Chỉ trong vòng 1 giờ livestream bán nông sản giúp bà con nông dân, trong trang phục “anh nông dân thực thụ”, nghệ sĩ Xuân Bắc nhận được hơn 4.000 đơn đặt hàng mua nông sản.
Sáng ngày 8/6, tại chương trình “Kết nối nông sản - San sẻ yêu thương - Chung tay vượt qua đại dịch”, Nghệ sĩ Xuân Bắc đã xuất hiện bất ngờ với trang phục “anh nông dân” với chiếc mũ cối trên đầu, chân đi dép lê và bộ quần áo công nhân lao động quen thuộc để livestream bán nông sản.
Nghệ sĩ Xuân Bắc tham gia bán nông sản trực tuyến hỗ trợ nông dân.
Theo đó, 3 mặt hàng được nghệ sĩ Xuân Bắc tham gia bán hàng trong buổi livestream bao gồm: Vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) có giá 30.000 đồng/kg, ship tối thiểu 10kg/đơn hàng; mận hậu Lào Cai có giá 65.000 đồng/kg và bí xanh Bắc Kạn có giá 40.000 đồng/quả 3kg.
Xuân Bắc giới thiệu quy cách đóng gói vải thiều, mỗi thùng 10kg vải và 2kg đá lạnh trong thùng xốp.
Với cách bán hàng hài hước, dí dỏm của anh, hàng nghìn người đã cùng chung tay đặt mua nông sản. Chỉ trong vòng 1 giờ, đã có hơn 4.000 đơn đặt hàng được gửi đến với số lượng đặt hàng lên đến hàng chục tấn nông sản.
Các đơn hàng sẽ được chốt trực tiếp trên livestream và hàng được vận chuyển bắt đầu từ ngày 13/06/2021 và được đóng gói theo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Vải thiều Lục Ngạn được giới thiệu tại buổi livestream có giá bán 30.000 đồng.
Qua buổi livestream này sẽ giúp người nông dân tiêu thụ nông sản và làm quen với các phương thức giới thiệu, quảng bá, bán hàng trực tuyến phù hợp với bối cảnh của dịch bệnh.
Được biết, buổi livestream bán nông sản của nghệ sĩ Xuân Bắc nằm trong chương trình “Kết nối nông sản – San sẻ yêu thương – Chung tay vượt qua đại dịch” do Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức.
Theo đó, chương trình tập trung vào 04 nội dung, giải pháp chính. Trong đó có khảo sát nhu cầu nông sản cần tiêu thụ của các tỉnh, thành; Triển khai chuỗi điểm bán kết nối tiêu thụ nông sản trực tiếp; Triển khai các giải pháp kết nối tiêu thụ nông sản trực tuyến và tổ chức các hội nghị tập huấn kỹ năng bán nông sản trực tuyến.
Theo tìm hiểu, năm 2021, diện tích vải thiều toàn tỉnh Bắc Giang là 28.100 ha, sản lượng ước đạt 180.000 tấn (tăng khoảng 15.000 tấn so với năm 2020), trong đó, vải chín sớm 6.050 ha, sản lượng ước đạt 45.000 tấn; vải thiều chính vụ diện tích 22.050 ha, sản lượng ước đạt 135.000 tấn. Thời gian vải thiều chính vụ sẽ thu hoạch rộ từ ngày 10/6 đến 20/7.
(Theo Dân Việt)
Khoai lang 500.000 đồng/củ, dân Việt vẫn bỏ tiền ăn đủ thấy độ "chịu chơi" không hề thua kém các nước khác
Không giống như khoai lang Nhật trồng ở Việt Nam đang bán với giá 20.000 – 30.000 đồng/kg, gần đây, giới nhà giàu lại rỉ tai về một giống khoai lang mới được "xách tay" từ Nhật ăn vừa dẻo vừa thơm. Tuy nhiên, là hàng xách tay nên khoai lang này khá hiếm và rất đắt đỏ.
Khoai lang Nhật thường được dân buôn nhập khẩu chính ngạch hoặc xách tay về Việt Nam. Thế nên, giá khoai ở mỗi nơi thường khác nhau và dao động trong khoảng 500.000 - 750.000 đồng/kg.
Khoai lang Nhật xách tay giá bán khoảng 500.000 đồng một kg, trong khi khoai trong nước thường chỉ có giá 15.000-30.000 đồng một kg.
Khoai lang Nhật trung bình nặng 600 - 700 g/củ, có loại to đến 1kg. Tính ra, mỗi củ có giá lên tới 500.000 đồng. Hiện trên thị trường, nhiều tiểu thương còn chia nhỏ, thái lát, luộc sẵn, ép vỉ thành 3 miếng/gói để bán.
Dù có giá cao ngất ngưởng, gấp 20 lần giống cùng loại trồng tại Việt Nam nhưng khoai Nhật vẫn được ưa chuộng là bởi quá trình canh tác, sản xuất theo tiêu chuẩn đặc biệt. Sản phẩm không những dễ ăn mà còn tốt cho sức khỏe, thế nên, nhiều người không tiếc rút ví chi đậm. Khách hàng chủ yếu của sản phẩm này đa phần là người có điều kiện, giới làm đẹp và các mẹ bỉm sữa.
Là một khách hàng thường xuyên của giống khoai lang Nhật này, chị Ngọc Mai (Hà Đông, Hà Nội) cho biết, sản phẩm ăn khác hẳn khoai lang giống Nhật ở Việt Nam. Chúng rất thơm và ngọt, lại dẻo nên ăn bao nhiêu cũng không ngán. Tuy nhiên, vì giá khá cao nên người mua chỉ ăn theo kiểu thưởng thức nên sản phẩm lại càng hấp dẫn và gây cảm giác thòm thèm.
Chị Ngọc Huyền, chủ một một hệ thống trái cây cao cấp ở TP.HCM cho hay, so với dòng thông thường thì khoai lang Nhật ăn vừa dẻo lại thơm nhưng không bị khô khi hấp hay nướng lên.
"Tính trung bình trong mỗi củ khoai lang có chứa khoảng 26g tinh bột, chỉ bằng 1/2 lượng tinh bột có trong khoai tây và 1/3 tinh bột trong cơm trắng. Thế nên, mặt hàng này luôn nằm trong danh sách bán chạy nhất cửa hàng và được nhiều chị em ưa chuộng" - chị thông tin.
Đánh chết người vì nghi trộm chó
Ngày 7/6, Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An cho biết đang tạm giữ Huỳnh Minh Hậu (SN 1992), Nguyễn Văn Lâm (SN 1993), Huỳnh Minh Thái (SN 1994) và Lê Văn Thanh (SN 1991, cùng quê Long An) để điều tra về hành vi “Giết người”.
Nạn nhân của vụ án là Nguyễn Công Bảo (tự Tý Cầy, SN 1995, ngụ Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh). Rạng sáng 3/6, nhiều người lưu thông trên đường ĐT824, đoạn qua ấp Bình Hữu 2, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An phát hiện thanh niên nằm gục trên vũng máu, nên đưa vào Bệnh viện Xuyên Á, huyện Củ Chi (TP Hồ Chí Minh) cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi.
Qua xác minh được biết, nạn nhân là Bảo và người đưa nạn nhân vào bệnh viện là em trai nạn nhân, Nguyễn Công Bằng (SN 2001). Làm việc tại cơ quan điều tra Bằng khai, rạng sáng 3/6, Bằng và Bảo điều khiển xe gắn máy từ xã Phạm Văn Hai (Bình Chánh, TP Hồ Chí Minh) xuống Đức Hòa, Long An thì bị một nhóm thanh niên cầm hung khí truy đuổi, 2 anh em Bằng bỏ chạy thì bị nhóm thanh niên chém khiến Bảo tử vong.
Từ lời khai của Bằng, Công an huyện Đức Hòa tổ chức truy xét và nhanh chóng xác định các đối tượng gây án đưa về trụ sở gồm Hậu, Lâm, Thái, Thanh. Tại cơ quan điều tra, 4 đối tượng thừa nhận hành vi truy đuổi, gây án khiến Bảo tử vong. Lý do, Bảo và Bằng là 2 đối tượng sử dụng súng xung điện đi trộm chó.
Hé lộ nghi phạm bẫy điện chết người, vứt xác phi tang
Theo tin tức báo Tuổi Trẻ đăng tải, ngày 7/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hậu Giang đã khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam Nguyễn Văn Tồn (51 tuổi), ngụ xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A (tỉnh Hậu Giang), để điều tra hành vi 'giết người'.
Nạn nhân trong vụ việc là bà Nguyễn Thị M. (69 tuổi), ngụ ấp So Đũa Lớn, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A .
Trước đó vào ngày 3/6, bà M. đơcj phát hiện tử vong tại một mương nước ngoài đồng cách nhà không xa.
Vào cuộc điều tra, cơ quan công an mời Nguyễn Văn Tồn lên làm việc.
Chân dung nghi phạm.
Tại cơ quan công an, ông Tồn khai nhận vì nhiều lần bị mất trái cây, ốc, cá nuôi trong vườn, do đó ông này mua dây chì về giăng ngoài vườn để hù dọa. Tuy nhiên, vào khoảng 0h ngày 3/6, ông Tồn lại đấu nối điện sinh hoạt vào đường dây chì rồi về nhà ngủ, đến gần sáng thì phát hiện bà M. đã chết trong vườn.
Theo báo VnExpress, sợ bị phát hiện, ông Tồn mang thi thể nạn nhân sang đất người khác, bỏ xuống mương nước rồi quay về nhà ngủ như chưa hề có chuyện gì xảy ra.