Tin tức 24h: Bà Trương Mỹ Lan rút hơn 1 triệu tỷ đồng từ Ngân hàng SCB làm gì?

K.T - Ngày 19/11/2023 19:00 PM (GMT+7)

Bà Trương Mỹ Lan đã sử dụng Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) như một công cụ tài chính để rút 1.066.000 tỷ đồng để sử dụng mục đích cá nhân.

Bà Trương Mỹ Lan rút hơn 1 triệu tỷ đồng từ Ngân hàng SCB làm gì?

Hệ sinh thái 1.000 công ty con

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đề nghị truy tố bà Trương Mỹ Lan về ba tội “Đưa hối lộ; Vi phạm quy định về hoạt động của ngân hàng và Tham ô tài sản”.

Trong số 85 bị can, có 41 lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng SCB và nhiều cán bộ cấp cao khác, đều đối diện với các tội danh nghiêm trọng liên quan đến tham ô tài sản, nhận hối lộ và vi phạm quy định ngân hàng.

Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, do bà Lan làm Chủ tịch, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần tập đoàn với hơn 1.000 công ty con và thành viên. Hệ sinh thái của tập đoàn này được chia thành 4 nhóm, trong đó, nhóm định chế tài chính tại Việt Nam, bao gồm Ngân hàng SCB, được coi là quan trọng nhất.

Bà Lan đã sử dụng quyền lực của mình để biến Ngân hàng SCB thành công cụ tài chính phục vụ kinh doanh cá nhân. Bà sở hữu 91,5% cổ phần của SCB, mặc dù không trực tiếp tham gia vào quản lý ngân hàng. Để chi phối hoạt động của ngân hàng, bà Lan tuyển chọn những người thân tín và có kinh nghiệm để giữ vị trí chủ chốt.

Bà Lan bị cáo buộc đã sử dụng Ngân hàng SCB để huy động vốn từ người dân và tổ chức, sau đó sử dụng số tiền này cho mục đích cá nhân của mình. Bằng cách lập hồ sơ vay vốn giả mạo, bà Lan đã chiếm đoạt số tiền đặc biệt lớn của Ngân hàng SCB.

Các hành vi phạm tội của bà Lan được đánh giá là được tổ chức và chuẩn bị "hết sức công phu, tỉ mỉ, có kịch bản chi tiết". Bà Lan đã tận dụng nhiều chiêu trò để tránh kiểm soát của cơ quan quản lý, đặc biệt là việc sử dụng hàng nghìn pháp nhân và cá nhân đứng tên giả mạo để giấu dòng tiền và tránh kiểm tra.

Lập khống 916 bộ hồ sơ, chiếm đoạt 304.096 tỷ đồng

Theo cơ quan điều tra, từ tháng 2/2018 đến tháng 10/2022, bà Lan đã chỉ đạo lập khống 916 hồ sơ vay vốn của SCB, chiếm đoạt 304.000 tỷ đồng. Bà còn bị cáo buộc gây thiệt hại tiền lãi phát sinh gần 130.000 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra còn kết luận rằng, mặc dù không giữ chức vụ ở SCB, song bà Lan là người chi phối, lãnh đạo và chỉ đạo toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Bà Lan được xem xét là người tổ chức, chủ mưu, và cầm đầu chuỗi hành vi phạm tội. Bà đã biến các lãnh đạo của Ngân hàng SCB và một số người ở Vạn Thịnh Phát thành những người thực hiện hành vi phạm tội.

Điều tra cũng chỉ ra rằng từ năm 2020, bà Lan yêu cầu lãnh đạo SCB lập một số đơn vị có chức năng cho vay trực thuộc Hội sở, nhằm tránh sự kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP Hồ Chí Minh. Ba đơn vị này bao gồm Trung tâm kinh doanh khách hàng Wholesale, kênh kinh doanh trực tiếp thuộc khối doanh nghiệp, và kênh kinh doanh trực tiếp thuộc khối tài chính cá nhân. Chúng được quản lý bởi Hội sở SCB và có nhiệm vụ chính là phục vụ giải ngân cho các khoản vay của bà Lan.

Tổng cộng, từ năm 2012 đến năm 2022, SCB đã giải ngân cho hơn 1.366 khách hàng (bao gồm 710 cá nhân và 656 tổ chức).

Nhóm của bà Lan chiếm hơn 2.500 khoản vay tại SCB, với tổng số tiền giải ngân là hơn 1.066.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, 875 khách hàng trong nhóm của bà Lan với gần 1.300 khoản vay vẫn còn dư nợ tại SCB, đạt hơn 677.000 tỷ đồng (bao gồm 483.000 tỷ đồng dư nợ gốc và 193.000 tỷ đồng tiền lãi).

Bà Lan còn bị cáo buộc đã sử dụng nhiều chiêu trò để tránh sự kiểm soát, bao gồm việc chuyển tiền giải ngân vào các công ty "ma" để sau đó rút mặt bằng và cắt đứt dòng tiền. Điều này giúp bà hợp thức hóa việc rút tiền và ngăn chặn việc bị phát hiện.

Cơ quan điều tra đối mặt với một vụ án phức tạp liên quan đến việc lạm dụng quyền lực và chiếm đoạt tài sản lớn thông qua các hành động pháp lý và tài chính sai trái của bà Trương Mỹ Lan và đồng bọn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn.

Vụ Vạn Thịnh Phát: Đoàn thanh tra bị mua chuộc để bưng bít cho sai phạm của SCB

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố 86 bị can trong vụ án liên quan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB và một số đơn vị. Trong số này, nhóm thanh tra giám sát ngân hàng bị cơ quan tố tụng cáo buộc đã nhận tiền, lợi ích vật chất từ SCB để che giấu, bưng bít cho sai phạm của nhà băng này.

Ông Nguyễn Văn Hưng khi làm Phó Chánh thanh tra, năm 2017. Ảnh: TTXVN

Ông Nguyễn Văn Hưng khi làm Phó Chánh thanh tra, năm 2017. Ảnh: TTXVN

Theo kết luận, ngày 1-8-2017, bị can Nguyễn Văn Hưng, khi đó là Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước đã lập đoàn liên ngành thanh tra SCB hội sở chính và 12 chi nhánh của ngân hàng này. Đoàn có 18 thành viên, 5 tổ công tác do Cục trưởng Cục Thanh tra - giám sát ngân hàng II thuộc Ngân hàng Nhà nước Đỗ Thị Nhàn làm trưởng đoàn.

Trong quá trình thanh tra, phát hiện ngân hàng SCB sai phạm tại tất cả các nội dung thanh tra như: Tăng trưởng tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro… Đặc biệt là sai phạm trong việc cấp tín dụng, đối với phương án, dự án tái cơ cấu (phương án Chợ Vải, Times Square, Winsorl, Dự án Mũi Đèn Đỏ…). Hầu hết đều rủi ro mất vốn và SCB cũng không chấp hành các văn bản chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước trong việc cho vay, xử lý lãi dự thu đối với các dự án nêu trên… 

Tuy nhiên, bị can Nguyễn Văn Hưng chỉ quyết định xử phạt hành chính đối với SCB 965 triệu đồng.

Đầu năm 2018, khi xây dựng dự thảo báo cáo lần đầu phục vụ việc trình bày với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và Thủ tướng, bị can Đỗ Thị Nhàn đã chỉ đạo tổ tổng hợp "bỏ ngoài số liệu phân loại nợ xấu nhóm 4 và nhóm 5" gồm 3 dự án Mũi Đèn Đỏ, 6A và Royal Garden với tổng dư nợ gần 38.000 tỉ đồng.

Theo cơ quan điều tra, động thái này đã giúp một số chỉ tiêu tài chính của SCB thay đổi, từ 91.000 tỉ đồng nợ xấu xuống còn 53.000 tỉ đồng; vốn chủ sở hữu từ âm 19.154 tỉ đồng thành dương 2.757 tỉ đồng; lỗ lũy kế âm 31.902 tỉ đồng xuống còn âm 9,991 tỉ đồng, hệ số an toàn vốn riêng lẻ từ âm 4,24% thành dương 5,92%.

Trong báo cáo về kết quả thanh tra tại SCB của Ngân hàng Nhà nước trình bày với Chính phủ, bà Nhàn bị cáo buộc chỉ đạo thành viên đoàn chỉ nêu chung chung, không ghi số liệu trung thực, không đưa thực trạng tài chính yếu kém của SCB. Mục đích để giảm nhẹ "làm mờ" cho các sai phạm của SCB.

Sau khi báo cáo Chính phủ, bị can Đỗ Thị Nhàn tiếp tục yêu cầu bỏ nội dung kiến nghị phân loại nợ nhóm 4, nhóm 5 với 3 dự án tại chi nhánh SCB Cống Quỳnh trong dự thảo. Đoàn thanh tra còn phát hiện rất nhiều sai phạm tại các khoản vay của nhóm 71 khách hàng ở cùng một địa chỉ là số 4 Nguyễn Thị Minh Khai nhưng không đưa vào báo cáo kết quả thanh tra gửi lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước và báo cáo Chính phủ, cũng như chuyển cơ quan điều tra như kiến nghị.

Đáng chú ý, khi thành viên đoàn thanh tra đề xuất "đưa SCB vào diện kiểm soát đặc biệt" thì ông Nguyễn Văn ông Hưng gạt nội dung này khỏi báo cáo để Ngân hàng Nhà nước báo cáo Chính phủ. Bên cạnh đó, tại phần kiến nghị, đoàn thanh tra đã đề xuất Chính phủ tiếp tục tạo điều kiện cho ngân hàng SCB thực hiện tái cơ cấu, cho phép nhà băng này xây dựng đề án tái cơ cấu.

Theo kết luận, từ tháng 4-2016 đến 1-10-2018, bị can Nguyễn Văn Hưng đã nhiều lần nhận quà là tiền từ lãnh đạo SCB là Đinh Văn Thành và Võ Tấn Hoàng Văn tổng cộng 390.000 USD (tương đương 8,7 tỉ đồng). Trong đó, riêng thời gian thực hiện thanh tra, bi can Hưng nhận 310.000 USD. Hưng khai đã sử dụng số tiền này vào các mục đích cá nhân. Bị can Hưng đã nhận thức được việc nhận tiền và thực hiện việc báo cáo không trung thực, không đầy đủ kết quả thanh tra là trái quy định pháp luật.

Bị can Đỗ Thị Nhàn nhận hối lộ từ SCB cao nhất trong vụ án với số tiền tới 5,2 triệu USD. Bị can Nguyễn Thị Phụng, phó trưởng đoàn thanh tra, thừa nhận nhiều lần nhận tiền từ SCB với tổng số tiền 20.000 USD và 210 triệu đồng, quà và lợi ích vật chất từ SCB gồm 1 đồng hồ, 1 túi xách và 1 chiếc khăn trong quá trình thanh tra. Phụng đã sử dụng số tiền này vào mục đích cá nhân.

Đỗ Anh Tuấn, tổ trưởng tổ thanh tra số 3, đã nhận tiền của SCB thông qua Võ Tấn Hoàng Văn đưa 4 lần, mỗi lần 10.000 USD tổng cộng 40.000 USD. Tuấn đã trả lại 20.000 USD, còn lại sử dụng cá nhân. Tuấn đã chủ động phối hợp cùng gia đình nộp lại toàn bộ số tiền này để khắc phục hậu quả.

Trần Văn Tuấn, tổ trưởng tổ thanh tra số 4, cũng 4 lần được SCB đưa tiền, quà, lợi ích vật chất tổng cộng 6.000 USD và 40 triệu đồng. Lê Thanh Hà, tổ trưởng tổ thanh tra số 5, thì 5 lần nhận tiền từ tổng giám đốc SCB và các giám đốc chi nhánh Gia Lai, chi nhánh Hai Bà Trưng, tổng cộng 14.000 USD và 100 triệu đồng.

Trương Việt Hưng, thành viên tổ thanh tra số 4, chưa thừa nhận việc nhận tiền và quà từ SCB trong quá trình tham gia đoàn thanh tra. Tuy nhiên lời khai của các thành viên trong tổ thanh tra và các cá nhân tại SCB khẳng định Hưng đã 2 lần nhận tiền.

Lần thứ nhất Hưng nhận 1.000 USD vào ngày công bố quyết định thanh tra, lãnh đạo SCB đưa cho tất cả thành viên trong đoàn, trong đó thành viên thuộc Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước và Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận số tiền 1.000 USD. Lần thứ hai vào dịp nghỉ lễ 2-9-2017, lãnh đạo SCB đưa 5.000 USD cho thành viên tổ 4 và các thành viên đoàn thanh tra.

Nguyễn Duy Phương, thành viên tổ 4, khai 2 lần được SCB đưa tiền tổng cộng 1.000 USD và 20 triệu đồng. Với số tiền 5.000 USD thì Phương không nhớ. Tuy nhiên tài liệu điều tra đến nay có cơ sở xác định SCB đưa số tiền 5.000 USD cho Phương cùng các thành viên đoàn trong một đợt nghỉ lễ trên; Nguyễn Văn Thùy, thành viên tổ 1, khai 6 lần nhận tiền tổng cộng 21.000 USD và 60 triệu đồng từ SCB.

Người lao động các quốc gia khác có được rút BHXH một lần?

Theo Hiệp hội An sinh quốc tế (ISSA) và Tổ chức lao động quốc tế (ILO), các quốc gia có hệ thống bảo hiểm hưu trí giống như Việt Nam đều không cho hưởng BHXH một lần trước tuổi nghỉ hưu, trừ trường hợp định cư ở nước ngoài hay bị bệnh hiểm nghèo. 

Tại những nước có hệ thống BHXH có mức hưởng được xác định trước như Lào, Myanmar, Philippines, Thái Lan, Ấn Độ và Colombia…, người lao động được hưởng BHXH một lần. Tuy nhiên, việc chi trả BHXH một lần chỉ được chi trả khi đến tuổi nghỉ hưu mà người lao động chưa đủ thời gian đóng góp để hưởng chế độ hưu trí.

Tại Đức, Luật Hưu trí của nước này không quy định việc chi trả tiền BHXH một lần cho toàn thời gian người lao động đã đóng góp. Nhưng đối với người đóng BHXH hưu trí chưa đủ 5 năm mà có yêu cầu thì họ sẽ được nhận BHXH hưu trí một lần và chỉ nhận được phần do chính người lao động đóng góp. 

Lý do, vì đây là khoản tiền người lao động đóng góp từ phần tiền lương của họ, còn phần đóng góp BHXH của người sử dụng lao động thì không phải là tiền lương của người lao động. Phần do người sử dụng lao động đóng cũng không được hoàn trả vì quốc gia này quan niệm đó là khoản đóng góp của doanh nghiệp cho xã hội.

Để hạn chế tình trạng rút BHXH một lần cần phải giải quyết được các nguyên nhân dẫn tới việc rời bỏ hệ thống BHXH của người lao động.

Để hạn chế tình trạng rút BHXH một lần cần phải giải quyết được các nguyên nhân dẫn tới việc rời bỏ hệ thống BHXH của người lao động.

Ở Singapore không có chính sách BHXH một lần, nhưng có quỹ BHXH tiết kiệm riêng (Quỹ Phòng xa (CPF) nhằm hỗ trợ người lao động giải quyết các nhu cầu cấp thiết trước mắt cho người lao động. Quỹ này có sự tham gia của người lao động, người sử dụng lao động và Chính phủ với mục tiêu là đáp ứng những nhu cầu tối thiều cho các thành viên như chỗ ở tạm thời, thức ăn, quần áo và các dịch vụ vể sức khỏe khi họ về già hoặc các nhu cầu khác khi họ không còn khả năng làm việc. 

Người tham gia có thể rút tiền trong các trường hợp nghỉ hưu, tàn tật vĩnh viễn, sở hữu nhà ở và chăm sóc y tế. Các khoản tiền, trợ cấp phụ cấp bắt buộc phải đóng vào quỹ CPF bao gồm: các loại tiền thưởng (làm việc hiệu quả, chuyên cần, doanh thu, thưởng lễ, tết); các khoản phụ cấp (sinh hoạt, điện thoại, công tác, du lịch, tiền ăn, tiền học cho con, làm ngoài giờ, làm ban đêm, ngày lễ, du lịch…).

Theo Luật BHXH của Trung Quốc, người đóng bảo hiểm dưới 15 năm có thể chọn dừng đóng và nhận chi trả một lần, tuy nhiên, họ có những chính sách hưu trí riêng để khuyến khích người dân duy trì việc tham gia BHXH nhằm được hưởng lương hưu.

Luật Hưu trí Hàn Quốc có quy định về BHXH một lần. Đối tượng hưởng bao gồm người lao động từ đủ 60 tuổi nhưng chưa đủ 10 năm đóng BHXH; bị mất quốc tịch hoặc ra nước ngoài để định cư.

Cần có chính sách hỗ trợ thiết thực để người lao động ở lại hệ thống an sinh lâu dài, được hưởng lương hưu khi về già.

Cần có chính sách hỗ trợ thiết thực để người lao động ở lại hệ thống an sinh lâu dài, được hưởng lương hưu khi về già.

TS Nguyễn Thị Bích, Trưởng Bộ môn Luật lao động - Trường Đại học Luật TP HCM, nhìn nhận từ góc độ tiêu chuẩn lao động quốc tế cũng như quan điểm lập pháp của các quốc gia cho thấy việc rút BHXH một lần không được khuyến khích, thể hiện thông qua việc không thiết lập hành lang pháp lý cụ thể hoặc cho phép hưởng nhưng chi trả khi thỏa mãn điều kiện nhất định. 

Thực tiễn tại các quốc gia cũng cho thấy để hạn chế người lao động rút BHXH một lần, bên cạnh việc các quy định trực tiếp về BHXH một lần thì cần phải kết hợp với nhiều sách an sinh xã hội khác, trong đó quan trọng nhất là giải quyết được các nguyên nhân cơ bản dẫn tới hành vi rời bỏ hệ thống BHXH của người lao động.

Theo bà Bích, Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm thực thi có hiệu quả tại các quốc gia để hoàn thiện chính sách BHXH một lần trong lần sửa đổi Luật BHXH này. Chẳng hạn, tham khảo kinh nghiệm của Đức, xem xét bổ sung chính sách "đánh thuế" trên khoản tiền nhận BHXH một lần nhằm hạn chế việc rút BHXH một lần của người lao động nhưng cần tính toán kỹ lưỡng tỉ lệ % số thuế phải nộp trên khoản nhận BHXH một lần đối với những trường hợp được nhận với mức hưởng cao; Học hỏi Singapore trong việc bổ sung các chính sách nhằm giải quyết nhu cầu cấp thiết trước mắt cho người lao động khi không có việc làm. 

Ví dụ như cho người lao động đã tham gia BHXH với một số năm nhất định (trên 5 năm) mà bị mất việc làm vay vốn ưu đãi tại các Ngân hàng Chính sách xã hội cho đến khi quay lại tham gia BHXH. 

Bên cạnh đó, nên xem xét để người lao động được hưởng chế độ hưu trí xă hội khi đủ tuổi nghỉ hưu nhằm tăng phạm vi tiếp cận của họ với chính sách này (hiện dự thảo Luật BHXH sửa đổi đề xuất 75 tuổi là quá cao); Xem xét việc sử dụng nguồn ngân sách từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp hỗ trợ đóng BHXH cho một số nhóm ngành nghề dễ bị thay thế lao động (các công việc có tính chất ngắn hạn, mùa vụ, ..) để giảm áp lực tài chính cho doanh nghiệp, khuyến khích doanh nghiệp tiếp tục sử dụng lao động, hạn chế tình trạng chấm dứt, sa thải để người lao động tiếp tục tham gia được vào hệ thống BHXH, hạn chế rút BHXH một lần…

Vì sao TPHCM âm u, chìm trong mờ sương từ sáng đến chiều?

Sài Gòn mát mẻ như mùa thu Hà Nội

3 ngày trở lại đây, nhiệt độ tại TPHCM và các tỉnh, thành Nam Bộ giảm nhẹ khiến khí hậu mát mẻ, dễ chịu. Tuy nhiên, từ sáng đến chiều, bầu trời âm u, nhiều toà nhà cao tầng khuất trong sương mù, một số người dân khi ra đường phải mang áo ấm.

Theo số liệu từ cơ quan khí tượng, nhiệt độ tại trung tâm TPHCM sáng nay (19/11) thấp nhất là 23,5 độ C. Nhiệt độ ghi nhận tại trạm Nhà Bè lúc 4h là 24 độ C, trạm Vũng Tàu là 27 độ C.

Tại các tỉnh miền Đông Nam Bộ khác, nhiệt độ lúc rạng sáng ở mức từ 22 - 24 độ C. Các trạm của Đồng Nai như Long Khánh (22 độ C), Biên Hòa (24 độ C), Tà Lài (22 độ C), Trị An (24 độ C). Trạm Sở Sao (Bình Dương) ghi nhận 24 độ C.

Người dân di chuyển trong thời tiết mờ sương trên đường Mai Chí Thọ (TP Thủ Đức, TPHCM). Ảnh: Nhàn Lê.

Người dân di chuyển trong thời tiết mờ sương trên đường Mai Chí Thọ (TP Thủ Đức, TPHCM). Ảnh: Nhàn Lê.

Trả lời PV Báo Tiền Phong, ông Lê Đình Quyết, Phó trưởng phòng Dự báo Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Bộ cho biết, những ngày qua, hệ thống thời tiết tác động lên nước ta gồm: Áp cao lục địa được tăng cường xuống khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và Trung Trung Bộ. Trên cao, áp cao cận nhiệt đới có trục qua Trung Bộ hướng lấn Tây. Ở vùng biển ngoài khơi phía Nam, gió Đông Bắc có xu hướng tăng.

Những tác động trên khiến cho nền nhiệt ở các tỉnh phía Bắc giảm, khu vực miền Trung, Nam Trung Bộ mưa to đến rất to. Ở TPHCM và các tỉnh, thành Nam Bộ, nhiệt độ chưa giảm sâu do cường độ không khí lạnh chưa mạnh. Tuy nhiên, hệ thống áp cao cận trên tầng cao lấn Tây, đẩy luồng ẩm theo rìa Tây Nam đi vào đất liền, kết hợp ảnh hưởng của áp cao lạnh lục địa làm cho bầu trời các tỉnh Nam Bộ ban ngày nhiều mây.

“Trong điều kiện này, vào ban ngày, TPHCM và các tỉnh, thành Nam Bộ trời nhiều mây nên nắng sẽ yếu, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ không khí tăng chậm theo thời gian dần về trưa. Đây là điều kiện thuận lợi hình thành mù hoặc sương mù. Đây là hiện tượng thời tiết thường xuất hiện vào cuối năm tại khu vực này”, ông Quyết nói.

TPHCM và các tỉnh Nam Bộ thời điểm cuối năm thường xuất hiện hiện tượng mù, có ngày có cả sương mù. Ảnh: Nhàn Lê.

TPHCM và các tỉnh Nam Bộ thời điểm cuối năm thường xuất hiện hiện tượng mù, có ngày có cả sương mù. Ảnh: Nhàn Lê.

Ông Quyết lý giải thêm, sương mù được định nghĩa là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp không khí sát bề mặt trái đất, làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1km. Trong khí tượng, hiện tượng mù và sương mù gần giống nhau, chỉ khác mù tầm nhìn xa hơn.

Tầm nhìn bị hạn chế do sương mù

Về vấn đề sương mù có mang các chất ô nhiễm không khí, làm tổn hại đến sức khỏe người dân, ông Quyết nhìn nhận đây là hiện tượng khí tượng, cơ chế vật lý gây nên khi có đủ điều kiện hình thành, chứ không phải là hiện tượng bất thường. Tuy nhiên, việc này sẽ ảnh hưởng đến lưu thông của người dân. Sương mù làm giảm tầm nhìn nên dễ gây tai nạn cho giao thông hàng không, đường thủy và đường bộ.

Nhiều tòa nhà cao tầng chìm sau màn sương mờ. Ảnh: Nhàn Lê

Nhiều tòa nhà cao tầng "chìm" sau màn sương mờ. Ảnh: Nhàn Lê

“Trên các tuyến đường cao tốc, xe lưu thông với tốc độ cao, khi tầm nhìn ngang bị hạn chế, nếu có vật cản ở phía trước sẽ khó phát hiện từ xa, rất dễ gây tai nạn. Do đó, người dân cần tuân thủ nghiêm luật giao thông (bật đèn sương mù), đi đúng tốc độ, đúng phần đường để đảm bảo an toàn”, ông Quyết bày tỏ.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia dự báo hôm nay thời tiết Nam Bộ có mây, ngày nắng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi. Gió Đông Bắc cấp 2 - 3. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Nhiệt độ thấp nhất tại miền Đông khoảng 20 - 23 độ C, miền Tây khoảng 23 - 25 độ C, cao nhất 30 - 33 độ C.

Theo dự báo, từ nay đến cuối năm, Nam Bộ sẽ còn những đợt thời tiết nhiệt độ giảm sâu hơn khi các đợt không khí lạnh càng về cuối năm càng mạnh.

Kê biên gần 1.200 nhà, đất của bà Trương Mỹ Lan
Cơ quan điều tra đã kê biên hơn 1.200 nhà đất và tạm giữ gần 1.300 sổ đỏ của bà Trương Mỹ Lan. Bà Lan cũng bị cáo buộc tham ô số tiền 304 nghìn tỷ...

Tin tức 24h

Theo K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h