Cụ ông 112 tuổi nên duyên với cụ bà 102 từ mối tình đi ở đợ và lời dạy con cháu mỗi dịp Tết trường tồn với thời gian

LÊ PHƯƠNG. - Ngày 11/02/2024 12:08 PM (GMT+7)

Trải qua hơn 100 năm cuộc đời, hai vợ chồng ở Phú Thọ vẫn minh mẫn và luôn răn dạy con cháu đạo lý làm người, với những triết lý sống không bao giờ lạc hậu với thời gian.

Cuộc hôn nhân thế kỷ từ mối tình đi ở đợ

Ngược theo con sông Hồng lên đến cuối vùng đất trung du Phú Thọ, chúng tôi dừng chân tại xã Đan Thượng, huyện Hạ Hòa. Tại đây, khi hỏi về cặp đôi vợ chồng già là cụ Ma Văn Thọ (112 tuổi) và Vũ Thị Tý (102 tuổi) người dân ai cũng chia sẻ với niềm tự hào. Với họ, hai cụ là “cây đại thụ”, là nhân chứng sống của làng, vinh dự nhiều lần được nhận thư chúc Tết và mừng thọ của lãnh đạo các cấp từ trung ương đến địa phương.

Vợ chồng cụ Thọ sinh được tất cả 9 người con: 6 trai, 3 gái. Trước đây hai vợ chồng cụ ở riêng tại ngôi nhà gỗ cũ gần ven sông Hồng. Cách đây vài tháng, sau nhiều lần động viên hai cụ mới đồng ý chuyển lên ở cùng người con trai thứ 3 là ông Mai Thanh Chì (SN 1952) để các con tiện bề chăm sóc.

Ngôi nhà gỗ cũ 5 gian, nơi cụ ông và cụ bà sống bên nhau từ năm tháng khó khăn, cho đến giữa năm 2013

Ngôi nhà gỗ cũ 5 gian, nơi cụ ông và cụ bà sống bên nhau từ năm tháng khó khăn, cho đến giữa năm 2013

Ngôi nhà mới nơi hai cụ mới chuyển lên sinh sống cùng gia đình con trai thứ 3 từ hồi tháng 8/2023, chỉ cách ngôi nhà cũ khoảng 20 mét.

Ngôi nhà mới nơi hai cụ mới chuyển lên sinh sống cùng gia đình con trai thứ 3 từ hồi tháng 8/2023, chỉ cách ngôi nhà cũ khoảng 20 mét.

Theo lời kể của ông Mai Thanh Chì, mẹ ông quê ở Hoài Đức (xưa là tổng Hà Đông), hiện cũng đã tìm được gốc tích và một người con trai của cụ đã về đây sinh sống để giữ gốc quê hương. Còn quê nội, ông Chì cho biết, bố ông mồ côi từ khi còn nhỏ, đến ngày giỗ bố mẹ cũng không nhớ, hàng năm gia đình vẫn là giỗ vọng vào ngày rằm tháng 7. Chỉ biết rằng, sau này khi tìm kiếm hương thân, gốc tích thì có kết nối được một người anh ở Vĩnh Phúc nhưng cũng không rõ đó có phải là quê gốc hay không. Vì thế, gia đình ông lấy nơi đang sinh sống làm quê hương của mình.

Dù không phải người gốc quê đất tổ, nhưng hai vợ chồng cụ Thọ lại rất có duyên và nên duyên ở mảnh đất này. Theo lời kể của ông Chì, xưa bố ông đi làm thuê, ở đợ cho các gia đình giàu có trong làng, ai thuê gì làm nấy, miễn là có đủ cơm ăn. Còn mẹ ông, cũng vì nghèo đói mà cùng anh trai phiêu bạt lên vùng đất trung du này. “Ngày đó, mẹ tôi theo anh trai từ Hà Đông đi ngược theo sông Hồng đóng gạch thuê. Khi đến đất Đan Thượng thì cũng đi ở đợ lấy cơm ăn rồi gặp bố tôi. Hai người quen biết, bén duyên nhau từ đó. Đến nay bố mẹ tôi đã sống với nhau vắt qua 2 thế kỷ, tính năm thì cũng đã trên 80 năm rồi”, ông Chì chia sẻ.

Ông Chì chia sẻ, bố mẹ ông bén duyên nhau khi cùng đi làm thuê, ở đợ kiếm miếng cơm ăn. Đến nay đã về chung một nhà hơn 80 năm.

Ông Chì chia sẻ, bố mẹ ông bén duyên nhau khi cùng đi làm thuê, ở đợ kiếm miếng cơm ăn. Đến nay đã về chung một nhà hơn 80 năm. 

Khi đã lấy nhau, hai vợ chồng cụ Thọ thời gian đầu vẫn đi ở đợ, rồi sau khi giành được chính quyền thì tiếp tục đi làm thuê để kiếm tiền nuôi các con ăn học. Đặc biệt, trong cuộc kháng chiến chống Pháp, cụ ông Mai Văn Thọ còn gánh gạo tiếp tế cho vùng kháng chiến, góp phần làm nên chiến thắng năm 1954.

Lời răn dạy của bố mẹ vẫn còn mới như ngày hôm qua

Nhiều năm ở đợ, làm thuê đến sau năm 1954 vợ chồng cụ Thọ mới được chính quyền chia cho 2 gian nhà để ở. Nhưng do đông con, hai vợ chồng đã bán lại hai gian nhà đó, ra bãi đất đang ở bây giờ dựng túp lều tranh, rau cháo nuôi con.

Ngày đó gia đình tôi đông anh em nên nghèo lắm. Mùa nóng thì ở trần, mùa lạnh thì lót rơm, phủ lá chuối, đắp manh chiếu rách để chống rét. Bố tôi luôn răn dạy chúng tôi rằng, dù nghèo nhưng phải biết đoàn kết, yêu thương lẫn nhau. Dù nghèo nhưng phải đi học, để biết cái chữ chứ đừng mù chữ như bố mẹ. Lời răn dạy ấy vẫn với chúng tôi vẫn nguyên vẹn như ngày hôm qua”, ông Chì tâm sự.

Ở cái tuổi hiếm có, khó tìm nhưng cụ Thọ vẫn khuyên con cháu luôn phải yêu thương, đoàn kết để vượt qua khó khăn.

Ở cái tuổi "hiếm có, khó tìm" nhưng cụ Thọ vẫn khuyên con cháu luôn phải yêu thương, đoàn kết để vượt qua khó khăn. 

Hay như cụ Vũ Thị Tý cũng vậy, khi các con cháu trưởng thành, vào mỗi dịp Tết gia đình họp mặt, cụ Tý luôn răn dạy phải hướng về quê hương, bởi đó là nguồn cội của mỗi con người. “Bố mẹ tôi luôn răn dạy chúng tôi rằng “giấy rách phải giữ lấy lề”, vì thế khi các con lớn lên, bố mẹ tôi đồng ý cho một người con trai về quê Hoài Đức để sinh sống cho đến tận bây giờ, cốt là để giữ lấy gốc quê hương”, ông Chì chia sẻ.

img srchttps://cdn.eva.vn/upload/1-2024/images/2024-02-04/cu-ong-112-tuoi-nen-duyen-voi-cu-ba-102-tu-moi-tinh-di-o-do-va-loi-day-con-chau-moi-dip-tet-truong-t-img_3712-1707047689-847-width780height520.jpg width660 /

Cụ ông 112 tuổi nên duyên với cụ bà 102 từ mối tình đi ở đợ và lời dạy con cháu mỗi dịp Tết trường tồn với thời gian - 6

Những dịp Tết đến, Xuân về con cháu đoàn tụ là hai cụ lại răn dạy các con về bài học "giấy rách phải giữ lấy lề", nhằm giáo dục đạo lý uống nước, nhớ nguồn. 

Để các con được đi học, cụ Thọ và cụ Tý phải làm việc không quản ngày đêm. Hình ảnh người bố đi làm đồng về khi các con còn chưa ngủ dậy mãi in sâu trong tâm trí của ông Mai Thanh Chì và các con của cụ.

Tôi còn nhớ mãi hình ảnh bố tôi mượn ánh trăng để cày cuốc lúc 3 giờ sáng, khi bố tôi làm xong việc về, khi đó người làng mới bắt đầu đi làm. Ngày đó nếu không làm vậy thì lấy gì để nuôi con, cho các con ăn học. Gia đình tôi có 9 anh chị em, ai cũng được bố mẹ cho ăn học đến hết phổ thông. Vì thế, anh em chúng tôi luôn bảo ban nhau cố gắng, phụng dưỡng, báo hiếu bố mẹ với điều kiện tốt nhất”, ông Chì bộc bạch.

Ôụ Ma Văn Thọ xưa là người nổi tiếng có sức khỏe khắp vùng, buổi sáng cụ đi làm về thì mọi người mới bắt đầu ra đồng.

Ôụ Ma Văn Thọ xưa là người nổi tiếng có sức khỏe khắp vùng, buổi sáng cụ đi làm về thì mọi người mới bắt đầu ra đồng. 

Trong mắt ông Chì và các con, cụ Ma Văn Thọ là người thẳng thắn, sống nguyên tắc và nóng tính. Sự thẳng thắn và cách sống nguyên tắc của cụ Thọ dường như đã ngấm vào máu thịt. Một lời cụ nói ra “như đanh, như thép” và không có gì thay đổi được.

Khi bố tôi đã quyết làm gì là làm cho bằng được. Đã nói một là một, hai là hai chứ không thay đổi. Ví dụ như ngày trẻ bố tôi nói không uống rượu là từ đó tôi không thấy bao giờ bố tôi uống nữa. Hay cụ nghiện thuốc lào đến gần 100 năm, nhưng cách đây hơn 1 năm cụ tuyên bố bỏ thuốc lào là cụ bỏ ngay”, ông Chì nói.

Năm nay hơn 70 tuổi nhưng ông Chí vẫn nhớ trận đòn roi của bố hồi thơ bé, coi đó là bài học nhớ đời.

Năm nay hơn 70 tuổi nhưng ông Chí vẫn nhớ trận đòn roi của bố hồi thơ bé, coi đó là bài học nhớ đời. 

Nhớ về những kỷ niệm ngày xưa, ông Chì vẫn không thể quên được lần bị bố dùng roi dạy dỗ, vì nhà nghèo nhưng ông lại mè nheo hay đòi hỏi. “Hôm đó đi học về, nhà ăn cơm trộn khoai, trộn sắn cùng với bát canh chuối dầm nát chẳng có chút mỡ nào. Tôi vùng vằng không ăn và nói bữa cơm chẳng có gì ăn cả, sau đó tôi đã bị bố dạy cho một trận roi nhớ đời. Sau lần đó tôi biết rằng, dù bố mẹ rất thương mình nhưng điều kiện nhà đông con, lo có được hạt cơm ăn đã tốt lắm rồi. Kể từ đó tôi không bao giờ dám đòi hỏi nữa”, ông Chì nói.

Tình yêu chẳng cần khoa trương mà thể hiện qua từng hành động

Về tình yêu với người vợ trăm năm của mình, cụ Thọ ít khi thể hiện qua lời nói nhưng bằng hành động thì luôn có thừa. Khi xưa, cụ Thọ rất thương vợ nên mọi công việc nặng nhọc cụ luôn nhận về mình. Cụ ông tâm niệm và thường nói với các con rằng: "Mẹ và vợ các con đã sinh con đẻ cái, chăm lo đàn con lớn khôn đã là sự hy sinh vô cùng lớn lao rồi. Vì thế phải biết yêu thương, bảo vệ người phụ nữ của đời mình".

Video: Bà Nguyễn Thị Hoa (con dâu hai cụ) chia sẻ về cuộc sống của bố mẹ chồng hàng ngày. 

Không chỉ thời còn trẻ, mà ngay cả khi tuổi đã cao, cụ Thọ vẫn luôn tuyên bố và thực hiện đúng lời nói của mình đó là: “Vợ chồng là phải ở gần nhau”. Vì thế, cụ Thọ không bao giờ đi đâu xa vợ quá dăm ngày. Và bây giờ vẫn vậy, khi con cháu có điều kiện chuyển lên nhà mới xây nhưng cụ ông vẫn mong muốn được ở cùng phòng với cụ bà, không được tách phòng ở riêng.

Bà Nguyễn Thị Hoa (vợ ông Chì), con dâu thứ 3 của hai cụ cũng phải nể phục tình yêu của hai cụ dành cho nhau, cũng như việc các cụ răn dạy và giáo dục con, cháu. “Tôi cảm thấy hạnh phúc, tự hào khi được làm con dâu của hai cụ. Dù trong cuộc sống, cụ ông rất nguyên tắc và nghiêm khắc với con trai nhưng là người rất yêu thương vợ, nên cụ rất thương các nàng dâu”, bà Hoa nói.

Bà Hoa hàng ngày trực tiếp chăm sóc bố mẹ chồng và cho biết, dù bố mẹ khắt khe với con trai nhưng lại rất quý các nàng dâu.

Bà Hoa hàng ngày trực tiếp chăm sóc bố mẹ chồng và cho biết, dù bố mẹ khắt khe với con trai nhưng lại rất quý các nàng dâu. 

Là người trực tiếp chăm sóc hai cụ, bà Hoa khâm phục trí nhớ, sự minh mẫn, cũng như sức khỏe của bố mẹ chồng. “Dù đã 112 tuổi nhưng bố chồng tôi răn dạy con cháu qua những câu thơ ca. Vẫn hát theo những làn điệu chèo khi xem tivi và đặc biệt, cụ vẫn giữ phong thái xưa kia là lấy tiếng hát, sự yêu đời để át đi những khó khăn trong cuộc sống. Đến tuổi này, mỗi khi đi tắm cụ vẫn hát, cụ tâm sự rằng hát như vậy để yêu đời hơn, để át đi cái lạnh giá mùa đông”, bà Hoa chia sẻ.

Vợ chồng ông Chì bộc bạch rằng, giờ đây điều quan trọng nhất với các con, cháu, chắt là hai cụ luôn giữ được phong độ về sức khỏe và trí tuệ, để chứng kiến các thế hệ tiếp nối trong gia đình trưởng thành. Để đáp lại tình cảm yêu thương của hai cụ, hàng năm cứ vào ngày mùng 5 Tết, các con cháu dù ở đâu, làm gì lại cùng nhau lên một chuyến xe về thăm chúc tết cụ ông và cụ bà. Đó chính là liều thuốc tinh thần tốt nhất, món quà lì xì không gì sánh được trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Cụ ông 112 tuổi nên duyên với cụ bà 102 từ mối tình đi ở đợ và lời dạy con cháu mỗi dịp Tết trường tồn với thời gian - 10

Cặp vợ chồng thọ nhất Việt Nam: Cụ ông 112 tuổi sống vui bên cụ bà 102 tuổi, cứ mùng 5 Tết là con cháu về sum vầy
“Cụ ông tên Ma Văn Thọ (112 tuổi), còn cụ bà là Vũ Thị Tý (102 tuổi). Hai cụ sinh được 9 người con: 6 trai, 3 gái. Ông nội mình là con trai thứ hai",...

Tin tức 24h

Theo LÊ PHƯƠNG.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cùng Eva - Tết thăng hoa