COVID-19: Hơn 1.400 bé tiểu học dương tính, phụ huynh đổ xô đi mua que test, viên xông cho con

H.A - Ngày 14/02/2022 12:14 PM (GMT+7)

Sau khi Hải Phòng ghi nhận gần 10.000 trường hợp mắc COVID-19 là giáo viên và học sinh, nhiều người đã không khỏi lo lắng và đổ xô đi mua thiết bị y tế.

9 diễn biến

Số học sinh mắc COVID-19 tăng cao, phụ huynh đổ xô đi mua que test, viên xông cho con

VietNamNet dẫn thông tin từ Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết toàn ngành giáo dục hiện có 9.649 học sinh và giáo viên mắc COVID-19. Trong đó, có 9.004 trường hợp là học sinh và 645 trường hợp là giáo viên. Có 1.524 trường hợp chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19, đa số là học sinh mầm non và tiểu học.

Sáng 13/2, Sở GD&ĐT Hải Phòng cho biết trong ngày 12/2, 21 giáo viên và 157 học sinh mắc COVID-19 trên địa bàn đã được chữa khỏi bệnh. Ngành giáo dục thành phố không có ca F0 nhập viện chuyển biến xấu.

Bộ trưởng GDĐT cùng lãnh đạo Hải Phòng thăm hỏi, trò chuyện với học sinh F0, F1 học trực tuyến tại nhà thuộc trường Tiểu học Minh Tân, ngày 9/2. Ảnh: Tri Thức Trực Tuyến.

Bộ trưởng GD&ĐT cùng lãnh đạo Hải Phòng thăm hỏi, trò chuyện với học sinh F0, F1 học trực tuyến tại nhà thuộc trường Tiểu học Minh Tân, ngày 9/2. Ảnh: Tri Thức Trực Tuyến.

Trước việc số F0 tăng nhanh, Sở GD&ĐT Hải Phòng vừa có văn bản đề nghị quận, huyện phối hợp chỉ đạo cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý, thống nhất tổ chức dạy học trực tiếp tại địa phương, tạo thuận lợi cho phụ huynh trong việc đưa đón, chăm sóc học sinh.

Sở GD&ĐT Hải Phòng lưu ý, các cơ sở giáo dục cần triển khai nội dung, biện pháp phòng, chống dịch và xử lý tình huống phát sinh kịp thời, hiệu quả theo phương án, kịch bản đã được UBND thành phố phê duyệt và chỉ đạo.

Ngoài ra, tổ chức tuyên truyền, tập huấn, diễn tập cho giáo viên, học sinh, phụ huynh để tạo sự đồng thuận trong việc cho trẻ mầm non và học sinh đến trường đảm bảo an toàn.

Cơ sở giáo dục phối hợp chặt chẽ với phụ huynh để quản lý học sinh học tập ở nhà, ở trường, và việc đi lại hàng ngày từ nhà đến trường và từ trường về nhà. Thêm vào đó, cần theo dõi, quản lý sức khỏe của học sinh để phòng ngừa, phát hiện sớm trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nhằm xử lý, ngăn chặn kịp thời.

Trường hợp học sinh có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 (qua xét nghiệm nhanh, không nhất thiết xét nghiệm bằng phương pháp PCR) được nghỉ học và thực hiện điều trị theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Các nhà trường có trách nhiệm tổ chức cho học sinh học bằng hình thức trực tuyến, bổ trợ... đảm bảo cho học sinh được tiếp cận kiến thức cơ bản, cốt lõi. Các học sinh còn lại của lớp đi học bình thường, thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch COVID-19.

Trước ngày cho con tới trường học trực tiếp, nhiều phụ huynh ở Hải Phòng tỏ ra lo ngại. Tiền Phong dẫn lời chị Trang (35 tuổi, trú quận Lê Chân, Hải Phòng) cho biết, con gái lớn học lớp 4, con nhỏ học mẫu giáo. Trước Tết, lớp của con gái chị có F0 nên nhà trường cho các cháu học trực tuyến tại nhà. Dù công việc bận rộn và không có người thân hỗ trợ nhưng chị cố gắng sắp xếp công việc, bám sát các buổi học của con. Sau Tết, chị nhận được thông báo của giáo viên sẽ cho học sinh học trực tiếp trở lại.

Ngày 13/2, hàng loạt cửa hàng bán thuốc, thiết bị y tế tại các tuyến phố: Hai Bà Trưng, Trần Nguyên Hãn (quận Lê Chân), Lãn Ông (quận Hồng Bàng)… TP. Hải Phòng có đông người đến mua que test nhanh, viên xông, thuốc điều trị cảm cúm, ho, sốt.

Một nhân viên tiệm thuốc 303 (phố Hai Bà Trưng, quận Lê Chân) cho biết, sau Tết ngày nào cửa hàng cũng chật khách, đa số mua que test nhanh, thuốc hạ sốt, viên xông… để điều trị tại nhà hoặc dự phòng cho người thân. Nhiều thời điểm, cửa hàng phải bố trí nhân viên đứng trên vỉa hè hỗ trợ khách.

Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/hai-phong-so-hoc-sinh-mac-covid-19-tang-cao-phu-huynh-d...

Hơn 2.800 giáo viên, học sinh Hải Dương mắc COVID-19, toàn tỉnh có 38 ca tử vong

Theo báo cáo từ ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hải Dương, tính đến ngày hôm qua (12/2), trên địa bàn có 2.861 giáo viên và học sinh mắc COVID-19 ở tất cả các cấp học.

Trong đó cấp Tiểu học có số ca mắc nhiều nhất với 1.432 trường hợp, THCS có 678 ca, cấp học Mầm non 388 bệnh nhân, THPT 316 ca và GDNN-GDTX 56 bệnh nhân.

Riêng các trường hợp F1, ngành giáo dục Hải Dương có 24.619 người (giáo viên, học sinh). Trong đó cấp Tiểu học có số F1 nhiều nhất với 12.040 người và GDNN-GDTX có số F1 ít nhất khi ghi nhận 600 người.

Học sinh trường Mầm non thị trấn Ninh Giang được giáo viên test nhanh trước khi trở lại lớp học. Ảnh: Đ.Tùy

Học sinh trường Mầm non thị trấn Ninh Giang được giáo viên test nhanh trước khi trở lại lớp học. Ảnh: Đ.Tùy

Cũng theo ngành GD&ĐT tỉnh Hải Dương, do các cơ sở giáo dục ghi nhận nhiều ca bệnh COVID-19, cho nên đến ngày hôm qua toàn tỉnh có 150 trường học ở các cấp tạm thời cho trẻ dừng đến trường, học trực tuyến. Riêng cấp học Mầm non có 75 trường tạm thời dừng cho trẻ đến trường và 75 trường (Tiểu học, THCS, THPT, GDNN-GDTX) chuyển sang học trực tuyến.

Trong ngày hôm nay (13/2), trên địa bàn Hải Dương tiếp tục ghi nhận số ca mắc kỷ lục nhiều nhất từ trước đến nay với 1.908 trường hợp mắc COVID-19 mới. Trong đó 1.079 ca F1, 477 trường hợp ho sốt cộng đồng, 325 bệnh nhân sàng lọc cộng đồng, 2 ca nhập cảnh và 25 trường hợp về từ các tỉnh khác.

Đáng chú ý, TP. Hải Dương, huyện Kim Thành, thị xã Kinh Môn, huyện Ninh Giang, huyện Thanh Hà và huyện Tứ Kỳ có số ca mắc nhiều nhất trong ngày. Cụ thể: TP. Hải Dương 462 trường hợp, với 6 ổ dịch ở các phường: Phạm Ngũ Lão, Nam Đồng, Bình Hàn, Tân Bình, Cẩm Thượng, Thanh Bình.

Huyện Kim Thành phát sinh thêm 382 ca mắc trong ngày, gồm 12 ổ dịch ở 10 xã, 1 thị trấn, 1 công ty (Kim Anh, Kim Đính, Kim Tân, Tuấn Việt, Thượng Vũ, Kim Xuyên, Kim Liên, Phúc Thành, Cổ Dũng, Ngũ Phúc, thị trấn Phú Thái,  công ty Leo Industries Far Eart VN).

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/hon-2800-giao-vien-hoc-sinh-hai-duong-mac-covid-19-toan-tinh-...

Test nhanh COVID-19 cho học sinh trở lại trường, phát hiện 1.300 trường hợp dương tính

Ngày 14/2, trên 650.000 trẻ em, học sinh các cấp học của trên 900 trường học trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trở lại học trực tiếp tại trường sau thời gian dài học trực tuyến vì dịch bệnh COVID-19.

Lãnh đạo tỉnh và ngành giáo dục Đồng Nai kiểm tra, động viên học sinh trong ngày đầu trở lại trường

Lãnh đạo tỉnh và ngành giáo dục Đồng Nai kiểm tra, động viên học sinh trong ngày đầu trở lại trường

Để chuẩn bị cho học sinh trở lại trường, trước đó các trường mầm non, tiểu học và nhiều trường THCS trên địa bàn tỉnh đã đồng loạt tiến hành xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2 cho trẻ em, học sinh chưa đến tuổi tiêm vắc xin phòng COVID-19 và giáo viên nhằm phát hiện những trường hợp bị nhiễm COVID-19, giảm tối đa nguy cơ lây lan COVID-19 trong lớp học.

Các địa phương đã lấy khoảng 327.000 mẫu test nhanh cho cán bộ, giáo viên, học sinh và ghi nhận khoảng 1.300 trường hợp test nhanh dương tính.

Giám đốc Sở GD-ĐT Trương Thị Kim Huệ cho biết, công tác chuẩn bị đón trẻ em, học sinh trở lại trường trong toàn tỉnh đã được chuẩn bị chu đáo. Sở đã phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế, các địa phương để triển khai kế hoạch test nhanh cho học sinh theo đối tượng đã quy định. Những trường hợp qua test nhanh dương tính với COVID- 19 sẽ được điều trị theo hướng dẫn của cơ sở y tế phường xã, trong thời gian điều trị các em sẽ không phải đến trường học trực tiếp mà sẽ học trực tuyến cho đến khi khỏi bệnh.

Trước khi học sinh chính thức đồng loạt trở lại trường học trực tiếp, toàn tỉnh đã có 350 trường học công lập tổ chức thí điểm cho học sinh trở lại trường học trực tiếp. Trên 230.000 học sinh đã tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho học sinh. Số học sinh đã tiêm 2 mũi là 211,6 ngàn em (tỷ lệ 91,88%). Số giáo viên, cán bộ quản lý đã tiêm 3 mũi là 33.630/46.218 người.

Nguồn: https://tienphong.vn/test-nhanh-covid-19-cho-hoc-tro-lai-truong-phat-hien-1-300-truong-...

Test nhanh phát hiện 2.153 ca mắc Covid-19 mới

Sáng 14-2, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Nghệ An cho biết trong 12 giờ qua (từ 18 giờ ngày 13-2 đến 6 giờ ngày 14-2), tỉnh Nghệ An ghi nhận 1.048 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 332 ca cộng đồng; 716 ca đã được cách ly từ trước (711 ca là F1, 5 ca từ ngoại tỉnh có dịch về).

COVID-19: Hơn 1.400 bé tiểu học dương tính, phụ huynh đổ xô đi mua que test, viên xông cho con - 4

Trước đó, vào chiều 13-2, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An, trong 12 giờ (từ 6 giờ đến 18 giờ ngày 13-2), tỉnh Nghệ An ghi nhận 1.105 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 210 ca cộng đồng; 895 ca đã được cách ly từ trước (885 ca là F1, 10 ca từ ngoại tỉnh có dịch về). Như vậy trong 24 giờ qua, tại Nghệ An ghi nhận 2.153 ca mắc Covid-19 mới, trong đó có 542 ca cộng đồng.

Tại Nghệ An, sau Tết Nguyên đán, dịch Covid-19 bùng phát mạnh, bình quân mỗi ngày địa phương này ghi nhận trên 2.000 ca mắc Covid-19 mới. Đặc biệt là TP Vinh, mỗi ngày có thêm vài trăm ca bệnh mới, trong đó có hàng trăm ca cộng đồng. Ở TP Vinh, hiện chỉ còn xã Hưng Hòa là vùng xanh duy nhất. 

Để hạn chế dịch bệnh bùng phát, TP Vinh đã cho tạm dừng nhiều hoạt động tại nhiều địa phương đặc biệt là các phường thuộc vùng đỏ gồm: Vinh Tân, Hưng Bình, Lê Mao, Trường Thi. Thành phố đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, siết chặt các biện pháp phòng dịch với mục tiêu cao nhất là khống chế các ổ dịch trong thời gian sớm nhất, đồng thời đẩy mạnh chiến dịch tiêm vắc-xin để gia tăng khả năng miễn dịch cộng đồng, sớm ổn định sản xuất, kinh doanh trên địa bàn.

Như vậy, tính từ đầu mùa dịch đến nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 33.279 ca mắc Covid-19, số bệnh nhân điều trị đã khỏi bệnh, ra viện: 15.508 người, bệnh nhân tử vong: 58 người, bệnh nhân hiện đang điều trị: 17.713 người.

Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An khuyến cáo người dân hạn chế tập trung đông người, thực hiện tốt khuyến cáo "5K" và tiêm vắc-xin phòng Covid-19 đầy đủ.

Nguồn: https://nld.com.vn/suc-khoe/test-nhanh-phat-hien-2153-ca-mac-covid-19-moi-2022021409425...

Thêm 32 ca, tỉnh Bình Thuận vượt 29.900 người nhiễm Covid-19

Tối 13/2, tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Thuận cho biết, Tỉnh này ghi nhận 32 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 8 ca tại khu cách ly tập trung, 24 ca cộng đồng.

Các trường hợp nhiễm bệnh theo địa phương gồm: Tp.Phan Thiết 3 ca; các huyện Tánh Linh 5 ca, Phú Quý 5 ca, Tuy Phong 6 ca, Hàm Thuận Bắc 5 ca, Hàm Tân 4 ca, Đức Linh 2 ca, Bắc Bình 2 ca.

Liên quan đến các ca bệnh mới, ngày 13/2, tỉnh Bình Thuận truy vết được 126 F1. Tính từ ngày 27/4/2021 đến 18h ngày 13/2/2022, tỉnh Bình Thuận ghi nhận 29.932 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. 

Trong đó, Tp.Phan Thiết có số ca nhiễm cao với 8.301 trường hợp; thị xã La Gi 2.898 trường hợp; các huyện Tuy Phong 4.172 trường hợp, Hàm Thuận Bắc 3.185 trường hợp, Tánh Linh 2.593 trường hợp, Đức Linh 2.394 trường hợp, Hàm Thuận Nam 2.331 trường hợp, Bắc Bình 2.075 trường hợp, Hàm Tân 1.339 trường hợp, Phú Quý 644 trường hợp.

Toàn tỉnh truy vết 46.169 trường hợp F1 và 27.825 trường hợp F2.

Về công tác xét nghiệm, số mẫu đã thực hiện xét nghiệm là 811 mẫu, trong đó số mẫu xét nghiệm liên quan đến các ca mắc Covid-19 có 24 mẫu, số mẫu xét nghiệm sàng lọc tại cơ sở y tế có 181 mẫu, số mẫu xét nghiệm sàng lọc trong cộng đồng có 606 mẫu.

Số ca mắc Covid-19 được điều trị khỏi và xuất viện là 14 trường hợp. Trong đó, Hàm Thuận Bắc 4 trường hợp, Hàm Thuận Nam 4 trường hợp, Phan Thiết 3 trường hợp, Hàm Tân 2 trường hợp, Phú Quý 1 trường hợp.

Hiện, tổng số ca đã điều trị khỏi và xuất viện là 29.062 trường hợp.

Số ca mắc Covid-19 đang điều trị có diễn tiến nặng là 27 ca, trong đó Tp.Phan Thiết 16 ca, huyện Bắc Bình 2 ca, huyện Đức Linh 2 ca, thị xã La Gi 7 ca.

Số người đã tiêm vắc-xin trên địa bàn toàn tỉnh từ 14h ngày 12/2 đến 14h ngày 13/2 là 1.673 người.

Về công tác cách ly, tỉnh Bình Thuận đang có 135 trường hợp được cách ly. Trong đó, cách ly tại cơ sở y tế có 28 trường hợp, cách ly tại nhà có 107 trường hợp.

Số người từ các địa phương khác về Bình Thuận từ 14h ngày 12/2 đến 14h ngày 13/2 là 127 người, trong đó: Tp.HCM có 57 người, Bình Dương có 12 người, Đồng Nai 21 người, các tỉnh khác 37 người.

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/them-32-ca-tinh-binh-thuan-vuot-29900-nguoi-nhiem-covid-19-a...

Thanh Hóa: Nhiều địa phương triển khai điều trị F0 tại nhà

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 thị xã Nghi Sơn (Thanh Hóa) tính đến ngày 11/2 trên địa bàn thị xã đã có 580 bệnh nhân nhiễm Covid-19 không triệu chứng, thực hiện cách ly, điều trị tại nhà.

Theo đó, số ca nhiễm Covid-19 tăng cao tại thị xã Nghi Sơn đã khiến cho 4 khu điều trị Covid-19 đóng trên địa bàn thị xã quá tải. Do đó, để thích ứng linh hoạt với dịch Covid-19, từ ngày 8/2 vừa qua, thị xã Nghi Sơn đã triển khai điều trị các F0, không triệu chứng tại nhà đối với các gia đình bảo đảm các điều kiện cách ly, điều trị theo quy định.

Để đảm bảo an toàn trong công tác điều trị F0 tại nhà, cơ quan chức năng sẽ đánh giá tình trạng bệnh của bệnh nhân, thẩm định chặt chẽ điều kiện cách ly tại nhà, trong đó, đặc biệt quan tâm công tác thu gom, xử lý rác thải. Đồng thời, các tổ giám sát cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, giám sát và hỗ trợ người bệnh về nhu yếu phẩm để bệnh nhân yên tâm cách ly, điều trị.

Dãy nhà tại Tp.Thanh Hóa bị căng dây do có F0 điều trị tại nhà.

Dãy nhà tại Tp.Thanh Hóa bị căng dây do có F0 điều trị tại nhà.

Ngoài thị xã Nghi Sơn, nhiều địa phương khác trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng đang triển khai thực hiện cách, ly điều trị F0 tại nhà từ sớm và với số lượng bệnh nhân nhiều như Tp.Thanh Hóa, thị xã Bỉm Sơn và huyện Quảng Xương... Đây là các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao, cùng với đó là có các điều kiện cơ sở vật chất phù hợp, đảm bảo cho việc cách ly, điều trị tại nhà.

Theo đó, từ ngày 13/1, Tp.Thanh Hóa là địa phương đầu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa thí điểm triển khai thực hiện điều trị F0 tại nhà, sau khi ghi nhận số ca nhiễm tăng cao. Tính từ ngày 1/1 đến nay, Tp.Thanh Hóa đã ghi nhận 6.315 ca nhiễm Covid-19, trong đó đang thực hiện cách ly tại nhà đối, nơi lưu trú đối với 2.911 trường hợp, gồm cả F1.

Phó Chủ tịch UBND Tp.Thanh Hoá, bà Phạm Thị Việt Nga cho biết, trước khi triển khai điều trị F0 tại nhà, thành phố đã chủ động xây dựng các phương án ứng phó, các loại vật tư, trang thiết bị y tế, xe lưu động đã được chuẩn bị đầy đủ; kiện toàn, bố trí lực lượng, chủ động rà soát các điều kiện để đáp ứng cho F0 điều trị tại nhà, bảo đảm cho các ca bệnh được tiếp cận dịch vụ y tế nhanh nhất, nhất là trong tình huống số ca F0 điều trị tại nhà tăng cao.

Tại thị xã Bỉm Sơn, ông Mai Thế Trị, Phó Chủ tịch UBND Thị xã cho biết, trên địa bàn đã thực hiện triển khai điều trị F0 tại nhà từ ngày 27/1, việc điều trị tương đối thuận lợi khi tới nay đã có 80 bệnh nhân trên tổng số hơn 420 bệnh nhân đang điều trị tại nhà đã khỏi bệnh. Còn lại các ca F0 khác đều có tình trạng sức khỏe tiến triển tốt, chưa có trường hợp phải nhập viện điều trị.

Đối với huyện Quảng Xương, qua trao đổi với Người Đưa Tin, ông Nguyễn Huy Nam cho biết, địa phương đã bắt đầu triển khai từ ngày 27/1. Tới nay, trên địa bàn đã có trên 800 bệnh nhân đang thực hiện cách ly điều trị tại nhà, trong đó có 4 trường hợp chuyện biến nặng. Đồng thời, địa phương tiến hành giám sát, quản lý theo dõi để hỗ trợ kịp thời cho các bệnh nhân đảm bảo an toàn theo quy định về cách ly điều trị tại nhà. 

Trước đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo, từ ngày 27/1/2022, các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm xem xét và quyết định việc thực hiện điều trị bệnh nhân F0 không triệu chứng tại nhà, nơi cư trú, phù hợp với tình hình thực tế và điều kiện của địa phương.

Đối với 11 huyện miền núi (gồm các huyện: Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Bá Thước, Thường Xuân, Lang Chánh, Thạch Thành, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Như Thanh, Như Xuân) trước mắt các xã ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, có đông đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống chưa triển khai điều trị F0 không triệu chứng tại nhà, nơi cư trú.

Đối với một số xã của các huyện ven biển có mật độ dân số đông, điều kiện sinh hoạt còn khó khăn, phải cân nhắc kỹ việc cho phép điều trị bệnh nhân F0 tại nhà, nơi cư trú.

Đồng thời, để tiến hành việc điều trị F0 tại nhà, UBND tỉnh Thanh Hóa cũng đã ban hành phương án trong đó có các hướng dẫn, quy định cụ thể nhằm quản lý, theo dõi và điều trị người nhiễm Covid-19 không triệu chứng tại nhà, nơi cư trú đảm bảo an toàn, thích ứng linh hoạt, phù hợp từng diễn biến dịch.

Cũng theo thống kê từ Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa, sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trên địa bàn Tỉnh này đã ghi nhận trên 5.000 ca nhiễm mới Covid-19. 

Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/thanh-hoa-nhieu-dia-phuong-tien-toi-dieu-tri-f0-tai-nha-a542...

Bộ Y tế nhanh chóng hoàn thiện phác đồ điều trị COVID-19 cho trẻ em

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trong tuần qua, nhiều địa phương thông báo số ca mắc COVID-19 trong trường học gia tăng đáng lo ngại. VTV News đưa tin, theo ngành Y tế, số ca mắc ở nhóm đối tượng là học sinh và trẻ em sẽ tăng lên trong thời gian tới, khi học sinh ở nhiều địa phương đồng loạt đi học trực tiếp trở lại. Vì vậy, việc chủ động xây dựng phác đồ và phân tầng điều trị cho nhóm đối tượng này cũng cần phải được tính toán nhanh chóng. 

Thứ trưởng bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết: "Phải có cuộc tập huấn để nâng cao năng lực từ chẩn đoán đến điều trị ở các bệnh viện ở các tầng khác nhau. Chúng ta không thể kỳ vọng vào một mình Bệnh viện Nhi Trung ương ở khu vực phía Bắc và ba bệnh viện nhi ở khu vực phía Nam được. Vấn đề này phải triển khai hết sức đồng bộ ở tất cả các địa phương".

Tại cuộc họp online diễn ra vào đầu tháng 2 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam giao bộ Y tế chủ trì, phối hợp với bộ GD&ĐT và các cơ quan liên quan xây dựng kịch bản với các tình huống có thể xảy ra khi học sinh đến trường học tập trung trở lại; không để bị động, lúng túng, bất ngờ.

Đồng thời, bộ Y tế khẩn trương hoàn thiện, ban hành văn bản hướng dẫn về chuyên môn và phác đồ điều trị COVID-19 đối với người dưới 18 tuổi, nhất là trẻ em dưới 12 tuổi, theo Pháp Luật TP. HCM.

Theo ngành Y tế, số ca mắc ở nhóm đối tượng là học sinh và trẻ em sẽ tăng lên trong thời gian tới, khi học sinh ở nhiều địa phương đồng loạt đi học trực tiếp trở lại. Ảnh minh họa - Người Lao Động.

Theo ngành Y tế, số ca mắc ở nhóm đối tượng là học sinh và trẻ em sẽ tăng lên trong thời gian tới, khi học sinh ở nhiều địa phương đồng loạt đi học trực tiếp trở lại. Ảnh minh họa - Người Lao Động.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh: "Trẻ em thì không thể giữ khoảng cách suốt một ngày hay một tuần như người lớn được, cho nên chúng ta phải lường được rủi ro khi trẻ em đi học thì số trẻ nhiễm bệnh sẽ tăng. Bộ Y tế sẽ rà soát và sẽ có hướng dẫn điều trị riêng cho trẻ em theo 2 tầng: Tầng thứ nhất là tự chăm sóc và theo dõi tại nhà; thứ hai là hướng dẫn lại phác đồ điều trị khi các cháu phải vào viện".

Bên cạnh đó, bộ Y tế cần chỉ đạo, tổ chức tập huấn ngay cho các bệnh viện trên toàn quốc về công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhi mắc COVID-19, chỉ đạo và hướng dẫn các biện pháp phù hợp để hạn chế tối đa khả năng xảy ra việc khoa nhi trong bệnh viện bị lây nhiễm SARS-CoV-2 hoặc quá tải.

Bộ Y tế chủ động, hướng dẫn các địa phương lên kế hoạch huy động các tình nguyện viên tham gia thực hiện công tác chăm sóc, điều trị bệnh nhân nhi mắc COVID-19 tại các cơ sở y tế trong trường hợp cần thiết; chủ trì, phối hợp với bộ TT&TT, các bộ, cơ quan liên quan và các địa phương tăng cường, đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông để gia đình, phụ huynh và giáo viên chủ động phối hợp, đề cao tinh thần trách nhiệm, tổ chức cho các em học sinh yên tâm đến trường học tập trung trở lại mạnh khỏe, an toàn, hiệu quả.

Liên quan đến tình hình tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục, Công An Nhân Dân Online dẫn lời Thứ trưởng bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh cho biết, ngày 9/2, bộ GD&ĐT tổ chức 6 đoàn kiểm tra do Bộ trưởng, các Thứ trưởng làm trưởng đoàn khảo sát thực tế tình hình mở cửa trường học tại các địa phương, cơ sở giáo dục từ bậc mầm non đến đại học.

Đoàn kiểm tra sẽ cùng đại diện lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố làm việc với Ủy ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; đại diện các sở, ngành liên quan và đại diện các cơ sở giáo dục; trực tiếp kiểm tra tại cơ sở giáo dục, qua đó nắm bắt tình hình thực tế, những khó khăn, vướng mắc để kịp thời đưa ra các giải pháp tháo gỡ. Mục tiêu là nhanh chóng mở cửa trường học an toàn ở tất cả các địa phương, bậc học.

Nguồn: https://www.doisongphapluat.com/bo-y-te-nhanh-chong-hoan-thien-phac-do-dieu-tri-covid-1...

Hà Nam có hơn 1.600 công nhân mắc COVID-19, doanh nghiệp linh hoạt phương án chống dịch

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Nam, trong ngày 13/2 trên địa bàn tỉnh ghi nhận 217 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Trong số đó có 172 F0 phát hiện qua sàng lọc y tế; 34 F0 ghi nhận tại khu vực phong tỏa, cách ly tại nhà và 11 F0 ghi nhận tại khu cách ly.

Luỹ kế từ khi xuất hiện ca bệnh BN687.470 ở thôn Lê Lợi, xã Phù vân, TP. Phủ Lý vào chiều 19/9/2021 đến tối 13/2/2022, Hà Nam ghi nhận 8.045 ca mắc COVID-19 đã được Bộ Y tế cấp mã.

Trong số đó, có đến 1.090 F0 phát hiện tại các khu công nghiệp và 601 F0 phát hiện tại các công ty, doanh nghiệp ngoài khu công nghiệp.

Các doanh nghiệp ở Hà Nam chủ động thực hiện xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 cho người lao động.

Các doanh nghiệp ở Hà Nam chủ động thực hiện xét nghiệm tầm soát SARS-CoV-2 cho người lao động.

Theo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Nam, đến thời điểm hiện tại, gần 100% doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã đi vào hoạt động bình thường sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Tất cả công nhân lao động trong các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp cũng trở lại làm việc. Hầu hết người lao động cũng đã được tiêm phòng đủ 3 mũi vaccine phòng COVID-19.

Tuy nhiên, tại thời điểm này, dịch bệnh COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp, số công nhân lao động trong các doanh nghiệp dương tính với SARS-CoV-2 vẫn tăng. Khi phát hiện nhiễm bệnh (đa phần ở thể nhẹ, không triệu chứng), công nhân đã chủ động thông báo cho chủ doanh nghiệp và những người liên quan xét nghiệm tầm soát. Người mắc COVID-19 ở tổ sản xuất nào thì xét nghiệm sàng lọc ở tổ sản xuất đó, nếu không phát hiện thêm F0, các F1 tự cách ly ở nhà theo quy định.

Nhờ nắm rõ quy định về phòng, chống dịch của Bộ Y tế, các doanh nghiệp nhanh chóng khoanh vùng hẹp để vừa duy trì sản xuất vừa chống dịch hiệu quả. So với giai đoạn trước, ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp hiện nay không quá phức tạp, không doanh nghiệp nào phải dừng hoạt động trong thời gian dài.

Tại các doanh nghiệp có nhiều F0 lúc này cũng vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh. Kịch bản cho công tác phòng chống dịch COVID-19 đã linh hoạt hơn các giai đoạn trước. Người lao động hầu hết nắm rõ quy định mới về phòng dịch, chủ động xét nghiệm tại nhà, khai báo trung thực tình trạng bệnh và nguy cơ nhiễm bệnh cho chủ doanh nghiệp. Trong nhận thức của họ, thích ứng an toàn với dịch bệnh COVID-19 là điều bình thường khi bản thân đã được tiêm phòng và luôn tuân thủ những quy định về phòng dịch một cách tốt nhất.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/ha-nam-co-hon-1600-cong-nhan-mac-covid-19-doanh-nghiep-linh-h...

Số ca COVID-19 tăng cao, Quảng Trị kêu gọi người dân nâng cao ý thức phòng dịch

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Nhâm Dần, liên tiếp những ngày qua tỉnh Quảng Trị đã ghi nhận hàng trăm ca mắc COVID-19 trong ngày. Từ những con số thống kê cho thấy, số ca mắc trong ngày sau luôn cao hơn ngày trước.

Theo Sở Y tế tỉnh Quảng Trị, từ dịp Tết Nguyên đán cho tới nay, trên địa bàn tỉnh ghi nhận hơn 2000 ca dương tính với SARS-CoV-2. Chỉ riêng trong thời gian từ 8h ngày 11/2 đến 8h ngày 12/2 ghi nhận 466 trường hợp xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2, đây là số ca mắc trong ngày cao nhất từ trước tới nay ở Quảng Trị.

Trao đổi với PV Báo Sức khỏe & Đời sống sáng 13/2, ông Đỗ Văn Hùng - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cho biết, những ngày qua trên địa bàn tỉnh liên tục ghi nhận số ca mắc kỷ lục trong ngày. Trước tình hình đó, ngành y tế đã tập trung xét nghiệm giám sát cộng đồng và giám sát trọng điểm. Cùng với đó, là thực hiện cách ly điều trị F0 tại nhà và tại cơ sở y tế. Cách ly F1 tại nhà, tăng cường tiêm chủng và tăng cường công tác truyền thông về phòng chống dịch đến với người dân.

"Năng lực điều trị F0 tại cơ sở thu dung, điều trị của tỉnh là khoảng 2000 giường bệnh, tuy nhiên hiện nay đang có sự quá tải. Việc điều trị F0 tại nhà đang được thực hiện có hiệu quả nhưng điều đáng lo ngại là tình trạng lây nhiễm chéo cho người trong gia đình, cũng như bệnh nhân chuyển nặng", ông Hùng nói.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân.

Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Trị cũng cho hay, hiện nay nhìn chung tình hình dịch bệnh đang trong tầm kiểm soát nhưng nếu không điều chỉnh thì sẽ diễn biến phức tạp hơn. Biện pháp quan trọng hiện nay để kiểm soát dịch đó là giám sát cũng như hỏa tốc chặn dịch. Tăng tốc xét nghiệm, khuyến cáo người dân không tập trung đông người, khẩu trang, giữ khoảng cách, sát khuẩn tay là biện pháp cần thiết lúc này.

Ông Hùng cũng nêu khó khăn trong việc điều trị bệnh nhân COVID-19 hiện nay là do thuốc điều trị chỉ có qua nguồn tài trợ, chứ chưa được cấp.

Không để các ca lây nhiễm tăng mất kiểm soát

Theo ông Hoàng Nam – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, thời gian sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 tình hình dịch bệnh có xu hướng diễn biến phức tạp, số ca mắc mới gia tăng nhanh và số ca tử vong đang có xu hướng tăng.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị yêu cầu các đơn vị, địa phương chủ động xây dựng các phương án, kịch bản phòng, chống dịch trong tình hình mới, đảm bảo khoa học, linh hoạt, hiệu quả và chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch bệnh có thể xảy ra. Đặc biệt, tuyệt đối không để các ca lây nhiễm tăng mất kiểm soát ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của nhân dân, gây quá tải cho hệ thống y tế, đặc biệt chú ý đến việc kiểm soát các ca có triệu chứng, các ca nặng, không để tỉ lệ tử vong tăng.

"Sở Y tế chỉ đạo triển khai ngay hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khỏe đối với người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà theo hình thức trực tuyến, góp phần giảm tải cho các tuyến y tế. Đồng thời, khuyến khích hệ thống y tế tư nhân trên địa bàn tham gia tư vấn, chăm sóc và điều trị bệnh nhân COVID-19. Tiếp tục cập nhật, sửa đổi, bổ sung các quy trình, quy định trong theo dõi y tế, chăm sóc, điều trị F0 tại nhà, đảm bảo năng lực cách ly, điều trị F0 tại nhà, chỉ chuyển F0 đến cơ sở y tế trên cơ sở đánh giá đúng nguy cơ theo quy định của Bộ Y tế và điều kiện thực tế liên quan đến chăm sóc, điều trị tại nhà", ông Hoàng Nam yêu cầu.

Nguồn: https://suckhoedoisong.vn/so-ca-covid-19-tang-cao-quang-tri-keu-goi-nguoi-dan-nang-cao-...

Học sinh mầm non, tiểu học ở TP.HCM ngày đầu được đến trường sau gần 10 tháng phải tạm dừng
Sau khoảng gần 10 tháng phải tạm dừng đến trường, hôm nay (14/2) trẻ mầm non và học sinh tiểu học tại TP.HCM mới được đến trường học trực tiếp.

Tin tức TP.HCM

H.A (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19