Tin tức 24h: Tết của những người hơn 10 năm chưa được đón giao thừa cùng gia đình

H.A - Ngày 11/02/2024 19:00 PM (GMT+7)

Tại Đội Cảnh sát PCCCC&CNCH quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), 100% quân số ứng trực tại đơn vị, sẵn sàng đảm bảo cho nhân dân vui xuân đón Tết. Ở đây, các chiến sĩ chưa năm nào được đón giao thừa cùng gia đình kể từ khi vào ngành.

Tết của những người hơn 10 năm chưa được đón giao thừa cùng gia đình

Những ngày Tết cổ truyền, khi cả nước quây quần, vui xuân đón Tết cùng gia đình thì tất cả những chiến sĩ Đội Cảnh sát PCCCC&CNCH quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) lại có mặt tại Đội để ứng trực, đảm bảo an toàn cho mọi nhà vui xuân đón Tết.

Trao đổi với phóng viên, ông Phùng Vũ Thắng - Phó Đội trưởng Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) cho biết: "Những ngày thường, chúng tôi trực theo ca kíp nhưng ngày Tết, theo yêu cầu đặc biệt, chúng tôi sẽ trực theo hình thức "trực chiến".

Toàn cảnh sum vầy của các chiến sĩ Đội Cảnh sát PCCCamp;CNCH quận Hai Bà Trưng. Họ cùng nhau gói bánh chưng trước khi bước vào ca trực xuyên Tết.

Toàn cảnh sum vầy của các chiến sĩ Đội Cảnh sát PCCC&CNCH quận Hai Bà Trưng. Họ cùng nhau gói bánh chưng trước khi bước vào ca trực xuyên Tết.

Theo ông Phùng Vũ Thắng, vì trực theo hình thức trực chiến nên tất cả các chiến sĩ sẽ phải có mặt tại Đội từ ngày 30 Tết để sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống khẩn cấp xảy ra.

Năm nay, tranh thủ thời gian rảnh rỗi chưa ứng trực, tất cả Đội Cảnh sát PCCC&CNCH quận Hai Bà Trưng đã quây quần lại cùng nhau gói bánh chưng đón Tết.

Nhiều cán bộ, chiến sĩ đã ứng trực đón xuân tại đơn vị nhiều năm liền và để hoàn thành nhiệm vụ được giao, mọi người đều coi đơn vị như gia đình thứ 2 của mình.

Ghi nhận của phóng viên, những ngày Tết, dưới "mái nhà" chung của Đội Cảnh sát PCCC&CNCH Công an quận Hai Bà Trưng, bên cạnh những chiếc bánh chưng được gói ghém tỉ mẩn, các chiến sĩ cùng động viên nhau bằng những tiếng cười đùa giòn tan.

Anh Trần Văn Hùng (33 tuổi, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) là cán bộ điển hình đã vào ngành tròn 12 năm. Cũng từng ấy thời gian, anh Hùng chưa năm nào được đón giao thừa ở nhà cùng gia đình, vợ và con.

Anh Trần Văn Hùng (33 tuổi, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) là cán bộ điển hình đã vào ngành tròn 12 năm. Năm nay, anh đón Tết cùng gia đình qua facetime.

Anh Trần Văn Hùng (33 tuổi, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh) là cán bộ điển hình đã vào ngành tròn 12 năm. Năm nay, anh đón Tết cùng gia đình qua "facetime".

Cứ Tết đến Xuân về, anh Hùng không khỏi chạnh lòng khi chứng kiến bạn bè được đón Tết ở nhà dù họ cũng đi làm xa.

Anh Hùng cho biết, những ngày đầu mới tổ chức đám cươi, vợ anh đã khóc nhiều vì vừa xa nhà về làm dâu, lại lại vừa xa chồng. "Sau đó, tôi và bố mẹ cũng động viên nên vợ tôi chia sẻ và thông cảm cho hoàn cảnh đặc thù công việc của tôi", anh Hùng cho hay.

Đến nay, anh Hùng đã có 2 con nhỏ (cháu lớn 4 tuổi, cháu bé mới sinh được 2 tháng).

Theo anh Hùng, gia đình mới có thêm thành viên và gánh nặng đặt lên vai vợ lớn hơn. Những ngày nghỉ Tết, anh càng muốn bên cạnh vợ để cùng chăm sóc miếng ăn giấc ngủ cho các con nhưng vì nhiệm vụ, nên anh Hùng lấy nhiệm vụ làm động lực để vượt qua mọi khó khăn trước mắt.

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, các chiến sĩ đều coi đơn vị như gia đình thứ 2 của mình.

Để hoàn thành nhiệm vụ được giao, các chiến sĩ đều coi đơn vị như gia đình thứ 2 của mình.

Tương tự anh Hùng, anh Nguyễn Văn Loan (ở Sóc Sơn, Hà Nội) cũng vào ngành được hơn 10 năm và cũng từng ấy thời gian, anh Loan đón Tết cùng đồng đội.

Năm nay, lại thêm 1 năm anh Loan không được đón giao thừa cùng gia đình. Bởi vì lịch trực của anh bắt đầu từ 8h sáng ngày 30 đến 8h ngày mồng 2 Tết.

Anh Loan cho biết: "Những ngày đầu vào ngành còn bỡ ngỡ, nhớ nhà, tủi thân khi bạn bè người thân đi chơi Tết hay quây quần bên mâm cơm tất niên nhưng vì nhiệm vụ, vì bình yên của người dân yên tâm đón Tết nên chúng tôi đã cố gắng vượt lên tất cả. Lâu rồi thành quen thôi.

Chúng tôi phải coi đơn vị là gia đình thứ 2 của mình thì mới toàn tâm toàn ý đảm bảo sự an toàn cho người dân yên tâm đón Tết".

Những ngày Tết, dưới mái nhà chung của Đội Cảnh sát PCCC&CNCH quận Hai Bà Trưng, các chiến sĩ được phân công nhiệm vụ, người bóc bánh chưng, người rửa bát, người thì pha ấm trà nóng hổi… Giữa những tiếng cười giòn tan, họ như thêm phần gắn kết, ấm áp.

Trong những ngày Tết cổ truyền, điều mong muốn nhất của lực lượng PCCC&CNCH chính là được "thất nghiệp". Bởi khi không có vụ cháy, vụ nổ nào xảy ra trên địa bàn, đồng nghĩa, mọi nhà đều được đón Tết trọn vẹn.

Lâm Đồng: Một người tử vong vì pháo bi phát nổ trên tay

Ngày 11/2, cơ quan chức năng huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) xác nhận đã xảy ra vụ tai nạn do đốt pháo tại thị trấn Đạ Tẻh khiến 1 người tử vong.

Trước đó, vào đêm giao thừa Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, anh L.Đ.Tr (37 tuổi, ngụ thị trấn Đạ Tẻh, huyện Đạ Tẻh) châm lửa đốt viên pháo bi, một loại pháo nổ bị cấm sử dụng.

Công an tịch thu, tiêu hủy pháo bi tàng trữ, mua bán trái phép ở Lâm Đồng

Công an tịch thu, tiêu hủy pháo bi tàng trữ, mua bán trái phép ở Lâm Đồng

Anh Tr. chưa kịp ném viên pháo ra xa thì pháo phát nổ ngay trên tay khiến anh bị thương nặng: Đứt động mạch chủ, đứt rời 1 ngón tay. Người nhà đưa anh Tr. vào cơ sở y tế cấp cứu nhưng nạn nhân không qua khỏi do mất quá nhiều máu.

Nhận được tin báo, Công an huyện Đạ Tẻh phối hợp với các cơ quan chức năng đã khám nghiệm hiện trường để điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc.

Ngoài vụ tai nạn trên, vào các ngày 29, 30 và mùng 1 Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng xảy ra 6 vụ tai nạn giao thông làm 2 người chết và 7 người bị thương. Trong đó, riêng ngày mùng 1 Tết xảy ra 3 vụ làm 2 người chết và 3 người bị thương.

Mùng 1 Tết, 35 người chết vì tai nạn giao thông

Theo Uỷ ban An toàn giao thông quốc gia, ngày 10/2 (tức mùng 1 Tết), trên cả nước xảy ra 78 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 35 người, bị thương 66 người.Như vậy, trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ Tết, cả nước có 98 người chết và 194 người bị thương vì tai nạn giao thông.

Vụ tai nạn giữa ô tô con và tàu SE xảy ra vào mồng 1 Tết trên địa bàn xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Vụ tai nạn giữa ô tô con và tàu SE xảy ra vào mồng 1 Tết trên địa bàn xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

Trong ngày mùng 1 Tết, CSGT và công an địa phương đã kiểm tra, phát hiện xử lý 7.466 trường hợp vi phạm; phạt tiền 18,7 tỷ đồng; tạm giữ 211 ô tô, 3.661 xe máy và 16 phương tiện khác.

Có 1.588 tài xế bị tước giấy phép lái xe, trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 2.835 trường hợp, tốc độ 1.720 trường hợp, ma túy 12 trường hợp trong ngày đầu năm mới.

Ngoài ra, báo cáo của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia cho thấy đường sắt ghi nhận 1 trường hợp vi phạm; đường thủy phát hiện 2 trường hợp vi phạm.

Trong mùng 1 Tết, tại Hà Nội và TPHCM, đường phố thông thoáng, các phương tiện di chuyển thuận lợi cả trong nội thành và các cửa ngõ vào thành phố.

Ôtô 16 chỗ bị tàu hỏa tông, 8 người nhập viện

Vụ tai nạn giao thông giữa xe ôtô và tàu hỏa xảy ra vào khoảng 14 giờ 30 phút ngày 10-2 (ngày 1 Tết), tại km 72+125 đường sắt Bắc - Nam đoạn qua khu vực Cầu Họ (xã Trung Lương, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam).

Theo thông tin ban đầu, ôtô 16 chỗ mang BKS 29B 173.xx do ông Đào Ngọc T. điều khiển, di chuyển trên đường trục xã hướng Thượng Đồng - Trung Lương ra quốc lộ 21B tại vị trí trên đã va chạm với tàu SE35 di chuyển hướng Hà Nội - TP HCM.

Thời điểm xảy ra tai nạn, trên xe ôtô 16 chỗ chở theo 8 người. Tất cả được đưa đi kiểm tra thương tích tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Nam. Trong đó, có một số người bị thương đã được chuyển lên bệnh viện tuyến trên.

Được biết, vị trí xảy ra tai nạn không có hệ thống đèn cảnh giới tự động, không có barrier gác chắn, có bố trí người cảnh giới. Nguyên nhân được xác định do tài xế xe ôtô 16 chỗ thiếu quan sát khi băng qua đường sắt.

Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tỉnh Hà Nam phối hợp làm rõ.

Lịch sử là môn bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT từ 2025?

Theo Hà Nội mới, kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 là kỳ thi tốt nghiệp đầu tiên của lứa học sinh học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Bộ GD&ĐT đã phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi và xét công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 theo phương án 2+2.

Theo đó, mỗi thí sinh thi 2 môn bắt buộc là ngữ văn và toán; thí sinh tự chọn đăng ký thi 2 môn trong số các môn còn lại được học ở lớp 12 gồm ngoại ngữ, lịch sử, vật lý, hóa học, sinh học, địa lý, giáo dục kinh tế và pháp luật, tin học, công nghệ. Phương án thi này được phê duyệt trên cơ sở nhận được sự đồng thuận cao của xã hội, chuyên gia và bộ, ban, ngành liên quan cũng như kết quả khảo sát, đánh giá tác động tại 63 tỉnh, thành phố của Bộ GD&ĐT.

Thí sinh được lựa chọn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh minh họa

Thí sinh được lựa chọn lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT. Ảnh minh họa

Bộ GD&ĐT thông tin, từ năm 2015 đến nay, môn lịch sử là môn học bắt buộc trong chương trình nhưng thí sinh vẫn được lựa chọn để đăng ký thi trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Với phương án thi tốt nghiệp trung học phổ thông từ năm 2025 đã được phê duyệt, thí sinh có thể đăng ký chọn môn lịch sử là một trong số các môn thi tự chọn trong kỳ thi này.

Theo Bộ GD&ĐT, việc đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp trung học phổ thông được quyết định theo hướng giảm áp lực, đồng thời, phát huy năng lực, sở trường và định hướng nghề nghiệp của thí sinh.

Phương án thi tốt nghiệp THPT từ 2025 gọn nhẹ, giảm áp lực

Theo Bộ, Đảng, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều nghị quyết liên quan về công tác thi và xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Trong đó, đổi mới phương thức thi và công nhận tốt nghiệp THPT theo hướng giảm áp lực và tốn kém cho xã hội mà vẫn bảo đảm độ tin cậy, trung thực, đánh giá đúng năng lực học sinh, làm cơ sở cho việc tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.

Sớm nghiên cứu, công bố phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 bảo đảm gọn nhẹ, hiệu quả, thiết thực, giảm áp lực, giảm chi phí và tạo sự đồng thuận của xã hội.

Phương án thi phải bảo đảm theo đúng chủ trương của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; đáp ứng đúng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018; kế thừa việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2015 đến nay.

Theo đó, để bảo đảm phương án thi được xây dựng đáp ứng các yêu cầu đề ra, bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành quyết định về việc thành lập Ban xây dựng phương án thi.

Gồm các thành phần là nhà quản lý giáo dục cấp bộ và cấp địa phương, chuyên gia từ các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, hiệu trưởng trường THPT và các thành phần khác.

Trong quá trình xây dựng phương án thi, bộ đã tổ chức khảo sát, đánh giá tác động tại 63 tỉnh, thành cũng như xin ý kiến của các cơ quan liên quan và Chính phủ.

Trên cơ sở nhận được sự đồng thuận cao của xã hội, chuyên gia và của các bộ, ban, ngành liên quan, ngày 28/11/2023, bộ đã ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án tổ chức kỳ thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT từ năm 2025.

Phương án thi được ban hành kèm theo quyết định bảo đảm gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội.

Các thí sinh có đủ kết quả đại diện cho các khối ngành khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ, nghệ thuật, ngoại ngữ đồng thời bảo đảm quyền chủ động lựa chọn của học sinh theo đúng mục tiêu chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Lịch sử luôn là môn bắt buộc

Đối với môn lịch sử, bộ cho hay từ năm 2015 cho đến nay, môn lịch sử luôn là môn học bắt buộc nhưng học sinh được lựa chọn trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia.

Thực tế môn học lịch sử và ngoại ngữ là hai môn học bắt buộc có kiểm tra, đánh giá điểm, có thể hiện điểm số vào học bạ, các kết quả này cũng được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp.

Ngoài ra, thí sinh vẫn có thể đăng ký dự môn thi lịch sử và ngoại ngữ theo đúng năng lực, sở trường, định hướng nghề nghiệp của các em, thông tin trên báo Tuổi Trẻ.

4 việc người kinh doanh cần làm đầu năm để vận may khởi phát, gợi ý ngày đẹp để mở hàng, khai trương năm Giáp Thìn
Chọn ngày khai trương, mở cửa hàng buôn bán, làm ăn... đầu năm mới cực kì quan trọng. Đây là những việc người kinh doanh cần làm đầu năm để tài lộc...

Phong thủy năm mới

Theo H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h