Tin tức 24h: Lời khai "sốc" của lái xe Mercedes đâm chết 2 người ở hầm Kim Liên

Ngày 01/05/2019 19:00 PM (GMT+7)

Liên quan đến vụ tai nạn nghiêm trọng tại hầm Kim Liên (Hà Nội) rạng sáng ngay 1/5 khiến 2 người phụ nữ tử vong, tài xế điều khiển xe Mercedes 30F-154.78 sau khi gây tai nạn xong bỏ chạy khỏi hiện trường rồi đi lòng vòng tìm biển số.

Lời khai "sốc" của lái xe Mercedes đâm chết 2 người ở hầm Kim Liên

Khoảng 0h10 phút rạng sáng ngày 1/5 tại hầm chui Kim Liên (Hai Bà Trưng - Hà Nội) đã xảy ra vụ tai nạn nghiêm trọng.

Vào thời điểm trên chiếc xe Mercedes mang BKS 30F-154.78 lưu thông tại hầm bất ngờ va chạm với một chiếc xe máy (chưa rõ BKS) lưu thông cùng chiều. Ngay sau cú va chạm, 2 nữ nạn nhân đã tử vong tại chỗ. Riêng tài xế xe ô tô 30F-154.78 đã không dừng lại mà bỏ chạy theo hướng Đại Cồ Việt, sau đó bị lực lượng chức năng giữ lại.

Nam tài xế điều khiển xe ô tô 30F-154.78 được làm rõ là Lê Trung Hiếu (SN 1980, trú tại quận Ba Đình - Hà Nội). 2 nữ nạn nhân là chị  Đ.T.H.Y (trú tại quận Hai Bà Trưng) và chị T.T.Q (trú tại quận Đống Đa).

Tin tức 24h: Lời khai amp;#34;sốcamp;#34; của lái xe Mercedes đâm chết 2 người ở hầm Kim Liên - 1

Chiếc xe gây tai nạn và hiện trường vụ việc.

Theo chỉ huy của Tổ công tác đặc biệt Y4/141- Công an TP Hà Nội thông tin, ngay sau vụ tai nạn, Tổ công tác Y4 làm nhiệm vụ gần đó đã tiến hành kiểm tra nồng độ cồn với tài xế Lê Trung Hiếu. Kết quả cho thấy tài xế Lê Trung Hiếu vi phạm 0,751 mg/lít khí thở. Đây là mức vi phạm rất nặng, bởi chỉ cần vi phạm 0,4 miligam/lít khí thở, tài xế đã bị xử phạt ở mức cao nhất là 17 triệu đồng.

Tại cơ quan điều tra, Lê Trung Hiếu khai đã cầm lái ôtô từ năm 2006. Trước khi gây tai nạn, nam tài xế đã uống rượu, bia. "Tôi uống khoảng 6 chai bia, sau đó uống tiếp rượu. Khi ra về, tôi còn đưa một người bạn về nhà rồi mới đi tiếp. Tới hầm Kim Liên thì tôi gây ra tai nạn" - lái xe Hiếu khai.

Đáng chú ý, chỉ huy Tổ công tác Y4 thông tin: “Vào thời điểm trên, tài xế Mercedes chạy lòng vòng trong khu vực ký túc xá trường Đại học Bách Khoa rồi từ phố Tạ Quang Bửu ra và cũng không biết mình gây tai nạn. Khi cảnh sát hỏi đi đâu, tài xế Mercedes trả lời không biết mình gây tai nạn ở chỗ nào và đang đi tìm biển số xe bị rơi. 

Chỉ 5 phút sau có người dân lưu thông qua đường báo cho tổ Y4 có vụ tai nạn chết người, lập tức chúng tôi cho người lên kiểm tra tại hiện trường. Khi phát hiện vụ tai nạn, Tổ Y4 đã dừng xe ô tô Mercedes, đồng thời tiến hành kiểm tra nồng độ cồn với tài xế”.

Sau đó, Tổ Y4 đã báo cho Công an phường Lê Đại Hành cùng Công an quận Hai Bà Trưng ra hiện trường phối hợp giải quyết theo thẩm quyền.

Cũng theo cơ quan chức năng, bước đầu tài xế Hiếu khai nhận trong tối ngày 30/4 đã đi dự họp lớp trên một quán bia thuộc phố Thợ Nhuộm. Sau đó tài xế Hiếu đưa một số người bạn về. Thời điểm xảy ra tai nạn, Hiếu ngồi trên xe một mình. Kết quả kiểm tra cũng như lời khai của tài xế cho thấy, anh ta đã sử dụng bia rượu.

Hà Nội chính thức thay đổi giá gần 2.000 dịch vụ y tế ​từ ngày 1/5

Nghị quyết 02/2019/NQ-HĐND của HĐND TP Hà Nội quy định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh không thuộc phạm vi thanh toán của Quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập trên địa bàn chính thức có hiệu lực từ hôm nay, 1/5. 

Cụ thể, theo thông tin trên An ninh thủ đô, giá các dịch vụ khám, chữa bệnh không thuộc Quỹ BHYT chi trả, gồm: 10 dịch vụ khám, chữa bệnh, 6 dịch vụ ngày giường, 1.937 giá các dịch vụ kỹ thuật và xét nghiệm áp dụng cho các hạng bệnh viện sẽ được điều chỉnh. 

Tin tức 24h: Lời khai amp;#34;sốcamp;#34; của lái xe Mercedes đâm chết 2 người ở hầm Kim Liên - 2

Giá dịch vụ y tế tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ BHYT và người không có thẻ BHYT. (Ảnh minh họa)

Với trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của BHYT đang được áp dụng giá dịch vụ chỉ tính mức lương cơ sở là 1.150.000 đồng. Từ ngày 1/5, giá dịch vụ y tế áp dụng đối với trường hợp không thuộc phạm vi thanh toán của BHYT được điều chỉnh tăng mức lương cơ sở vào giá, từ 1.150.000 đồng lên 1.390.000 đồng.

Báo Gia đình& Xã hội thông tin thêm, trong số gần 2.000 dịch vụ y tế được điều chỉnh giá lần này ở Hà Nội, có một số dịch vụ điều chỉnh giảm, phần lớn được điều chỉnh tăng.

Ví dụ: Giá giường điều trị/ngày hồi sức tích cực của Bệnh viện hạng I (như Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Thanh Nhàn, Đức Giang...), theo giá cũ là 632.000 đồng, thì theo giá mới từ 1/5/2019, con số này là 678.000; Tương tự, ngày giường hồi sức cấp cứu giá cũ là 336.000, giá mới là 411.000 đồng...

Theo ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, hiện Hà Nội có 86,7% dân số trên địa bàn tham gia BHYT (gồm các đối tượng người già, trẻ em dưới 6 tuổi, người nghèo và cận nghèo, chính sách xã hội…), số chưa tham gia là 13,3% thuộc các đối tượng có mức sống ổn định và thuộc nhóm tham gia BHYT tự nguyện.

Do đó, việc thực hiện mức tối đa khung giá dịch vụ y tế tạo sự bình đẳng giữa người có thẻ BHYT và người không có thẻ BHYT. Việc điều chỉnh giá sẽ tác động đến ý thức tham gia BHYT của người dân, người dân sẽ thấy lợi ích của BHYT và càng rõ hơn tầm quan trọng, ý nghĩa của việc tham gia BHYT, đảm bảo chủ trương tiến tới BHYT toàn dân, làm Quỹ BHYT bền vững hơn.

Về cơ bản không ảnh hưởng nhiều đến trẻ em dưới 6 tuổi, người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, các đối tượng chính sách xã hội, vì các đối tượng này đã được nhà nước mua, hoặc hỗ trợ mua thẻ BHYT và được BHYT thanh toán phần lớn chi phí khi đi khám chữa bệnh.

Đề xuất công chức chỉ nghỉ trưa 1 giờ

Báo Thanh Niên đăng tải ý kiến của đại biểu Quốc hội Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) về đề xuất của Bộ LĐ-TB-XH giảm thời gian nghỉ trưa của cán bộ công chức cơ quan hành chính nhà nước xuống còn 1 giờ.

Theo đó, ông Cảnh nhận định, trên thế giới cũng như châu Á, hầu hết các nước bắt đầu giờ làm việc ở cơ quan hành chính, khối văn phòng, cơ sở giáo dục từ 8h30 hoặc 9h, thời gian nghỉ trưa là 1 giờ.

Thông tin tổng hợp cũng cho thấy đất nước có thời gian nghỉ trưa kéo dài có năng suất làm việc thấp hơn các nước khác trong cùng khu vực. Trong cùng một đất nước, vùng có thời gian nghỉ trưa dài hơn thì kinh tế cũng kém phát triển hơn vùng còn lại.

"Thực tế ở Việt Nam, hiện nay thời gian bắt đầu làm việc thường là từ 7h hoặc 7h30 đến 17h. Thời gian nghỉ trưa từ 1h30 phút đến 2h. Theo tôi, nếu các nước đã nghiên cứu và áp dụng giờ làm hợp lý thì chúng ta cũng cần nghiên cứu để xem khung giờ làm việc hiện nay đã tối ưu chưa, hay cần thay đổi. 

Tin tức 24h: Lời khai amp;#34;sốcamp;#34; của lái xe Mercedes đâm chết 2 người ở hầm Kim Liên - 3

Việt Nam có thời gian nghỉ trưa dài hơn so với nhiều nước trong khu vực - Ảnh minh hoạ

Qua tính toán các khung giờ để áp dụng cho phù hợp với điều kiện Việt Nam, giờ làm việc sẽ bắt đầu từ 8 giờ 30, kết thúc lúc 17 giờ, thời gian nghỉ trưa là 1 giờ. Riêng doanh nghiệp nhà nước sẽ tự quyết định giờ làm cho phù hợp với từng đơn vị"- ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh nói.

Trước đó, báo VnExpress đăng tải ý kiến độc giả nêu quan điểm đề nghị về việc nên giảm thời gian nghỉ trưa để học và làm lúc 8h như người Thái.

Độc giả này đang sống ở Thái Lan, nhận thấy giờ học và làm việc của người lớn và trẻ em ở nước này khá thoải mái. Sáng làm việc từ 8h - 12h, chiều từ 1h đến khoảng 4h30-5h. Trẻ con học lúc 8h.

Độc giả cho biết đã tham khảo 55 nước và không thấy ở đâu bắt học lúc 7h15 như Việt Nam.

Cô dâu, chú rể khóc thét trước cảnh tan hoang của hôn trường sau trận mưa lớn
Chẳng còn rạp đám cưới cũng chẳng còn bàn ghế, tất cả mọi thứ đã trở nên bề bộn, tan hoang.
Bảo Anh (t/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h