Tin tức 24h: Vì sao hàng không Việt Nam vẫn bay đến châu Âu giữa mùa dịch COVID-19?

Ngày 17/03/2020 19:00 PM (GMT+7)

Việc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) quyết định vẫn vận chuyển hành khách từ Châu Âu về Việt Nam đã làm dấy lên nhiều tranh luận trái chiều trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp hiện nay.

Vì sao hàng không Việt Nam vẫn bay đến châu Âu giữa mùa dịch COVID-19?

Những ngày qua, trong lúc tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, khi châu Âu đang trở thành điểm nóng với hàng loạt ca mắc mới mỗi ngày, một số chuyến bay từ London, Paris về Hà Nội đã có người mắc Covid-19, việc Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) quyết định vẫn vận chuyển hành khách từ Châu Âu về Việt Nam đã làm dấy lên nhiều tranh luận trái chiều. Nhiều người băn khoăn tại sao không dừng hẳn các chuyến bay này để hạn chế tối đa nguồn lây nhiễm từ châu Âu?

Tin tức 24h: Vì sao hàng không Việt Nam vẫn bay đến châu Âu giữa mùa dịch COVID-19? - 1

Chuyến bay từ châu Âu về trong mùa dịch hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn - Quảng Ninh sáng 16-3. Ảnh: CTV

Trao đổi về việc này, đại diện Vietnam Airlines cho biết là hãng hàng không quốc gia, Vietnam Airlines là lực lượng vận tải chủ lực tại Việt Nam, do đó có trách nhiệm quan trọng trong việc đồng hành, phối hợp cùng Chính phủ thực hiện các nhiệm vụ vì lợi ích của Tổ quốc, nhân dân. Trong diễn biến dịch Covid-19 căng thẳng, Vietnam Airlines có sứ mệnh chuyên chở người nước ngoài trở về quê hương, cũng như đưa công dân Việt Nam có nguyện vọng về nước.

Trên cơ sở rà soát yêu cầu, nguyện vọng và làm việc với các cơ quan chức năng, Vietnam Airlines đang duy trì tối thiểu các chuyến bay giữa Việt Nam và các nước châu Âu gồm Anh, Pháp, Đức để phục vụ nhu cầu về nước của công dân Việt Nam, với điều kiện hành khách phải đảm bảo đầy đủ các yêu cầu liên quan đến sức khỏe cũng như xuất, nhập cảnh.

Những chuyến bay đặc biệt này khởi hành từ London (Anh), Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), vận chuyển hành khách đảm bảo đầy đủ điều kiện xuất, nhập cảnh và sức khoẻ trở về Việt Nam. Nhân viên của hãng tiến hành phỏng vấn và đo thân nhiệt bắt buộc để đảm bảo hành khách đủ điều kiện sức khỏe thực hiện chuyến bay về Việt Nam. Hành khách phải đeo khẩu trang, găng tay trong toàn bộ hành trình trên chuyến bay. Hành khách cũng sẽ được chăm sóc, theo dõi sức khỏe liên tục trên chuyến bay và tiến hành cách ly tập trung 14 ngày theo đúng quy định sau khi hạ cánh.

Tin tức 24h: Vì sao hàng không Việt Nam vẫn bay đến châu Âu giữa mùa dịch COVID-19? - 2

Hành khách trên các chuyến bay bắt buộc phải đeo khẩu trang trong suốt thời gian bay

Để hạn chế khả năng lây nhiễm, các dịch vụ trên chuyến bay chỉ được phục vụ tối thiểu với nước uống, đồ ăn khô.

Toàn bộ phi hành đoàn trên các chuyến bay này đều được đo thân nhiệt trước khi lên máy bay, được trang bị đồ y tế đặc chủng ngay từ khi ở Việt Nam, gồm quần áo bảo hộ, găng tay, kính chắn, khẩu trang, khăn y tế tẩm cồn và dung dịch sát khuẩn. Các tiếp viên mặc trang phục bảo hộ phục vụ hành khách trong suốt 12-13 giờ bay. Các máy bay sau khi hạ cánh tại sân bay thích hợp (các sân bay Vân Đồn, Cần Thơ được lựa chọn làm điểm đón hành khách về từ châu Âu) được khử trùng toàn bộ khu vực của phi hành đoàn, khoang hành khách và hầm hàng hóa.

Tin tức 24h: Vì sao hàng không Việt Nam vẫn bay đến châu Âu giữa mùa dịch COVID-19? - 3

Các phi công, tiếp viên mặc trang phục bảo hộ trước khi thực hiện chuyến bay

Vietnam Airlines hiện là hãng hàng không Việt Nam duy nhất khai thác các đường bay giữa Việt Nam và châu Âu, một trong những tuyến đường bay có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, ngoại giao.

Được biết, để ứng phó dịch Covid-19, các Trung tâm Điều hành khai thác (TTĐHKT) dự phòng bên ngoài trụ sở của Vietnam Airlines đã được kích hoạt, sẵn sàng hoạt động. Đây là một trong các kịch bản ứng phó với dịch bệnh Covid-19. Ngoài việc trang bị các dụng cụ y tế để bảo vệ người lao động, bảo vệ nghiêm ngặt TTĐHKT tại trụ trở chính, các TTĐHKT dự phòng bên ngoài trụ sở đã được kích hoạt và luôn sẵn sàng hoạt động 24/7.

Các TTĐHKT dự phòng này có đầy đủ tính năng và nguồn lực để đảm bảo việc điều hành khai thác các chuyến bay, lịch bay, kỹ thuật, dịch vụ... thông suốt, ổn định trong mọi tình huống. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo hãng đã phân công một số Phó Tổng giám đốc làm việc ở trung tâm điều hành phía Nam của Vietnam Airlines tại TP HCM để đảm bảo công tác điều hành nếu dịch bệnh tăng cao.

Tin tức 24h: Vì sao hàng không Việt Nam vẫn bay đến châu Âu giữa mùa dịch COVID-19? - 4

Các cán bộ điều hành khai thác diễn tập hoạt động tại trung tâm dự phòng

Trước đó, Vietnam Airlines đã triển khai các phương án làm việc từ xa, làm việc tại nhà cho lãnh đạo, nhân viên các bộ phận; triển khai hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến, cho phép người lao động trao đổi chuyên môn mọi nơi, mọi lúc mà không cần gặp mặt trực tiếp. Các cuộc họp chuyên môn được diễn ra cùng lúc tại nhiều nơi trong và ngoài trụ sở để hạn chế lây nhiễm chéo. Đồng thời, nhiều biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn sức khỏe cho người lao động làm việc tại trụ sở hãng cũng đã được triển khai như kiểm tra thân nhiệt tại cổng ra vào, yêu cầu 100% người lao động đeo khẩu trang và thường xuyên rửa tay sát trùng trong thời gian làm việc…

(Theo Người Lao Động)

Rùng mình lời khai của gã chủ quán cà phê tra tấn, ép cô gái kích dục cho khách

Ngày 17/3, Công an TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai đã ra lệnh bắt khẩn cấp đối với Lê Thế Diện (26 tuổi, cư trú huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai), chủ quán "Cà phê Quán" có địa chỉ tại phường Long Bình, TP. Biên Hòa về hành vi cố ý gây thương tích.

Diện được xác định là người có hành vi chích điện, đánh đập khiến chị P.T.T.T (24 tuổi, quê Tây Ninh) phải nhập viện cấp cứu.

Tin tức 24h: Vì sao hàng không Việt Nam vẫn bay đến châu Âu giữa mùa dịch COVID-19? - 5

Nạn nhân được điều trị tại bệnh viện với nhiều vết thương trên người.

Nạn nhân T. cho biết, cách đây 6 tháng, chị được một người chạy xe ôm giới thiệu vào làm nhân viên tại quán cà phê của Diện. Theo chị T., ban đầu chủ quán nói làm nhân viên phục vụ bán cà phê, tuy nhiên sau đó ép bị kích dục, bán dâm cho khách. Khi chị T. từ chối, thì vợ chồng chủ quán cùng một số nhân viên khác dùng thanh sắt, mũ bảo hiểm, chích điện...để đánh đập. Đặc biệt, chủ quán còn cho hay đã "mua" chị T. với giá 2 triệu đồng. Vì vậy, khi khách đến muốn mua dâm thì vợ chồng chủ quán sẽ gọi T. đến phục vụ giá 300.000 đồng/lượt. Vợ chồng chủ quán trực tiếp thu và giữ tiền.

Mới đây, T. bị chủ quán đánh đến mức ngất xỉu phải nhập viện cấp cứu.

Các bác sĩ kết luận chị T. bị tràn dịch màng phổi, gãy mõm vai C6, nứt đầu ngoài xương sườn đòn bên trái, gãy xương sườn sáu bên phải, gãy toàn bộ xương sườn bên trái...

Bước đầu, tại cơ quan công an Diện khai, trước đó chị T. xin vào làm nhân viên của quán. Do gặp tình trạng kinh doanh vắng khách nên Diện thống nhất với T. về việc vừa bán cà phê giải khát vừa kích dục cho khách hàng nam giới nếu có nhu cầu. Mỗi lần kích dục cho khách là 150.000 đồng, Diện giữ lại 50.000 đồng.

Khoảng giữa tháng 2/2020, Diện thấy T. không chịu tiếp khách nên đã dùng roi điện tự chế (từ vợt muỗi bằng điện), dây điện dài khoảng 80 cm và tuýp sắt dài khoảng 80 cm đánh vào người nữ tiếp viên.

Mới đây, ngày 7/3, do nghi ngờ T. lấy trộm tiền và không chịu kích dục cho khách nên Diện tiếp tục lấy tuýp sắt đánh vào người nạn nhân. Đến chiều ngày 10/3, Diện yêu cầu T. lên kích dục cho khách, tuy nhiên nữ tiếp viên không đồng ý. Bực tức Diện đã lao vào hành hung T. Đến đêm cùng ngày, T. kêu đau đớn, khó thở và ngất xỉu nên Diện và một nhân viên của quán đã đưa nữ tiếp viên đi cấp cứu.

Thấy xe CSGT, tài xế Mercedes bất ngờ tăng tốc, chuyển hướng rồi lao thẳng xe vào cột điện

Chiều 17/3, một lãnh đạo phòng CSGT Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết đơn vị đang phối hợp với Công an TP.Móng Cái điều tra, làm rõ vụ việc một xe ô tô tự gây tai nạn.

Tin tức 24h: Vì sao hàng không Việt Nam vẫn bay đến châu Âu giữa mùa dịch COVID-19? - 6

Chiếc xe Mercedes tự tông vào cột điện.

Theo vị lãnh đạo này, chiều cùng ngày, tổ công tác thuộc phòng CSGT đang tuần tra trên địa bàn phường Ka Long, TP.Móng Cái thì phát hiện một chiếc xe ô tô Mercedes dạng sedan màu trắng, BKS 14A - 391.50 lưu thông trên đường.

Lúc này, thấy chiếc xe của lực lượng CSGT, tài xế điều khiển xe Mercedes bất ngờ tăng tốc chuyển hướng, lao thẳng vào cột điện ven đường. Tại thời điểm gây tai nạn, trên xe có 3 người gồm 2 nữ, 1 nam.

Phát hiện sự việc, tổ công tác đã dừng xe để bảo vệ hiện trường, phân luồng cho các phương tiện giao thông di chuyển qua khu vực này.

"Vì chiếc xe Mercedes này đã tự tông vào cột điện, gây tai nạn nên chúng tôi đã thông báo cho Công an TP.Móng Cái có mặt tại hiện trường để làm rõ vụ việc", vị lãnh đạo này cho hay.

Covid-19: Nghiên cứu bố trí cán bộ nữ mang bầu làm việc qua mạng

Mới đây, Bộ Nội vụ tổ chức cuộc họp bàn về việc tiếp tục tăng cường các biện pháp phòng, chống, kiểm soát có hiệu quả dịch Covid-19 tại Bộ Nội vụ theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch.

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Nội vụ chủ trì cuộc họp.

Tại cuộc họp đại diện lãnh đạo các đơn vị thuộc, trực Bộ Nội vụ đã trao đổi, bàn về các biện pháp ứng phó hiện nay đang triển khai  tại các đơn vị và đưa ra các giải pháp, kịch bản ứng phó với từng cấp độ lây lan của dịch để phòng, chống dịch Covid-19 tại Bộ Nội vụ.

Tin tức 24h: Vì sao hàng không Việt Nam vẫn bay đến châu Âu giữa mùa dịch COVID-19? - 7

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa - Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 của Bộ Nội vụ phát biểu tại cuộc họp. (ảnh: MOHA)

Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa yêu cầu các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ thực hiện nghiêm túc các văn bản của Bộ Nội vụ về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch Covid-19-19 trước tình hình mới và Thông báo của Bộ Nội vụ về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, không được chủ quan, lơ là và phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.

Đẩy mạnh công tác thông tin, truyền thông để toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hiểu biết đầy đủ và nhận thức sâu sắc về công tác phòng, chống dịch;

Đồng thời, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong chỉ đạo, điều hành nhằm hạn chế tổ chức các cuộc họp, sự kiện đông người.

Đối với công chức, viên chức, người lao động là nữ có con nhỏ cần nghiên cứu bố trí làm việc theo hình thức làm việc qua mạng và giao việc có sản phẩm cụ thể.

Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa cũng yêu cầu các đơn vị trực thuộc Bộ Nội vụ như: Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương, Ban Tôn giáo Chính phủ, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước, Học viện Hành chính quốc gia, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội chủ động triển khai phòng chống dịch Covid-19 19 tại các đơn vị, thành lập Tổ công tác để chỉ đạo  xây dựng kế hoạch, kịch bản để ứng phó tại đơn vị mình và báo cáo Ban Chỉ đạo.

Lãnh đạo Bộ Nội vụ giao Văn phòng Bộ xây dựng kế hoạch cụ thể để chuyển các cuộc họp Bộ sang họp trực tuyến, giao Vụ Kế hoạch - Tài chính bố trí kinh phí ưu tiên đảm bảo cho nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 tại Bộ Nội vụ.

TP.HCM thông báo khẩn liên quan đến bệnh nhân Covid-19 số 61 và chuyến bay EK392
Bệnh nhân số 61 từng tham dự sự kiện tôn giáo đông người ở Malaysia, trong khi chuyến bay EK392 ngày 12/3 vừa qua có chở một hành khách nguy cơ cao...
K.T (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dịch COVID-19