Dưới góc nhìn của cô bé tiểu học, chú chó được miêu tả vô cùng hài hước khiến dân mạng phải bật cười.
8 diễn biến
Cười ngất với bài văn tả cún cưng của bé gái tiểu học: Thích ăn kem, có lúc bỏ nhà theo trai
Thế giới sáng tạo và trí tưởng tượng của trẻ thơ chưa bao giờ có giới hạn, đôi khi những suy nghĩ của chúng còn khiến người lớn phải bật cười, thậm chí ngạc nhiên vì quá phong phú. Tuy nhiên, đôi khi sự sáng tạo đi quá xa khiến người lớn cũng phải giật mình ôm bụng cười. Mới đây một cô bé tiểu học đã khiến cộng đồng mạng "dậy sóng" với bài văn miêu tả cún cưng cực "bá đạo".
Nguyên văn bài làm như sau:
"Em thích nhất là con chó. Em thích chó bởi vì chó là loài vật thân thiện với con người. Chó có thể giữ nhà khi chủ đi vắng và có ăn trộm, chó sẽ sủa. Chó của em có bộ lông màu vàng đậm, bốn chân rất dài, cái đuôi ngoe nguẩy chỗ này chỗ kia. Cái đầu thì nhỏ xinh. Chó của em có đặc điểm không ăn xương chuột, xương nhái, xương ếch. Chó thích ăn kem, ăn dưa hấu, khoai lang và kẹo. Chó có bộ lông màu vàng nên cha em gọi nó là Vàng. Chó vàng của em chị hai đi học về là lại ôm chân chị em nhảy, rất ham chơi. Có lúc chó của em bỏ nhà theo trai rồi. Bữa thứ hai chó về mẹ la nhiều. Mẹ la xong chó giận mẹ không thèm nhìn mặt mẹ luôn. Em rất thương chó của em và thương rất nhiều. Chó nhìn vậy thôi nhưng rất đáng yêu. Chị thương Vàng".
Bằng giọng văn hồn nhiên, ngây thơ, em bé đã phác họa con chó cưng 1 cách chân thực, dễ thương như thích ăn kem, thích ăn dưa hấu... Đặc biệt chi tiết "bỏ nhà theo trai" khiến cộng đồng mạng được phen cười lăn.
Xung quanh bài văn tả con chó thú vị này, cư dân mạng đã đưa ra rất nhiều ý kiến khác nhau. Có người cho rằng cô chủ nhỏ này có cái nhìn thật sâu sắc, có người lại buồn cười cho rằng cô bé thật dễ thương khi miêu tả thú cưng của mình một cách chi tiết tới như vậy.
Một số bình luận đáng chú ý:
"Chết cười, em chó Vàng này hư hỏng thật sự, mới bé tí tẹo mà đã biết theo giai để về bị mẹ mắng"; "Quả 'bỏ nhà theo trai' không ngờ được luôn. Đọc tới đây mà đang uống nước tí sặc. Nước đi này hẳn cô giáo chưa nghĩ tới"; "Dễ thương quá, trong mắt trẻ con bao giờ sự vật cũng trở nên sinh động và chân thật"; "Nhớ lúc bé cũng làm bài văn tả con vật mà em yêu thích nhưng lúc nào cũng là: Nhà em có một chú chó... rồi kết là em rất yêu con chó nhà em chứ không sáng tạo như cô bé này".
Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/cuoi-ngat-voi-bai-van-ta-cun-cung-cua-be-gai-tieu-hoc-t... Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/cuoi-ngat-voi-bai-van-ta-cun-cung-cua-be-gai-tieu-hoc-thich-an-kem-co-luc-bo-nha-theo-trai-a528349.html
Hoa hồng tăng giá gấp 5 lần, thị trường Valentine kém sôi động
Theo ghi nhận thị trường, mùa Valentine năm nay rơi đúng thời điểm mưa rét, giá hoa đang trên đà tăng mạnh. Do đó, thị trường không nằm ngoài sự ảnh hưởng của diễn biến này.
Đặc biệt, dịp này, các loại hoa được ưu chuộng đều tăng giá như cúc sắc màu, cẩm tú cầu, hoa phăng, hoa ly, hoa hồng...
Cụ thể, hoa hồng Đà Lạt truyền thống, đến nhiều loại hoa nhập khẩu đã tăng gấp 5-6 lần so với ngày thường và tăng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các giỏ hoa đều được điểm bằng hoa hồng. Có giá từ 500 nghìn đồng/giỏ đến vài triệu đồng
Giá hoa hồng nhập ngoại từ 50-150 nghìn đồng/bông tùy loại. Hoa hồng trong nước nhỏ hơn so với hoa nhập khẩu, nhưng có giá cũng lên tới 12-15 nghìn đồng/bông tùy loại.
Giá các loại hoa ưa thích khác cũng dao động từ 100-200 nghìn đồng/bông, tăng hơn 50% so với năm ngoái.
Chủ cửa hàng hoa trên Phố Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, hiện, mỗi cành hoa hồng được nông dân bán tại vườn cho các thương lái đã tăng bình quân gấp 3 lần so với ngày thường.
Cộng các chi phí và các khâu trung gian, giá lên ngưỡng tăng gấp 5-6 lần. Do đó, giá bán cũng tăng tương ứng.
“Khác với những ngày lễ khác, dịp Valentine thường khách sẽ mua đúng ngày và thường chọn hoa hơn các món quà khác. Vì thế, giá hoa cũng thường cao hơn”, một chủ cửa hàng cho biết.
Cũng theo các cửa hàng, dịp này, khách thường chọn hoa bó, hoặc từng bông rời, hoặc cũng có thể là các giỏ hoa nhưng hoa hồng là tiêu điểm chính. Mỗi giỏ sẽ có giá từ 500 nghìn đồng đến vài triệu, tùy loại.
Ngoài ra, cửa hàng cũng sáng tạo trong cách bó hoa kết hợp cùng với những món quà đi kèm như bánh, socola, mỹ phẩm... trong hộp bìa carton rất đẹp mắt với giá từ 700.000 đồng đến vài triệu đồng tùy theo yêu cầu…
Chị Bình, người trồng hoa ở xã Tây Tựu, huyện Bắc Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, đợt này giá hoa hồng đắt một phần là do lượng hoa trồng được mùa trước Tết nên đã cắt hết.
Phần lớn hoa hồng thời điểm này được chuyển từ Đà Lạt ra. Năm nay, giá hoa hồng ở Đà Lạt tăng cao là do tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều nhà vườn không mở rộng diện tích….
Sức mua giảm, kém sôi động
Các cửa hàng cho biết, sức mua cũng chưa khá hơn so với những dịp lễ khác trong những năm Covid-19 hoành hành.
“Khách hàng giảm mạnh, ít nhất mất tới 20% là tình hình chung của thị trường khi thu nhập người dân giảm”, Chủ cửa hàng Hoa Nắng (Nghĩa Tân, Cầu Giấy) bày tỏ.
Đó cũng là dự báo của công ty chuyển phát nhanh J&T Express, dựa trên kinh nghiệm phục vụ nhu cầu thị trường qua các năm cũng như nắm vững xu hướng thị trường từ đầu năm 2022 đến nay.
Ông Phan Bình, Giám đốc Thương hiệu giao hàng chuyển phát nhanh J&T Express nhấn mạnh, dự báo trên là có cơ sở. Dựa trên tình hình thị trường Valentine trầm lắng vào năm 2021, ở thời điểm đại dịch còn chưa diễn biến phức tạp.
Theo ông Bình, dù vẫn phục vụ nhu cầu không thể thiếu của người dân, song các mặt hàng thiết thực và có giá trị bền vững sẽ được ưa chuộng hơn.
Thực tế, nhu cầu mua sắm quà tặng trực tuyến và vận chuyển thông qua các đơn vị giao hàng chuyển phát nhanh sẽ tăng nhằm bảo đảm an toàn trong thời kỳ bình thường mới.
Tuy nhiên, người mua có xu hướng ưu tiên ngân sách cho các sản phẩm thiết yếu hơn, cũng như tận dụng ưu đãi để đảm bảo cuộc sống đầy đủ mà vẫn tiết kiệm chi phí.
Nhấn mạnh việc giảm thu nhập dẫn đến hành vi này, J&T Express dẫn báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, mức thưởng Tết Dương lịch năm 2022 của tổng số 41.826 doanh nghiệp báo cáo chỉ bằng 58% so với năm 2021.
Tức là, chỉ khoảng 62,7% trong tổng số 42.159 doanh nghiệp báo cáo có kế hoạch thưởng Tết Âm lịch Nhâm Dần, với mức thưởng bằng 97% của năm 2021 và 92,2% của năm 2020.
Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/hoa-hong-tang-gia-gap-5-lan-thi-truong-valentine-kem-soi-do... Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/hoa-hong-tang-gia-gap-5-lan-thi-truong-valentine-kem-soi-dong-d542317.html
Đền Trần đóng cửa đêm 14 tháng giêng, có thể gửi ấn qua đường bưu điện
Theo tục lệ, lễ khai ấn đền Trần diễn ra giữa đêm 14 và mở đầu cho ngày 15 tháng Giêng, tại Khu di tích đền Trần phường Lộc Vượng, TP. Nam Định. Lễ khai ấn những năm không có dịch bệnh Covid-19 đều thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách về dự, đi lễ và xin ấn.
Tuy nhiên, do dịch bệnh Covid-19, năm nay, đêm 14 tháng giêng, đền Trần chỉ tổ chức lễ khai ấn nội bộ dưới sự thực hiện của các cụ cao niên họ nhà Trần. Đền Trần sẽ đóng cửa vào đêm 14 tháng giêng để thực hiện lễ khai ấn nội bộ này.
Sẽ không có bất kỳ đại biểu, nhân dân và du khách thập phương nào tham dự lễ khai ấn năm nay, kể cả lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo TP Nam Định.
Những ngày nghỉ Tết Nhâm Dần 2022, rất đông du khách, người dân về dâng hương ở đền Trần
Ông Nguyễn Đức Bình, Trưởng Ban quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp cho biết, dù không tổ chức Lễ hội khai ấn Đền Trần, nhưng để đáp ứng nhu cầu về tín ngưỡng, tâm linh của người dân, nhà đền vẫn sẽ phát ấn sau ngày 15 tháng Giêng.
Tuy nhiên, việc phát ấn sẽ không được thực hiện rộng rãi ở các khu vực nhà Giải Vũ, Nhà trưng bày và đền Trùng Hoa của Khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp như trước, mà bố trí ra một khu riêng biệt trong khu di tích, bảo đảm an toàn phòng dịch.
Năm ngoái, nhà đền đã bố trí khu vực xếp hàng ở khu vườn rộng vài chục ha nằm cạnh đền Trần để phát ấn cho người dân, khách thập phương có nhu cầu xin ấn đền Trần.
Tất cả những người muốn xin ấn sẽ phải chấp hành các quy định phòng dịch và phải đảm bảo khoảng cách tối thiểu trên 2m khi vào xếp hàng xin ấn với sự hỗ trợ nhắc nhở, theo dõi của lực lượng an ninh.
Ngoài ra, ấn Đền Trần có thể được gửi theo đường bưu điện cho các tổ chức, cá nhân đã đăng ký từ trước qua Ban Quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp.
Như vậy, đây là năm thứ 3 liên tiếp lễ hội khai ấn đền Trần không được tổ chức để phòng, chống dịch Covid-19. Những năm trước, khi không tổ chức lễ khai ấn, lượng người về đền Trần không dồn vào một thời điểm nên không có cảnh tượng xếp hàng, chen chúc, ùn tắc.
Cũng theo Ban quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp, thời gian nghỉ Tết Nhâm Dần 2022, có đông đảo du khách về đền Trần để dâng hương tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân theo phong tục tập quán “uống nước nhớ nguồn” của người Việt. Tuy nhiên, khi hết thời gian nghỉ Tết, lượng du khách đến đền Trần vắng vẻ hơn.
Để bảo đảm an ninh trật tự, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, Ban quản lý khu di tích lịch sử văn hóa đền Trần - chùa Tháp đã tăng cường cán bộ, nhân viên trực; treo thêm các biển hiệu, pano tại các trục đường chính cũng như lối ra vào bên trong nhà đền; bố trí thêm các lọ dung dịch sát khuẩn rửa tay; quét mã QR khai báo y tế… để hỗ trợ người dân, du khách thực hiện đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch bệnh.
Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/khong-to-chuc-le-khai-an-du-khach-xin-an-den-tran-bang-cach... Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/khong-to-chuc-le-khai-an-du-khach-xin-an-den-tran-bang-cach-nao-d542310.html
Đường sắt Nhổn - ga Hà Nội tuyển nhiều nhân sự để vận hành đoạn trên cao
Ngày 14/2, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hà Nội Metro) cho biết, đơn vị này đang tổ chức tuyển dụng tổng số 447 nhân sự làm việc tại các bộ phận trực tiếp phục vụ khai thác vận hành tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội.
Tuyến đường sắt đô thị Hà Nội dự kiến khai thác, vận hành 8,5km trên cao vào cuối năm 2022
Theo đó, nhân sự cần tuyển gồm lãnh đạo và nhân viên cho các phòng, đội: Vận hành (Trung tâm chỉ huy chạy tàu OCC, giám sát điều độ chạy tàu, điều phối lái tàu; điều độ điện, môi trường, lập biểu đồ vận hành, trực ban), Kỹ thuật công nghệ (quản lý thiết bị nhà ga, thiết bị điện, thông tin, tín hiệu, hệ thống bán vé tự động), Giám sát an toàn, Vận hành nhà ga (quản lý vé, thu soát vé, hành chính, kinh doanh dịch vụ); Duy tu sửa chữa công trình, Sửa chữa thiết bị, Depot Nhổn (quản lý chung, kiểm tra kỹ thuật đoàn tàu, bảo trì Depot).
Trong số đó, bộ phận vận hành nhà ga cần nhiều nhân sự nhất với 158 người, Depot Nhổn 92 người, Sửa chữa thiết bị với 81 người, Vận hành 48 người… Điều kiện tuyển dụng là nhân sự trong độ tuổi 20-45, có bằng, chứng chỉ đào tạo phù hợp với yêu cầu vị trí tuyển dụng
“Dự kiến tháng 3/2022 sẽ thi tuyển nhân sự. Những người trúng tuyển sẽ được cử đi đào tạo nghề chuyên môn theo kế hoạch của công ty. Khi tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội vận hành chính thức, người lao động được hưởng các chế độ chính sách của doanh nghiệp nhà nước và thu nhập tùy theo vị trí việc làm, với mức lương từ 6,5-13 triệu đồng/tháng”, Hà Nội Metro cho biết.
Trước đó, năm 2020 Hà Nội Metro tuyển dụng 40 nhân sự để đào tạo nghề lái tàu cho dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, với mức lương 13-15 triệu đồng/tháng, chưa kể ăn trưa và thưởng năng suất. Giữa năm 2021, Hà Nội Metro cũng tuyển hơn 80 người để đào tạo cho vị trí nhân viên an toàn nhà ga, trên tàu cho dự án Nhổn - ga Hà Nội và dự phòng cho tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Dự án đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội có chiều dài 12,5km (gồm 8,5km đi trên cao và 4km đi ngầm) và 10 đoàn tàu. Sau nhiều lần hoãn tiến độ, Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội hiện đặt mục tiêu khai thác, vận hành 8,5km trên cao vào cuối năm 2022. Hiện dự án đang trong thời gian chạy thử các đoàn tàu trên tuyến, lắp đặt thiết bị tại Trung tâm điều hành chạy tàu, hệ thống thẻ vé tự động tại nhà ga.
Theo thiết kế dự án, tổng số cần 624 người để khai thác, vận hành tuyến đường sắt này, trong đó giai đoạn khai thác đoạn trên cao cần 524 người. Trong đó, giai đoạn khai thác đoạn trên cao cần 524 người, khi khai thác toàn tuyến cần 624 người. Trong đó, khoảng 478 người sẽ phải qua đào tạo nghiệp vụ khai thác, vận hành, bảo dưỡng và đáp ứng yêu cầu về năng lực, trình độ chuyên môn.
Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/duong-sat-nhon-ga-ha-noi-tuyen-nhieu-nhan-su-de-van-hanh-do... Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/duong-sat-nhon-ga-ha-noi-tuyen-nhieu-nhan-su-de-van-hanh-doan-tren-cao-d542341.html
Xác định nghi phạm dọa bắn máy bay Vietnam Airlines
Ngày 14-2, nguồn tin cho biết cơ quan chức năng Nhật Bản đã xác định được đối tượng đe doạ bắn hạ máy bay Vietnam Airlines khi qua Vịnh Tokyo trên đường về Việt Nam.
Hành khách trên chuyến bay VN5311 - Ảnh: Diễn đàn hàng không
Cảnh sát Nhật Bản đã báo cho Vietnam Airlines đã xác định một trường hợp nghi phạm và đã mời người đàn ông này lên làm việc.
Hiện nay, cơ quan chức năng Nhật Bản vẫn đang tiếp tục xác minh làm rõ vụ việc và chưa có kết luận chính thức, cũng chưa thông tin đến cơ quan chức năng Việt Nam.
Trước đó, như Báo Người Lao Động đã thông tin, chuyến bay VN5311 sử dụng máy bay B787-868 từ Narita - Nhật Bản về Hà Nội khởi hành lúc 10 giờ 30 ngày 5-1 (giờ địa phương) với 15 thành viên tổ bay cùng 47 hành khách. Đây là chuyến bay thương mại đầu tiên từ Nhật Bản về Việt Nam của Vietnam Airlines, kể từ khi hai nước khôi phục đường bay thường lệ.
Khoảng 11 giờ 10 (giờ địa phương), Chi nhánh Vietnam Airlines tại Nhật Bản nhận được 1 cuộc điện thoại từ 1 đối tượng giọng nam giới tự xưng là người Mỹ, nói tiếng Nhật, với nội dung trao đổi: "Chuyến bay VN5311 tốt nhất là quay lại Narita, nếu không sẽ bị bắn hạ khi bay qua Vịnh Tokyo", "Tôi đang chuẩn bị bắn VN5311 khi bay qua Vịnh Tokyo, tốt nhất nên quay lại".
Thời điểm này, chuyến bay VN5311 đã bay được khoảng 40 phút và chuẩn bị bay qua Vịnh Tokyo. Ngay sau khi nhận cuộc điện thoại đe dọa nêu trên, Chi nhánh Vietnam Airlines tại Nhật Bản đã báo cáo nhanh vụ việc về Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Tổng công ty đã báo cáo vụ việc cho Nhà chức trách Nhật Bản, Cục Hàng không Việt Nam và các cơ quan chức năng của Bộ Công an, đồng thời triệu tập cuộc họp của Ủy ban Khẩn nguy và Tiểu ban chỉ đạo phòng chống khủng bố của Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Sau khi được sự đồng ý của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh - Chủ tịch Ủy ban An ninh hàng không dân dụng quốc gia - và Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ đạo Vietnam Airlines xin phép Nhà chức trách hàng không Nhật Bản chuyển hướng máy bay hạ cánh xuống sân bay Fukuoka, Nhật Bản.
Khi đã xác định chuyến bay an toàn, không có dấu hiệu bất thường, nhà chức trách và Cảnh sát sân bay Fukuoka đã thông báo cho phép chuyến bay VN5311 khởi hành về Hà Nội và chuyến bay sau đó đã hạ cánh an toàn xuống sân bay quốc tế Nội Bài vào lúc 18 giờ 12 phút (giờ Việt Nam) ngày 5-1.
Theo nhà chức trách hàng không, đây là một tình huống chuyến bay bị đe dọa an ninh. Các tình huống đe doạ an ninh hàng không đều được lường trước, nằm trong phương án được xây dựng theo các kịch bản khác nhau. Khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra đều có phương án xử lý.
Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/xac-dinh-nghi-pham-doa-ban-may-bay-vietnam-airlines-20220214... Nguồn: https://nld.com.vn/thoi-su/xac-dinh-nghi-pham-doa-ban-may-bay-vietnam-airlines-2022021412035447.htm
Tông chết người, tài xế xe khách bỏ mặc nạn nhân, chạy trốn vào Nam
Sáng 14/2, lãnh đạo Trạm CSGT Tuy Phước (Phòng CSGT Bình Định) cho biết, đã làm biên bản bàn giao tài xế gây tai nạn chết người vừa được đơn vị này bắt giữ.
Theo vụ việc ban đầu, lúc 14h19' ngày 13/2 điều tra viên Cơ quan CSĐT Công an huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình thông tin có xe khách mang biển kiểm soát 37B-020.23 gây tai nạn làm chết người tại địa bàn huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình đang chạy hướng Nam vào địa bàn tỉnh Bình Định.
Xe khách gây tai nạn chết người bị bắt giữ khi đi qua địa bàn Bình Định. Ảnh: TB
Nhận được thông tin, Tổ tuần tra kiểm soảt Trạm CSGT do ông Trần Chí Dũng - Phó trưởng trạm làm tổ trưởng đang thực hiện nhiệm vụ, đã trực tiếp báo cáo Ban chỉ huy trạm và lãnh đạo phòng xin ý kiến cho triển khai thực hiện nhiệm vụ bắt giữ chiếc xe này.
Đến khoảng 14h44' cùng ngày, phát hiện chiếc xe khách trên đang lưu thông trên quốc lộ 1, CSGT đã tiến hành bắt giữ xe và người điều khiển theo yêu cầu của Cơ quan CSĐT Công an huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Bước đầu, tài xế Nguyễn Hồng Phong (43 tuổi, ngụ Nghệ An) khai nhận toàn bộ hành vi của mình.
Hiện, Phòng CSGT Công an tỉnh Bình Định đã bàn giao Nguyễn Hồng Phong và phương tiện cho Công an huyện Lệ Thủy để di lý về địa phương tiếp tục điều tra xử lý.
Nguồn: https://danviet.vn/tai-xe-xe-khach-gay-tai-nan-chet-nguoi-o-quang-binh-bi-bat-giu-o-bin... Nguồn: https://danviet.vn/tai-xe-xe-khach-gay-tai-nan-chet-nguoi-o-quang-binh-bi-bat-giu-o-binh-dinh-20220214095808576.htm
Rằm tháng Giêng, vào chùa lễ Phật không nên làm những việc sau để năm mới không bị phạm
Ý nghĩa việc đi lễ chùa ngày rằm tháng Giêng
Dân gian có câu "Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng Giêng" để nói về tầm quan trọng của ngày rằm đầu tiên trong năm.
Tháng Giêng là tháng đầu tiên của năm, trong dân gian có câu "tháng Giêng là tháng ăn chơi" - theo tập tục là vì con người làm việc quanh năm mệt mỏi nên muốn được nghỉ ngơi, thư nhàn một chút.
Riêng đối với người theo đạo Phật, Rằm tháng Giêng quan trọng hơn cả, họ thường đi chùa lễ Phật cầu an, xin sức khỏe, bình an, gửi gắm ước nguyện, cầu mong một năm mới tốt lành... Nhưng chùa chiền và các điểm tâm linh là nơi tôn nghiêm, có một số điều không nên phạm ở trong khuôn viên chùa như sau:
Chùa chiền là nơi tôn nghiêm, đi lễ Rằm tháng Giêng người dân chú ý khi vào lễ bái để không bị phạm. Ảnh minh họa.
Những điều không nên phạm trong khuôn viên chùa khi đi lễ Rằm tháng Giêng
Không dâng lễ mặn cúng Phật
Cúng dường, dâng lễ là việc người dân hay làm ở chùa. Lưu ý là hương án nơi Tam bảo (chính điện) chỉ dâng hương, hoa, oản khảo, xôi chè, trái cây... hoặc mâm lễ chay.
Lễ chay dâng Tam Bảo cũng không quá cầu kỳ, không trọng ở mâm cao cỗ đầy. Đồ lễ tùy tâm, tùy vùng miền, nhưng tránh lãng phí, tốn kém.
Không dâng cúng vàng mã, tiền thật lên ban thờ Phật. Giáo lý nhà Phật không ủng hộ chuyện đốt vàng mã gây tốn kém.
Tiền thật thì có thể đặt ở hòm công đức nhà chùa, không đặt ở các ban thờ.
Mặc trang phục phù hợp đi lễ chùa
Dù Rằm tháng Giêng hay bất cứ thời điểm nào đi lễ chùa người dân chú ý:
- Trang phục đi lễ chùa cần phù hợp. Nên mặc trang phục gọn gàng, nếu có áo tràng thì tốt. Nếu không có thì có thể chọn áo cùng tông màu với áo của các phật tử hay mặc đi lễ chùa là phù hợp nhất.
- Chị em phụ nữ tránh mặc quần ngắn, hay váy quá ngắn, các loại áo mỏng, cổ quá trễ... vào chùa. Nếu lỡ mặc rồi thì không nên vào chùa, hoặc có thể dùng đồ chống nắng mặc ngoài. Khi lễ bái thì nên ý tứ hơn.
Ăn nói nhẹ nhàng khi đi lễ chùa Rằm tháng Giêng
- Tới chùa phải ăn nói cần nhẹ nhàng. Không nói chuyện, bình phẩm, nói những lời bất kính đối với Phật Thánh. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp.
- Với nhà sư thì xưng là bạch thầy… và xưng mình là con (ý như là đang thưa chuyện với đức Phật, nếu nhà sư đó hướng đạo thì còn có ý là thầy dạy đạo).
- Khấn vái, quỳ lạy cần phải lên trước và đứng chếch sang một bên (không nên đứng thẳng Tam bảo), cũng không nên đi qua mặt những người đang quỳ lạy khấn vái.
- Không tùy tiện dùng tay chỉ trỏ vào tượng Phật. Không ngồi nói chuyện, hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi, sổ mũi, nhổ bậy… quanh khu vực Phật điện...
Trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, muốn chiêm bái tượng Phật nên đứng từ ngoài để quan sát.
- Không nên chụp ảnh, quay phim tùy tiện trong chùa.
- Tuyệt đối không tự ý dùng, hoặc mang bất kỳ đồ đạc gì của nhà chùa về nhà, hay đặt lên ban thờ nhà mình. Đồ đã cúng rồi không thể cúng lại.
- Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc… vào tam bảo bái Phật.
Năm qua thiên tai dịch bệnh nên nhiều người làm ăn không được suôn sẻ, nhưng đi qua mấy đợt đại dịch mà bạn và người thân vẫn bình yên là rất may mắn rồi.
Năm nay tình hình dịch bệnh vẫn đang phức tạp, người dân đi lễ chùa thì có thể bái Phật rồi về nhà tụng kinh niệm Phật, ưu tiên làm lễ tại gia để tâm an, đảm bảo an toàn, chú ý giãn cách an toàn, không tụ tập đông người.
Rằm tháng Giêng và những ngày sóc, ngày vọng người dân đi chùa lễ Phật cốt thành tâm, hướng thiện để lòng người thanh thản, nhẹ nhõm. Người xưa đã dạy "thứ nhất tu tại gia, thứ nhì tu chợ, thứ ba mới tu chùa".
Nguồn: https://giadinh.net.vn/ram-thang-gieng-vao-chua-le-phat-khong-nen-lam-nhung-viec-sau-de... Nguồn: https://giadinh.net.vn/ram-thang-gieng-vao-chua-le-phat-khong-nen-lam-nhung-viec-sau-de-nam-moi-khong-bi-pham-172220212193516012.htm
Chủ đàn chó 15 con bị tiêu hủy ở Cà Mau bây giờ ra sao?
Cuối tháng 10/2021, vụ việc cả đàn chó của ông Phạm Minh Hùng (49 tuổi) bị tiêu huỷ để đảm bảo phòng dịch COVID-19 ở Cà Mau sau khi di chuyển quãng đường dài từ Bình Dương trở về Cà Mau đã khiến dư luận xôn xao.
Vợ chồng ông Hùng tại chùa Ân Thọ.
Ngay sau đó, không ít người đã lên tiếng bày tỏ bức xúc vì cách làm thiếu nhân văn của địa phương và đồng cảm với ông Hùng khi cả đàn chó đã mất. Bên cạnh đó, không ít mạnh thường quân cũng đã liên hệ, hỗ trợ tiền để giúp đỡ gia đình ông Hùng có thêm kinh tế gây dựng lại đàn chó. Tổng cộng ông Hùng nhận được hơn 120 triệu đồng tiền hỗ trợ.
Mới đây, chia sẻ với báo Dân Trí về cuộc sống hiện tại, ông Hùng cho biết: "Số tiền mạnh thường quân hỗ trợ, tôi không dám tiêu xài phung phí. Tôi để mua chó theo đúng tâm nguyện của các mạnh thường quân. Tổng cộng mua hết bao nhiêu, tôi không nhớ chính xác, nhưng có con tôi mua 2 triệu, có con 3 triệu. Tôi cũng chích ngừa cho cả đàn chó 15 con (13 con mới mua, 1 con được tặng và của gia đình 1 con) và chăm lo cho chúng ăn uống đầy đủ".
Ông Hùng tâm sự, từ tháng 10 đến nay, ông thất nghiệp nên số tiền các mạnh thường quân hỗ trợ cũng đã dùng cạn kiệt. Hiện nay, mỗi ngày ông vẫn phải đi bắt cá ở các kênh, rạch và xin thêm kinh phí từ người thân để đàn chó không bị bỏ đói. Cả ngày, ngoài giờ đi làm, ông ăn cùng chó, ngủ cùng chó, đi đâu cũng đưa chó theo.
Ngoài giờ làm việc, ông Hùng dành trọn thời gian để chăm sóc đàn thú cưng của mình (Ảnh NVCC). Nguồn: Báo Dân trí
Sau kỳ nghỉ Tết, ngày 12/2, hai vợ chồng ông Hùng lại tiếp tục trở lại huyện Đức Hòa (Long An) để đi làm phụ hồ. Trong hành trình đi từ Cà Mau đến Long An, ông Minh Hùng (50 tuổi) đã ghé thăm chú chó Tudi tại chùa Ân Thọ. Tudi là chú chó cuối cùng còn sống sót trong vụ tiêu hủy bầy chó tại Cà Mau gây xôn xao dư luận vào năm 2021.
Bầy chó mới của vợ chồng ông Hùng
Trước đó, ông Hùng từng gửi tặng chú chó này cho một tình nguyện viên trước khi về khu cách ly huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau). Sau đó, Tudi được đưa đến chăm sóc, nuôi dưỡng tại chùa Ân Thọ (TP. Tân An, tỉnh Long An).
Theo ông Hùng, vì Tudi được cho đi khi còn quá nhỏ nên đã không nhớ ra ông là ai. Trong cuộc gặp gỡ đặc biệt này, ông đã được ôm, được nựng nịu, ẵm bồng và cho Tudi ăn xúc xích. "Gặp Tudi, bé chó cuối cùng còn sống, tôi vừa mừng, vừa buồn vì nhớ đàn chó cũ. Tôi nhớ chúng đến muốn khóc…", ông Hùng chia sẻ. Được biết, trong thời gian ông Hùng ở Cà Mau, phía chùa Ân Thọ vẫn gọi điện thoại để trao đổi thường xuyên với ông.
Vào tháng 10/2021, vợ chồng ông Hùng đã chở đàn chó gồm 15 chú chó con từ Long An về Cà Mau sinh sống. Hành trình đó, ông đã vượt qua mưa nắng, gió bụi để đưa "các con" về an toàn. Tuy nhiên, vì một vài lí do, khi về đến khu cách ly huyện Trần Văn Thời, đàn chó của ông Hùng đã bị mang đi tiêu hủy.
Câu chuyện trên đã gây rúng động dư luận. Bởi trước đó, nhiều người đã bày tỏ sự yêu mến, cảm kích trước tình cảm mà vợ chồng ông Hùng dành cho đàn chó của mình. Ở mỗi trạm dừng, ông Hùng đều cho "các con" xuống đi loanh quanh, tìm cơm cho chúng ăn. Cuộc sống phụ hồ đầy vất vả nhưng cả ông và vợ đều chắt chiu, lo lắng cho bầy chó đủ đầy nhất.
Nguồn: https://giadinh.net.vn/chu-dan-cho-15-con-bi-tieu-huy-o-ca-mau-bay-gio-ra-sao-172220214... Nguồn: https://giadinh.net.vn/chu-dan-cho-15-con-bi-tieu-huy-o-ca-mau-bay-gio-ra-sao-172220214093022248.htm