rất vui mừng khi lễ hội trò trám được chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia.
“Đây là điều mong muốn của nhiều thế hệ người dân xã Tứ Xã, từ đời cha ông chúng tôi đến nay. Qua nhiều năm gìn giữ, khôi phục đến năm 2017, lễ hội Trò Trám chính thức được chứng nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia khiến chúng tôi hết sức vui mừng. Chính vì thế, lượng du khách năm nay đến tham dự lễ hội đông hơn mọi năm”, ông Ngữ nói.
Lễ hội “Linh tinh tình phộc” hay còn gọi là “Lễ hội Trò Trám” được tổ chức thường niên vào các ngày
11 và 12 tháng Giêng hằng năm. Tại lễ hội này, điểm hấp dẫn và thu hút sự quan tâm của du khách thập phương nhất đó là Trò Trám và Lễ mật tại miếu Trò (còn gọi là miếu Đụ Đị) - xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Đây là lễ hội tôn vinh tín ngưỡng phồn thực của cư dân nông nghiệp, hiện đang được người dân ở đây trân trọng gìn giữ. Các nhà văn hóa cũng đánh giá đây là “lễ hội đáng quý”, mang đậm tính dân tộc, may mắn được khôi phục lại từ năm 1993. Tuy nhiên, nếu là “người ngoài làng” hoặc chưa hiểu rõ về tín ngưỡng dân gian phồn thực... sẽ thấy lễ hội có phần “dung tục”. |