Dù không biết hiện tại Diễm My đang ở đâu nhưng tình trạng mất bình tĩnh của cô gái trẻ cũng khiến không ít người lo lắng.
Thời gian gần đây, vụ việc Diễm My - cô gái từng đại náo "Tịnh thất Bồng Lai" (hay còn có tên gọi khác là "Thiền am bên bờ vũ trụ") - lại một lần nữa trở thành chủ đề thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng. Bởi vào ngày 24/10, bố mẹ cô gái đã có mặt trong buổi livestream của bà Nguyễn Phương Hằng và tường thuật lại vụ việc dưới góc độ cá nhân.
Diễm My liên tục khóc lóc mong cha mẹ buông tha, bỏ qua cho mình
Đến nay, cha mẹ của Diễm My vẫn cho rằng, "Tịnh thất Bồng Lai" đã khiến con gái mình u mê. Họ kêu cứu cơ quan công an trong thời gian dài. Họ dẫn cả người thân đến tận nơi tìm con, dẫn đến xô xát vào cuối tháng 10/2019 nhưng không có kết quả.
Trước những ồn ào nói trên, ngày 27/10, Diễm My đã xuất hiện trong một livestream liên tục khóc lóc và lên tiếng trách móc bố mẹ. Thậm chí, cô gái này còn lấy cái chết ra để "uy hiếp" chính người thân của mình và mong bố mẹ hãy buông tha cho cô.
Dù không biết hiện tại Diễm My đang ở đâu nhưng tình trạng mất bình tĩnh của cô gái trẻ cũng khiến không ít người theo dõi lo lắng.
Không ít người sau khi theo dõi đoạn clip nói trên đã để lại dòng bình luận khuyên Diễm My hãy trở về bên cha mẹ bởi dù có thế nào thì chỉ có cha mẹ mới là người sẽ bao bọc, che chở con cái một cách vô điều kiện. Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng cách trốn tránh của cô gái trẻ cũng không phải là cách hay khi để gia đình lo lắng và sẽ ảnh hưởng đến chính tâm lí và tương lai của cô khi những lùm xùm liên quan đến Tịnh thất Bồng lai chưa được giải quyết.
Thời gian gần đây, vụ việc Diễm My - cô gái từng khiến "Tịnh thất Bồng Lai" (hay còn có tên gọi khác là "Thiền am bên bờ vũ trụ") đại náo - lại một lần nữa trở thành chủ đề thu hút nhiều sự chú ý của cộng đồng mạng bởi vào ngày 24/10, bố mẹ cô gái đã có mặt trong buổi livestream của bà Nguyễn Phương Hằng và tường thuật lại vụ việc dưới góc độ cá nhân.
Đến nay, cha mẹ của Diễm My vẫn cho rằng, "Tịnh thất Bồng Lai" đã khiến con gái mình u mê. Họ kêu cứu với cơ quan công an trong thời gian dài. Họ dẫn cả người thân đến tận nơi tìm con, dẫn đến xô xát vào cuối tháng 10/2019, nhưng không có kết quả.
Gần đây, những lùm xùm trước kia liên quan đến "Tịnh thất Bồng Lai" một lần nữa được lật lại và khiến nhiều người chú ý. Đáng nói, trong đó có một đoạn clip ngắn ghi lại hình ảnh một cô gái được cho là Diễm My đã xuống tóc, quỳ trước "Thầy ông nội" Lê Tùng Vân - người đứng đầu "Tịnh thất Bồng Lai".
Theo đó, trước sự chứng kiến của những thành viên trong "Tịnh thất Bồng Lai", ông Lê Tùng Vân đã đặt cho Diễm My một cái tên mới là Tiên với lí do cô đẹp và xứng đáng với cái tên đó.
Đoạn clip trên sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội một lần nữa gây xôn xao và nhận về nhiều ý kiến trái chiều từ cộng đồng mạng.
Hiện nay, cha mẹ và cả gia đình đều không biết thêm thông tin gì về cuộc sống và nơi ở của Diễm My.
Nguồn:
https://giadinh.net.vn/diem-my-nhan-vat-tung-la-nguyen-nhan-gay-nao-loan-tinh-that-bong-lai-gio-ra-sao-172211027135246385.htm
87 trạm thu phí xe vào nội đô Hà Nội đặt ở những vị trí nào?
Về lộ trình thực hiện, đơn vị Tư vấn đưa ra lộ trình triển khai từ nay đến năm 2024, thu phí xe vào nội đô từ năm 2025. Ranh giới để xác định khu vực thu phí được giới hạn bởi các đường: Vành đai 3 - Cầu Thanh trì - Pháp vân - Mai Dịch - Phạm Văn Đồng - Tây Hồ Tây - Võ Chí Công - Cầu Nhật Tân - Hoàng Sa - Trường Sa - Lý Sơn - Nguyễn Văn Linh - Vành đai 3.
Để lập 87 trạm thu phí trên, đơn vị tư vấn xác định 68 vị trí và thực hiện thu phí; phân làm ba giai đoạn:
Giai đoạn 1: đơn vị được giao nhiệm vụ đầu tư xây dựng thí điểm 15 trạm thu phí tại 9 vị trí. Các vị trí này nằm trên các trục đường nội đô có lưu lượng lớn dễ xảy ra ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường. Bao gồm: Đường Giải Phóng 01 trạm; Nút giao Khuất Duy Tiến - Nguyễn Trãi 03 trạm; nút Lê Văn Lương 03 trạm; Nút giao Big C 03 trạm; Xuân Thủy 01 trạm; Hoàng Quốc Việt 01 trạm; Nút giao Võ Chí Công 01 trạm; Nút giao đầu cầu bắc Chương Dương 01 trạm; Nút giao Nguyễn Văn Linh – Đàm Quang Trung 01 trạm.
Giai đoạn 2: đầu tư xây dựng 59 trạm thu phí tại 46 vị trí. Bao gồm: đê Nguyễn Khoái 01 trạm, Lĩnh Nam 01 trạm, Tây Trà 01 trạm, Yên Duyên 01 trạm, lối vào Gamuda 04, Tam Trinh 01 trạm, Sở Thượng 01 trạm, Hưng Thịnh 01 trạm, lối vào Trung tâm khu hành chính quận Hoàng Mai 01 trạm, Bùi Huy Bích 01 trạm, Nguyễn Hữu Thọ 01 trạm, các ngõ vào Khu Đô thị Bắc Linh Đàm 04 trạm, Kim Giang 01 trạm, Thanh Liệt 01 trạm, các ngõ 66,68,168 Nghiêm Xuân Yêm 03 trạm, Hoàng Đạo Thành 01 trạm, Ngõ 171 Nguyễn Xiển 01 trạm, Ngõ 161 Nguyễn Xiển 01 trạm, Ngõ 129 Nguyễn Xiển 01 trạm, Nguyễn Huy Tưởng 01 trạm, Ngõ 90 Khuất Duy Tiến 01 trạm, Ngụy Như Kom Tum 01 trạm, Hoàng Ngân 01 trạm, Tú Mỡ 01 trạm, Mạc Thái Tông 01 trạm, Nguyễn Quốc Trị 01 trạm, Mạc Thái Tổ 01 trạm, Dương Đình Nghệ 01 trạm, Đường Khu Công viên Cầu Giấy 01 trạm, Tôn Thất Thuyết 01 trạm, Duy Tân 01 trạm, Ngõ 7 Phạm Hùng 01 trạm, Trần Quốc Vượng 01 trạm, nút Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến có 3 trạm thu phí xe vào nội đô, Trần Quốc Hoàn 01 trạm, Tôn Quang Phiệt 01 trạm, Trần Cung 01 trạm, Nút Tây Hồ Tây (THT) giao Đỗ Nhuận hướng đi Hoàng Quốc Việt 01 trạm, 03 nhánh của Tây Hồ Tây đi Hoàng Quốc Việt 03 trạm, Nút Tây Hồ Tây giao Nguyễn Văn Huyên kéo dài 01 trạm, Xuân La 01 trạm, Nguyễn Hoàng Tôn 01 trạm, Ngõ 655 Lạc Long Quân 01 trạm, Ngõ 603 Lạc Long Quân 01 trạm, Ngõ Lotte và 02 ngõ thông sang Lạc Long quân 04 trạm, Ngõ 689 Lạc Long Quân 01 trạm, Nút An Dương Vương đầu cầu 01 trạm.
Giai đoạn 3: Đầu tư xây dựng 13 trạm thu phí tại 13 vị trí, bao gồm: Nguyễn Văn Linh - Vành đai 3 01 trạm, Vành đai 3 - Cổ Linh - Cao tốc Hà Nội - Hải Phòng 01 trạm, Đê Long Biên - Xuân Quan 01 trạm, Cầu Đông Trù 01 trạm, Chân đê Ngọc Thụy 01 trạm, Đường Lý Sơn vào khu đô thị Thượng Thanh 01 trạm, Nút giao trung tâm Quận Long Biên 01 trạm, Lối rẽ từ đường Nguyễn Văn Linh vào sân Golf Long Biên 01 trạm, Nút giao Huỳnh Tấn Phát 01 trạm, Nút giao Thạch Bàn 01 trạm, Ngõ 68 Nguyễn Văn Linh 01 trạm, Nút giao cầu Thanh trì 01 trạm, Nút giao Vành đai 3 với đường nối Lê Trọng Tấn 01 trạm.
Đường Vành đai 3 vừa được Tư vấn khảo sát và chọn là ranh giới để thu phí ô tô đi vào nội đô. Ảnh: Trọng Đảng
Tư vấn cho biết, từ năm 2021 - 2025: các đơn vị có liên quan thực hiện nghiên cứu, hoàn thiện đề án và các điều kiện triển khai thu phí; Từ năm 2025 - 2030: xây dựng dự án và tổ chức thí điểm thực hiện thu phí điểm tại các vị trí đã được lập.
Nguồn:
https://tienphong.vn/87-tram-thu-phi-xe-vao-noi-do-ha-noi-dat-o-nhung-vi-tri-nao-post1388219.tpo
Quảng Ngãi: Sạt lở cô lập 2.216 người dân, lốc xoáy tốc mái 44 ngôi nhà
Sáng 27-10, ông Nguyễn Đăng Vinh, Chủ tịch UBND huyện Tư Nghĩa (Quảng Ngãi) cho biết, địa phương vừa xảy ra một trận lốc xoáy khiến nhiều nhà dân bị thiệt hại.
Cơn lốc xoáy xảy ra vào khoảng 7 giờ 30 sáng ngày 27-10, quần thảo 15 phút ở thị trấn La Hà và xã Nghĩa Trung, làm ít nhất 44 căn nhà bị hư hỏng, tốc mái. Rất may, cơn lốc xoáy không gây thiệt hại về người.
Một ngôi nhà bị tốc mái hoàn toàn. Ảnh: TN
Sau khi xảy ra vụ việc, UBND huyện Tư Nghĩa đã chỉ đạo các lực lượng tập trung hỗ trợ người dân lợp lại nhà cửa, khắc phục hậu quả.
Theo ông Vinh, trong những nhà bị lốc xoáy phá hỏng có hai hộ thuộc diện hộ nghèo. Địa phương đang thống kê thiệt hại để có phương án hỗ trợ bà con.
Lốc xoáy làm ít nhất 44 ngôi nhà bị hư hỏng, tốc mái. Ảnh: TN
Tại huyện Trà Bồng, lãnh đạo huyện cho biết, do mưa lớn kéo dài suốt nhiều ngày qua khiến nhiều tuyến đường trên địa bàn bị sạt lở.
Từ 22-10 đến nay, khu vực đèo Eo Chim đi Trà Nham xảy ra sạt lở đã chia cắt, cô lập hoàn toàn ba thôn Trà Huynh, Trà Vân và Cà Đam (xã Hương Trà, huyền Trà Bồng) với 290 hộ/2.216 nhân khẩu.
Những ngày qua, các lực lượng đã băng rừng để tặng quà, giúp đỡ nhiều hộ dân đang gặp khó khăn.
Hiện nay, chính quyền huyện Trà Bồng đã lên phương án phát dọn cây rừng, mở tuyến đường xuyên qua các quả đồi để người dân vùng cô lập có thể ra vào, phục vụ việc tiếp tế nhu yếu phẩm và triển khai các biện pháp phòng chống thiên tai tại vùng cô lập.
Nhiều tuyến đường bị sạt lở, giao thông chia cắt. Ảnh: TN
Nguồn:
https://plo.vn/thoi-su/quang-ngai-sat-lo-co-lap-2216-nguoi-dan-loc-xoay-toc-mai-44-ngoi-nha-1024262.html
Giá xăng tăng cao nhất trong 7 năm, nguyên nhân do đâu?
Theo báo Dân Việt, ngày 26/10, Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều chỉnh giá xăng dầu. Cụ thể, giá xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 trung bình 95,89 USD/thùng, xăng RON 95 là 98,63 USD/thùng, cùng tăng đến 9% so với kỳ trước. Giá dầu cũng biến động đi lên, dầu thô có ngày chạm mức 96,11 USD/thùng.
Do đó, Liên Bộ Công thương- Tài chính quyết định điều chỉnh giá xăng dầu như sau: Xăng E5RON92 tăng 1.430 đồng mỗi lít; Xăng RON 95 tăng 1.460 đồng/lít. Dầu diesel tăng 1.170 đồng/lít; Dầu hỏa tăng 1.010 đồng/lít, Dầu mazut tăng 120 đồng/kg.
Giá xăng dầu trong nước tăng cao nhất trong 7 năm. Ảnh: Dân Việt
Như vậy, sau khi điều chỉnh, giá xăng dầu trên thị trường như sau: Xăng E5RON92: không cao hơn 23.110 đồng/lít; Xăng RON 95 không cao hơn 24.330 đồng/lít, Dầu diesel hông cao hơn 18.710 đồng/lít; Dầu hỏa không cao hơn 17.630 đồng/lít; Dầu mazut không cao hơn 17.210 đồng/kg.
VnExpress giải thích sự tăng mạnh của giá xăng trong nước là do ảnh hưởng của giá nhiên liệu thế giới. Cụ thể, ngày 25/10, giá dầu thô đã ghi nhận phiên tăng lịch sử, khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao kỳ hạn có thời điểm chạm mức 85,41 USD một thùng, cao nhất kể từ tháng 10/2014, trước khi giảm về 83,76 USD một thùng ở cuối phiên. Dầu thô Brent cùng lúc cũng tăng lên 86,43 USD một thùng, mức cao nhất kể từ tháng 10/2018. Cả hai loại dầu chủ chốt trên đều tăng khoảng 20% so với đầu tháng 9.
Mức giá kỷ lục được thiết lập do nguồn cung toàn cầu vẫn bị thắt chặt trong bối cảnh nhu cầu nhiên liệu ở Mỹ và các nơi khác trên thế giới không ngừng tăng khi các nền kinh tế dần mở cửa trở lại sau đại dịch COVID-19. Ngoài ra, việc thiếu nguồn cung khí đốt tại Trung Quốc, Ấn Độ, châu Âu trong khi mức dự trữ dầu thô của Mỹ giảm... cũng khiến giá dầu đi lên.
Nguồn:
https://www.doisongphapluat.com/gia-xang-tang-cao-nhat-trong-7-nam-nguyen-nhan-do-dau-a517376.html
Dự kiến 4 cấp độ tổ chức lại hoạt động vận tải ở TP.HCM từ 27-10
Sở GTVT TP.HCM vừa có dự thảo về việc tổ chức hoạt động vận tải trên địa bàn TP đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Trong đó, đối với hoạt động vận tải hành (VTHK) khách được chia theo bốn cấp độ.
Cụ thể, cấp 1 sẽ tổ chức hoạt động bình thường đối với tất cả các loại VTHK bằng xe ô tô trên địa bàn TP.HCM và đi/đến các tỉnh, TP có cấp độ dịch ở cấp 1.
Bao gồm tuyến cố định, tuyến buýt, xe hợp đồng, xe taxi, xe du lịch. Trường hợp phương tiện VTHK có hành trình bắt buộc phải đi qua địa bàn có dịch ở cấp 4 thì không được dừng, đỗ.
Sở GTVT TP đưa dự thảo về 4 cấp độ tổ chức vận tải hành khách ở TP.HCM. Ảnh: ĐT.
Cấp 2 sẽ tổ chức hoạt động có điều kiện đối với VTHK bằng xe ô tô trên địa bàn TP.HCM và đi/đến các tỉnh, TP có cấp độ dịch ở cấp 2 (hoặc cấp 1).
Hoạt động VTHK theo tuyến cố định, tuyến buýt (đối với các tuyến xe buýt có trợ giá theo kế hoạch công bố của Sở GTVT), xe hợp đồng, xe taxi, xe du lịch được phép hoạt động khi đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động GTVT an toàn trong công tác phòng chống COVID-19 trên địa bàn TP.
Lưu ý, đối với hoạt động VTHK từ TP.HCM đến các tỉnh, TP khác phải tuân thủ theo quy định về phòng chống, dịch COVID-19 tại tỉnh, TP (nơi đến). Trường hợp phương tiện VTHK có hành trình bắt buộc phải đi qua địa bàn có dịch ở cấp 4 thì không được dừng, đỗ.
Ở cấp 3 sẽ tổ chức hoạt động có hạn chế đối với VTHK bằng xe ô tô trên địa bàn TP.HCM và đi/đến các tỉnh, TP có dịch ở cấp 3.
Ở cấp độ này, hoạt động VTHK bằng xe buýt hoạt động theo kế hoạch công bố của Sở GTVT. Trường hợp các tuyến xe buýt tỉnh liền kề, phải được cơ quan thẩm quyền của tỉnh liên quan thống nhất phương án triển khai hoạt động đảm bảo an toàn trong công tác phòng chống dịch COVID-19.
Đối với vận VTHK là xe taxi, hợp đồng, du lịch đảm bảo theo nguyên tắc không vượt quá 50% tổng số phương tiện của đơn vị và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm).
Đối với VTHK theo tuyến cố định, hoạt động tối đa không vượt quá 50% số chuyến theo lưu lượng đã được công bố (số chuyến/tháng) và có giãn cách chỗ trên phương tiện (không áp dụng giãn cách đối với xe giường nằm).
Hai trường hợp này khi hoạt động phải đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động GTVT an toàn trong công tác phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM và địa phương tỉnh, TP (nơi đến).
Các đơn vị quản lý bến xe khách trên địa bàn TP.HCM chủ trì phối hợp với các đơn vị quản lý bến xe trên địa bàn các tỉnh, TP liên quan cùng các đơn vị khai thác VTHK theo tuyến cố định liên tỉnh bằng ô tô tại hai đầu tuyến; Rà soát tần suất, xây dựng và công bố phương án tổ chức vận tải đối với các tuyến do đơn vị vận tải đăng ký khai thác đã được Sở GTVT tỉnh, TP thống nhất.
Hoạt động đưa rước công nhân, chuyên gia được phép hoạt động khi đáp ứng Bộ tiêu chí đánh giá hoạt động GTVT trên địa bàn TP.HCM. Riêng hoạt động đưa rước công nhân, chuyên gia từ TP.HCM đến các tỉnh, TP và ngược lại phải có sự thống nhất của cơ quan chức năng của tỉnh, TP có liên quan.
Trường hợp phương tiện VTHK có hành trình bắt buộc phải đi qua địa bàn có dịch ở cấp 4 thì không được dừng, đỗ.
Đối với cấp 4 sẽ dừng hoạt động VTHK bằng ô tô trên địa bàn TP.HCM và đi/đến các tỉnh, TP có dịch ở cấp 4 (trừ hoạt động vận tải đưa rước công nhân, chuyên gia; xe taxi và một số phương tiện khác được Sở GTVT cấp giấy nhận diện QR code).
Nguồn:
https://plo.vn/do-thi/du-kien-4-cap-do-to-chuc-lai-hoat-dong-van-tai-o-tphcm-tu-2710-1024286.html
Nguyên nhân giá rau xanh ở Hà Nội tăng cao
Tại một số chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội như Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàn Kiếm, hầu như loại rau xanh nào cũng tăng giá, tăng cao nhất là các loại rau ăn lá và rau vụ đông.
Cụ thể, rau muống tăng 2 - 3 lần, từ 7.000 – 8.000 đồng/bó lên giá 12.000 -15.000 đồng/bó; cải ngọt tăng từ 15.000 - 35.000 đồng đến 40.000 đồng/kg; rau cải xanh, rau mồng tơi có giá 45.000 – 50.000 đồng/kg; Bắp cải 30.000 – 35.000 đồng/kg…
Đáng chú ý, các loại rau gia vị như hành lá, rau mùi, mùi tàu, thìa là... có mức tăng "chóng mặt", trung bình 70.000 – 80.000 đồng/kg; đặc biệt giá rau thì là lên tới 180.000 đồng/kg, đắt hơn cả thịt lợn. Các loại củ, quả như khoai tây, cà chua, bí xanh, bí đỏ, cà rốt, dưa chuột…tăng từ 5.000 – 7.000 đồng/kg.
Nguyên nhân giá rau tăng mạnh được các tiểu thương giải thích là do ở miền Bắc mưa lớn liên tục trong nhiều ngày, khiến các loại rau ăn lá họ cải và các loại rau thơm bị dập nát, úng thối. Giá tăng từ chợ đầu mối nên giá bán lẻ tại chợ phải tăng theo.
Bên cạnh đó, do hiện nay rau vụ đông chưa thu hoạch rộ, trong khi đó, rau vụ hè đã hết mùa, tại thời điểm giao vụ hàng năm, giá rau luôn nhích lên đáng kể và sẽ giảm mạnh sau đó. Dự kiến trong tuần tới, giá rau xanh vẫn ở mức cao và có thể giảm sau 2 tuần nữa, khi rau vụ đông chính thức cho thu hoạch rộ.
Đại diện HTX rau Tiền Lệ (huyện Hoài Đức) cho biết: Mưa nhiều ngày, cùng thời tiết lạnh đột ngột khiến 100% rau ăn lá bị ảnh hưởng. Sản lượng rau của HTX sụt giảm 50%, trong đó, ảnh hưởng nặng nhất là các loại rau cải: cải ngồng, cải mơ… Một số loại rau vụ hè thu sắp hết mùa như rau muống, mùng tơi, rau dền cũng giảm sản lượng, trong khi các loại rau vụ đông mới bắt đầu gieo trồng, chưa kịp lớn.
Nhiều chủ trang trại rau sạch lân cận Hà Nội đều cho biết, mưa bão kéo dài đã gây ngập úng, khiến các loại rau xanh thối rữa, không có hàng để bán ra thị trường.
Ông Vũ Anh Liên, chủ trang trại rau sạch Vân Nội (Xóm Đầm, Vân Nội, Đông Anh) cho biết: “Mưa nhiều ngày khiến diện tích đất trồng rau xanh của chúng tôi ngập toàn bộ. Rau bị thối rất nhiều, bắt buộc chúng tôi phải tăng giá số rau còn lại để thu hồi vốn, với mức tăng giá khoảng từ 50 - 100%”.
Trong khi đó, đại diện một chuỗi thực phẩm sạch tại Hà Nội cho hay, nguồn cung rau xanh hiện tại khá han hiếm, chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu thị trường.
Nguồn:
https://www.nguoiduatin.vn/nguyen-nhan-gia-rau-xanh-o-ha-noi-tang-cao-a531921.html
Giá vàng hôm nay 27-10: Giảm trước sức mạnh USD và cổ phiếu quốc tế
Giá vàng hôm nay ở thị trường trong nước giảm nhẹ do ảnh hưởng từ giá vàng thế giới. Lúc 9 giờ 15, giá vàng SJC tại TP HCM được các doanh nghiệp niêm yết mua vào 57,85 triệu đồng/lượng, bán ra 58,55 triệu đồng/lượng, giảm 50.000 đồng so với cuối ngày hôm qua.
Tuy vậy, giá vàng SJC đang bỏ xa vùng 58 triệu đồng/lượng và đang hướng đến vùng 59 triệu đồng/lượng.
Trong khi đó, giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại giảm tới 150.000 đồng/lượng khi được doanh nghiệp giao dịch mua vào 51,4 triệu đồng/lượng, bán ra 52,1 triệu đồng/lượng.
Giá vàng PNJ được doanh nghiệp niêm yết quanh 51,5 triệu đồng/lượng mua vào, 52,6 triệu đồng/lượng bán ra.
Biên độ chênh lệch giá mua - bán các loại vàng SJC, PNJ, vàng trang sức không thay đổi trong những ngày qua.
Lúc 9 giờ 30, theo giờ Việt Nam, giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế được giao dịch ở mức 1.789 USD/ounce, giảm khoảng 4 USD so với đầu giờ sáng.
Tỉ giá trung tâm sáng nay được Ngân hàng Nhà nước niêm yết ở mức 23.131 đồng/USD, giảm 2 đồng mỗi USD so với hôm qua. Giá USD ở các ngân hàng thương mại vẫn tiếp tục ổn định khi được giao dịch quanh 22.655 đồng/USD mua vào, 22.855 đồng/USD bán ra.
Giá vàng hôm nay của thế giới suy yếu
Khoảng 6 giờ ngày 27-10 (theo giờ Việt Nam), giá vàng hôm nay của thế giới giao dịch tại 1.793 USD/ounce, giảm 15 USD/ounce so với mức giá cùng thời điểm hôm trước là 1.808 USD/ounce.
Đêm qua, giá vàng thế giới suy yếu trước tình hình dữ liệu kinh tế Mỹ khá lạc quan, đồng USD và cổ phiếu quốc tế trở nên hấp dẫn nhà đầu tư.
Cụ thể, Mỹ công bố chỉ số niềm tin người tiêu dùng tháng 9-2021 tăng lên 113,8 điểm, cao hơn so với dự báo là 108,4 điểm; đồng thời doanh số bán nhà đột ngột tăng mạnh 14%, tăng đến 12,5 điểm % so với dự báo là 1,5%.
Có thể các thông tin này làm cho giới đầu tư tài chính lạc quan về đà tăng trưởng của kinh tế Mỹ. Theo đó, họ tập trung vốn vào USD giúp "đồng bạc xanh" tăng giá so với nhiều ngoại tệ khác. Giá vàng hôm nay rơi vào hoàn cảnh khó khăn.
Mặt khác, do thu nhập của doanh nghiệp ngày càng tăng nên nhiều người đã dịch chuyển dòng tiền vào chứng khoán. Kết quả cổ phiếu tại Mỹ, châu Âu, Nhật Bản, Hồng Kông…đồng loạt tăng giá. Điều này cho thấy tiền chảy vào thị trường vàng bị hạn chế. Giá vàng hôm nay suy yếu là đương nhiên.
Trước diễn biến của USD và chứng khoán quốc tế, nhiều người nhận thấy thị trường vàng rơi vào thế bất lợi. Thế nên khi giá vàng thế giới giao dịch trong vùng 1.805 USD/ounce, một số nhà đầu tư nhanh tay bán ra thu hồi vốn. Số khác thì tranh thủ bán khống chờ giá vàng giảm sẽ mua vào hưởng chênh lệch.
Lập tức, giá vàng thế giới giảm 20 USD/ounce, xuống còn 1.785 USD/ounce lúc 22 giờ ngày 26-10. Ở mức giá này, những người đã bán khống bắt đầu mua vào. Giá vàng hôm nay tăng trở lại và đến 6 giờ ngày 27-10 giao dịch tại 1.793 USD/ounce.
Trước đó, do sức mua khởi sắc nên giá vàng SJC tại Việt Nam ngày 26-10 tăng 200.000 đồng/lượng, chốt cuối ngày tại tại 58,6 triệu đồng/lượng. Theo đó, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới quy đổi hơn 9 triệu đồng/lượng.
Nguồn:
https://nld.com.vn/kinh-te/gia-vang-hom-nay-27-10-giam-truoc-suc-manh-usd-va-co-phieu-quoc-te-20211027061909286.htm
Không khí lạnh tăng cường, miền Bắc trở lạnh, miền Trung hứng mưa lớn
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hôm nay (27/10), một bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc đang tăng cường xuống nước ta.
Dự báo, ngày mai (28/10), bộ phận không khí lạnh này sẽ ảnh hưởng đến thời tiết các tỉnh phía Đông Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
Miền Bắc và miền Trung nhiều nơi mưa lớn do ảnh hưởng của không khí lạnh. Ảnh minh họa.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông kết hợp nhiễu động trong đới gió Đông trên cao nên từ đêm nay (27/10) đến hết ngày 30/10, ở khu vực Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to và dông; từ ngày 28-31/10, ở phía Đông Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to.
Lượng mưa dự báo: Từ đêm nay (27/10) đến hết ngày 30/10, ở khu vực từ Nghệ An đến Quảng Bình phổ biến 200-400mm, có nơi trên 450mm.
Từ đêm nay (27/10) đến ngày 29/10, từ Quảng Trị đến Quảng Nam phổ biến 100-150mm, có nơi trên 200mm.
Ngoài ra, chiều tối và đêm nay (27/10), ở khu vực Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Bắc Tây Nguyên có lượng mưa phổ biến 30-50mm, có nơi trên 70mm.
Từ ngày mai (28/10) Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời chuyển lạnh với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 18-21 độ C, vùng núi phía Bắc có nơi dưới 17 độ C.
Khu vực Hà Nội từ ngày mai (28/10) đến ngày 31/10 có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to. Từ ngày mai (28/10), trời chuyển lạnh.
Ở vịnh Bắc Bộ có gió đông bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7, biển động; sóng biển cao từ 1,5-3m. Vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông có gió đông bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8, biển động; sóng biển cao từ 2-4m.
Từ tối, đêm nay (27/10) đến ngày 31/10, trên các sông từ Nghệ An đến Bình Định và khu vực Tây Nguyên có khả năng xuất hiện một đợt lũ.
Trong đợt lũ này, đỉnh lũ trên thượng nguồn các sông ở Hà Tĩnh; các sông ở Quảng Bình có khả năng lên mức báo động (BĐ) 2-BĐ3; đỉnh lũ thượng nguồn các sông ở Nghệ An, các sông từ Quảng Trị đến Bình Định và khu vực Tây Nguyên lên mức BĐ1-BĐ2 và trên BĐ2, hạ lưu các sông ở Nghệ An và Hà Tĩnh còn dưới mức BĐ1.
Nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất ở vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, ven sông, khu đô thị tại các tỉnh từ Nghệ An đến Ninh Thuận và khu vực Tây Nguyên.
Nguồn:
https://danviet.vn/khong-khi-lanh-tang-cuong-mien-bac-tro-lanh-mien-trung-hung-mua-lon-5020212710194930699.htm