Tin tức 24h: Phát hiện cha và con trai 5 tuổi tử vong trong tư thế treo cổ tại nhà

Khánh Hằng - Ngày 21/10/2021 19:00 PM (GMT+7)

Người dân cùng lực lượng chức năng đã đưa cha con anh R. đi cấp cứu nhưng đều không qua khỏi.

Theo Dân Trí, chiều 21/10, Công an huyện Minh Long phối hợp các đơn vị nghiệp vụ thuộc Công an tỉnh Quảng Ngãi khám nghiệm hiện trường, làm rõ vụ 2 cha con chết trong căn nhà khóa kín. Theo thông tin ban đầu, nạn nhân là anh Đ.V.R. (29 tuổi, ngụ xã Thanh An, huyện Minh Long) và con trai 5 tuổi.

Công an cùng lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường. Ảnh: Dân Trí.

Công an cùng lực lượng chức năng khám nghiệm hiện trường. Ảnh: Dân Trí.

Trước đó, anh Đ.V. R. và vợ là chị Đ.T. T. xảy ra mâu thuẫn nên chị T. về nhà cha mẹ ruột sinh sống. Sau nhiều lần hòa giải, chị T. và anh R. vẫn quyết định sẽ ly hôn.

Ngày 20/10, khi chị T. đang ở nhà cha mẹ ruột thì anh R. bất ngờ cầm dao xông vào nhà rượt đuổi. R. khống chế, ép buộc chị T. không được ly hôn. R. đe dọa nếu chị T. ly hôn sẽ giết chị rồi cùng con tự tử. Quá hoảng sợ, chị T. tìm cách thoát thân rồi trình báo chính quyền địa phương để được hỗ trợ. Đến trưa 21/10, Công an xã Thanh Anh đến nhà anh R. để tìm hiểu, giải quyết sự việc thì thấy cửa nhà đóng kín.

Cùng lúc đó, một người dân địa phương nhìn qua cửa sổ phát hiện anh R. và con trai đã treo cổ nghi tự tử. Ngay lập tức, người dân cùng lực lượng chức năng đưa hai cha con anh R. đi cấp cứu nhưng không qua khỏi. Hiện nguyên nhân vụ việc đang được Công an tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục điều tra, làm rõ.

Trước đó vào ngày hôm qua (20/10), Công an thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hôm nay (20/10) cho biết, đang điều tra, làm rõ vụ việc 2 mẹ con tử vong trong phòng trọ trên địa bàn. Theo đó, khoảng 6h30 ngày 20/10, người dân tại nhà trọ trên địa bàn phát hiện ông N.V.T. (sinh năm 1970) tử vong trong tư thế treo cổ, mẹ ông T. là bà N.T.Đ. (sinh năm 1945) tử vong trong tư thế nằm ngửa trên giường.

Tại hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện trên đầu giường nơi bà T. tử vong có 2 chai thuốc trừ sâu, trong đó 1 chai đã hết, chai còn lại đã mở nắp. Bên dưới chân người con trai có một lá thư tuyệt mệnh do nạn nhân để lại.

Căn phòng trọ nơi xảy ra vụ việc và lá thư tuyệt mệnh để lại. Ảnh: Vietnamnet.

Căn phòng trọ nơi xảy ra vụ việc và lá thư tuyệt mệnh để lại. Ảnh: Vietnamnet.

Trong nội dung bức thư, nạn nhân bày tỏ nỗi tuyệt vọng trước khi quyết định tìm đến cái chết và gửi lời xin lỗi đến vợ con. Đồng thời, chia sẻ nguyên nhân tìm đến cái chết vì đang mắc một căn bệnh nặng dẫn đến trầm cảm, với ý nghĩ nếu sống sẽ là gánh nặng cho người thân, theo Vietnamnet

Nguồn:

https://www.doisongphapluat.com/phat-hien-cha-va-con-trai-5-tuoi-tu-vong-trong-tu-the-treo-co-tai-nha-a516913.html?fbclid=IwAR2mLmMfwvDZkqwl1kOtWFIlq6dgZgTwuriaGZVj8G7TbfByypJexw7mtX0

Bình Định ghi nhận thêm 21 ca Covid-19, trong đó có 9 học sinh

Trưa 21-10, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Định đã thông tin về 21 ca Covid-19 mới trên địa bàn. Trong đó, huyện Phù Cát nhiều nhất với 16 ca, TP Quy Nhơn 4 ca và huyện Tuy Phước 1 ca.

Trường THPT Số 2 Phù Cát, nơi đang có 9 học sinh mắc Covid-19

Trường THPT Số 2 Phù Cát, nơi đang có 9 học sinh mắc Covid-19

Đáng chú ý, trong số 16 ca tại huyện Phù Cát, có 9 ca là các em học sinh đang học lớp 12 của Trường THPT Số 2 Phù Cát. Các ca này đều liên quan đến 1 học sinh cùng trường đang ở tại nhà một người phụ nữ trong xã Cát Minh, được phát hiện mắc Covid-19 vào hôm 19-10.

Liên quan đến ổ dịch tại Trường THPT Số 2 Phù Cát , Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định đã cho trường này tạm dừng hoạt động dạy học để tiến hành khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm. Ngoài ra, UBND huyện Phù Cát cũng tạm thời cho toàn bộ học sinh các trường mẫu giáo, Tiểu học, THCS trên địa bàn 2 xã Cát Minh và Cát Tài nghỉ học cho đến khi có thông báo mới.

Trong một diễn biến khác, ngoài 9 ca Covid-19 là học sinh Trường THPT Số 2 Phù Cát , tại TP Quy Nhơn cũng vừa xuất hiện một số ca Covid-19 mới là học sinh Tiểu học và THCS trên địa bàn. Trước diễn biến phức tạp này, tối 20-10, UBND TP Quy Nhơn đã chỉ đạo khẩn Phòng GD-ĐT tiếp tục cho các trường mầm non nghỉ học cho đến khi có thông báo mới. Riêng các trường Tiểu học, THCS thuộc 4 xã: Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Hội, Nhơn Châu tiếp tục tổ chức hoạt động dạy và học bình thường.

Học sinh các trường Tiểu học và THCS trong nội thành Quy Nhơn phải nghỉ học sau khi xuất hiện một số ca Covid-19 là học sinh

Học sinh các trường Tiểu học và THCS trong nội thành Quy Nhơn phải nghỉ học sau khi xuất hiện một số ca Covid-19 là học sinh

Học sinh các trường Tiểu học, THCS thuộc các phường, xã còn lại ở TP Quy Nhơn tạm nghỉ học từ ngày 21 đến hết ngày 24-10. Các trường tổ chức hoạt động dạy và học trở lại từ ngày 25-10 với hình thức: Đối với học sinh các khối lớp 1, 2 và 3, giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thông qua phụ huynh hướng dẫn học sinh học tập, ôn tập và gửi bài tập qua Zalo của từng lớp. Đối với học sinh các khối lớp 4, 5 và các khối lớp 6, 7, 8, 9, tổ chức dạy học bằng hình thức trực tuyến.

Tính từ ngày 28-6 đến nay, Bình Định đã ghi nhận 1.537 ca Covid-19. Trong đó, có 1.339 ca đã khỏi bệnh, 17 ca tử vong và 181 ca đang điều trị tại các cơ sở y tế trong tỉnh.

Nguồn:

https://nld.com.vn/thoi-su/binh-dinh-ghi-nhan-them-21-ca-covid-19-trong-do-co-9-hoc-sinh-20211021143817289.htm

Khởi tố Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai Nguyễn Quang Tuấn

Ngày 21-10, theo nguồn tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Quang Tuấn (SN 1967, hiện là Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; nguyên là giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội) để điều tra về hành vi "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Ông Nguyễn Quang Tuấn trong một lần trả lời phỏng vấn tại Quốc hội

Ông Nguyễn Quang Tuấn trong một lần trả lời phỏng vấn tại Quốc hội

Cùng ngày 21-10, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03), cũng đã thực hiện lệnh khám xét và lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Tuấn.

Được biết, ông Nguyễn Quang Tuấn bị khởi tố do liên quan đến sai phạm khi đang công tác tại Bệnh viện Tim Hà Nội. 

Trước đó, ngày 13-5, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03 - trực thuộc Bộ Công an) ra quyết định khởi tố vụ án "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội và một số đơn vị liên quan.

Cùng tội danh nêu trên, C03 còn khởi tố bị can, khám xét và bắt tạm giam 7 người gồm: Hoàng Thị Ngọc Hưởng (SN 1961, nguyên phó giám đốc, phó chủ tịch hội đồng mua sắm, tổ trưởng tổ thẩm định đấu thầu Bệnh viện Tim Hà Nội); Nguyễn Thị Dung Hạnh (SN 1969, nguyên kế toán trưởng, ủy viên hội đồng mua sắm, thành viên tổ thẩm định đấu thầu Bệnh viện Tim Hà Nội); Đoàn Trọng Bình (SN 1960, nguyên phó trưởng phòng phụ trách phòng vật tư, ủy viên hội đồng mua sắm, thành viên tổ thẩm định Bệnh viện Tim Hà Nội); Nghiêm Tuấn Linh (SN 1980, nguyên phó trưởng phòng vật tư, thành viên tổ chuyên gia đấu thầu Bệnh viện Tim Hà Nội); Trần Phú Hưng (SN 1976, chủ tịch hội đồng quản trị, phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư và Định giá AIC - Việt Nam); Nguyễn Hồng Dũng, (SN 1982, phó tổng giám đốc kiêm kế toán trưởng, thẩm định viên) và Nguyễn Trung Dũng (SN 1989, tại Hải Dương, chuyên viên thẩm định Công ty CP Đầu tư và Định giá AIC - Việt Nam).

Theo thông tin từ Bộ Công an, việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can các đối tượng nêu trên xuất phát từ kết quả điều tra, xác minh tin báo tố giác về một số hành vi có dấu hiệu tội phạm xảy ra tại Bệnh viện Tim Hà Nội và các đơn vị liên quan trong việc thực hiện đấu thầu mua sắm vật tư, hóa chất, thiết bị y tế phục vụ khám - chữa bệnh.

Kết quả điều tra, xác minh của C03 xác định một số lãnh đạo, cán bộ tại Bệnh viện Tim Hà Nội là ủy viên hội đồng mua sắm, thành viên tổ chuyên gia đấu thầu, thành viên tổ thẩm định đấu thầu và một số cán bộ Công ty CP Đầu tư và Định giá AIC - Việt Nam đã có các hành vi vi phạm hoạt động đấu thầu trong việc mua sắm vật tư, hóa chất, thiết bị y tế tại Bệnh viện Tim Hà Nội. Từ đó, làm tăng chi phí, gây thiệt hại tài sản cho nhà nước và người bệnh, ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của công tác khám, chữa bệnh, gây bức xúc trong dư luận nhân dân.

Tại kỳ bầu cử khoá XV, ông Nguyễn Quang Tuấn là ứng viên thuộc đơn vị bầu cử số 10 của TP Hà Nội. Sau đó, ông Nguyễn Quang Tuấn có đơn xin rút vì sức khỏe và một số nguyên do khác.

Ngày 16-5, Phó Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 687/NQ-HĐBCQG về việc rút tên ông Nguyễn Quang Tuấn ra khỏi danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội Khóa XV tại TP Hà Nội.

Ông Nguyễn Quang Tuấn (là Giáo sự-Tiến sĩ, SN 1967, quê quán xã Cự Khê, huyện Thanh Oai, TP Hà Nội), là Đại biểu Quốc Hội khoá XIV, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai; Ủy viên Ban chấp hành Hội Tim mạch học Việt Nam; Chủ tịch Hội Tim mạch học Hà Nội và Ủy viên Hội đồng chuyên môn bảo vệ sức khỏe cán bộ miền Bắc thuộc Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương.

Ông Nguyễn Quang Tuấn trong thời gian công tác được nhận nhiều bằng khen của các bộ, ngành, trong và ngoài nước.

Nguồn:

https://nld.com.vn/phap-luat/khoi-to-giam-doc-benh-vien-bach-mai-nguyen-quang-tuan-20210412130944039.htm

Bộ GTVT đưa ra quy định mới với hành khách đi máy bay và tàu hỏa từ hôm nay

Sau khi họp với Phó Thủ tướng Lê Văn Thành về vận tải hành khách, tối 20-10, Bộ GTVT đã ban hành quy định tạm thời về việc tiếp tục triển khai các đường bay nội địa và đường sắt trong một tháng tiếp theo (từ ngày 21-10 đến 31-11). Các hướng dẫn mới này đều nới điều kiện đi lại cho hành khách.

Cụ thể về hàng không, hành khách cư trú, lưu trú trước chuyến bay tại địa bàn có dịch ở cấp độ 3 trở lên hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); hoặc hành khách trên chuyến bay xuất phát từ địa bàn có dịch ở cấp độ 3 trở lên hoặc cách ly y tế vùng (phong tỏa); và chuyến bay xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất, Cần Thơ phải có kết quả xét nghiệm âm tính với SAR-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh.

Trường hợp hành khách trên chuyến bay xuất phát từ địa bàn khác phải đáp ứng điều kiện tiêm đủ hai liều vaccine hoặc đã khỏi COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương; có kết quả xét nghiệm âm tính trong vòng 72 giờ trước khi lên máy bay.

Từ hôm nay đường bay Hà Nội - TP.HCM sẽ tăng chuyến. Ảnh: V.LONG

Từ hôm nay đường bay Hà Nội - TP.HCM sẽ tăng chuyến. Ảnh: V.LONG

Hành khách không được tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng, mất vị giác…

Sau khi hoàn thành chuyến bay, hành khách di chuyển về nơi cư trú, lưu trú và hạn chế dừng, tiếp xúc nơi đông người; Chủ động thông báo với chính quyền địa phương nơi cư trú, lưu trú…

Đối với đường sắt, Bộ GTVT đưa ra điều kiện đối với hành khách thông thoáng hơn so với hàng không. Hành khách không cần xét nghiệm nếu đi từ vùng xanh, vàng, cam; chỉ xét nghiệm nếu từ vùng đỏ, vùng phong toả hoặc có yêu cầu điều tra dịch tễ.

Ngoài ra, hành khách cần xét nghiệm y tế khi có một trong các biểu hiện triệu chứng sốt, ho, mệt mỏi, đau họng.

Các quy định này đã nới lỏng điều kiện hơn giai đoạn thí điểm (từ 13-10 đến 20-10) là hành khách từ vùng nguy cơ cao phải xét nghiệm và tiêm đủ liều vaccine, từ vùng nguy cơ thấp cần xét nghiệm.

Khi lên tàu, hành không phải đeo khẩu trang, không đi lại từ toa này sang toa khác và hạn chế đi lại trong toa.

Sau khi xuống tàu, hành khách  thực hiện các quy định tương tự như đi máy bay. Trường hợp có dấu hiệu bất thường về sức khỏe như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác... thì thông báo ngay cho cơ quan y tế để theo dõi và triển khai quy trình xử lý dịch bệnh theo quy định.

Ngay sau khi có kế hoạch trên, ngành đường sắt cho biết sẽ tăng tàu trên tuyến đường sắt Bắc – Nam lên 4 đôi tàu mỗi ngày; tuyến Hà Nội – Hải Phòng chạy tối đa ba đôi tàu mỗi ngày. Riêng tuyến Hà Nội – Vinh và Sài Gòn – Đà Nẵng khai thác một đôi tàu mỗi ngày.

Phía các hãng bay, đại diện Bamboo Airways cho biết giai đoạn một tháng tiếp theo hãng sẽ  hồi phục và tăng tần suất 31 đường bay nội địa, trong đó có 15 đường bay khứ hồi kết nối Hà Nội, 17 đường bay khứ hồi kết nối TP. HCM (bao gồm đường bay TP HCM – Hà Nội). Bên cạnh đó, hãng cũng dự kiến mở lại các chặng bay đi đến Đà Nẵng không qua Hà Nội, TP HCM.

Theo kế hoạch bay được Bộ GTVT phê duyệt, đường bay Hà Nội – TP.HCM, tăng lên không quá 6 chuyến hàng ngày mỗi chiều từ 21-10 đến 14-11; không quá 7 chuyến hàng ngày mỗi chiều từ 15-11 đến 30-11.

Đường bay Hà Nội – Đà Nẵng, TP.HCM – Đà Nẵng tăng lên không quá 6 chuyến hàng ngày mỗi chiều từ 21-10 đến 14-11; không quá 7 chuyến hàng ngày mỗi chiều từ 15-11 đến 30-11.

Các đường bay khác, tăng lên không quá 4 chuyến hàng ngày mỗi chiều, thay vì chỉ khai thác một chuyến khứ hồi như giai đoạn thí điểm.

Nguồn:

https://plo.vn/do-thi/bo-gtvt-dua-ra-quy-dinh-moi-voi-hanh-khach-di-may-bay-va-tau-hoa-tu-hom-nay-1022990.html

Không khí lạnh tràn về, miền Bắc chuyển rét, miền Trung mưa lớn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm nay (21/10), không khí lạnh đã tiến sát đến biên giới phía Bắc nước ta.

Trong 6 giờ qua, khu vực Bắc Bộ đã có mưa, có nơi mưa rất to như: Thượng Lâm (Tuyên Quang) 145mm, Thủy điện Bắc Mê (Hà Giang) 106mm... Dự báo, trong 6 giờ tới, khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa, có nơi mưa to, lượng mưa tích lũy phổ biến từ 10 - 30mm, có nơi trên 80mm.

Trong sáng nay (21/10), không khí lạnh sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến vùng núi phía Bắc và khu Đông Bắc Bộ; sau đó ảnh hưởng đến các nơi khác ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.

Miền Bắc chuyển mưa rét do ảnh hưởng của không khí lạnh. Ảnh minh họa.

Miền Bắc chuyển mưa rét do ảnh hưởng của không khí lạnh. Ảnh minh họa.

Do ảnh hưởng của không khí lạnh nên trong ngày hôm nay (21/10), ở khu vực Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa rào và dông, riêng các tỉnh Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên Quang cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa 30-70mm, có nơi trên 100mm.

Từ chiều tối nay (21/10) đến ngày 22/10, ở khu vực từ Nghệ An đến Quảng Bình có mưa vừa, mưa to với tổng lượng mưa phổ biến 50-150mm/đợt, có nơi trên 150mm/đợt.

Đặc biệt, từ đêm 22/10 đến ngày 26/10, ở khu vực từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi có khả năng xảy ra mưa to đến rất to với lượng mưa phổ biến 150-300mm/đợt, có nơi trên 400mm.

Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh. Nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng cục bộ tại các vùng trũng, thấp, ven sông.

Ở vùng núi phía Bắc trời chuyển rét; các nơi khác ở Bắc Bộ và Thanh Hoá từ đêm nay (21/10), trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 16-19 độ C, vùng núi có nơi dưới 15 độ C.

Gió chuyển hướng đông bắc trong đất liền cấp 3, vùng ven biển cấp 3-4; ở vịnh Bắc Bộ và khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm quần đảo Hoàng Sa) có gió đông bắc mạnh cấp 6, có lúc cấp 7, giật cấp 8, biển động mạnh, sóng biển cao từ 2,0-4,0m.

Khu vực Hà Nội hôm nay (21/10), có lúc có mưa rào và dông. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Từ đêm nay (21/10), trời chuyển rét với nhiệt độ thấp nhất phổ biến 17-19 độ C.

Nguồn:

https://danviet.vn/khong-khi-lanh-tran-ve-mien-bac-chuyen-ret-mien-trung-mua-lon-50202121109512907.htm

Hà Nội lý giải việc thận trọng mở cửa trường, đón học sinh đi học trở lại

Tờ Lao động đưa tin, sáng 21/10, Quốc hội khóa XV thảo luận ở tổ về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Vấn đề từng bước cho học sinh trở lại trường, phục hồi kinh tế được các đại biểu quan tâm, bàn luận.

Tại buổi thảo luận tổ, đại biểu Trần Thị Nhị Hà (Đoàn đại biểu TP.Hà Nội, Giám đốc sở Y tế TP.Hà Nội), cho biết, ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 đã tác động rất lớn đến đời sống kinh tế-xã hội. Nhiều lực lượng công an, quân đội, y tế đã rất vả, chịu nhiều hy sinh trên tuyến đầu. Nhờ mô hình phòng chống dịch thống nhất từ các cơ quan, ban ngành, huy động tất cả các lực lượng y tế từ trung ương đến địa phương hỗ trợ, đến nay Hà Nội đã chủ động kiểm soát tốt dịch bệnh.

Đại biểu Trần Thị Nhị. Ảnh: Lao động

Đại biểu Trần Thị Nhị. Ảnh: Lao động

Bà Hà đánh giá, chiến dịch tiêm chủng, xét nghiệm là điểm sáng của thủ đô trong công tác phòng chống dịch. Trong 5 ngày bộ Y tế cấp cho Hà Nội 3,2 triệu liều vaccine, nhờ sự tin tưởng, đồng thuận của người dân khi tham gia tiêm chủng, Hà Nội đã thực hiện tiêm đạt tiến độ, thần tốc, an toàn.

"Hiên nay thực hiện chủ trương sống thích ứng an toàn, từng bước mở cửa nên kinh tế, người dân ở các tỉnh đã về Hà Nội rất nhiều. Qua tầm soát xét nghiệm, chúng tôi đã phát hiện F0. Đây là áp lực rất lớn với ngành y tế thủ đô, nhưng chúng ta chấp nhận mở cửa và sống chung an toàn với COVID-19.

Để làm được điều này, cần có chiến lược vaccine một cách chủ động cho năm 2022, đặc biệt là vấn đề vaccine cho trẻ em, để chuẩn bị kịch bản khi có một lượng học sinh, sinh viên tới trường trong thời gian tới", đại biểu Hà nhấn mạnh.

Theo tạp chí Người Đưa Tin Pháp Luật, về vấn đề phụ huynh, học sinh Thủ đô rất quan tâm đó là khi nào có thể quay trở lại trường, lãnh đạo sở Y tế Hà Nội cho biết quyết định phụ thuộc vào đánh giá cấp độ dịch, và sẽ có những biện pháp nới lỏng các dịch vụ, hoạt động văn hoá, kinh tế-xã hội.

“Quan trọng nhất đảm bảo sức khoẻ cho người dân, an toàn trong phòng chống dịch vẫn đặt lên trên hết”, Giám đốc sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh.

Với phương án đón học sinh trở lại trường, đại biểu Hà thông tin: "Hà Nội sẽ sớm có phương án. Hiện, sở GD&ĐT Hà Nội đã có phương án rất cụ thể để đảm bảo có việc đưa học sinh tới trường. Tuy nhiên, trong vấn đề đưa học sinh tới trường cũng có phần tổ chức thực hiện để an toàn nhất cho các em học sinh khi trở lại trường học".

Theo đại biểu Hà, phương án này sẽ cân nhắc cả kế hoạch vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em Hà Nội.

“Hà Nội đã có kế hoạch tiêm nhưng cũng phải căn cứ vào chỉ đạo của Bộ Y tế về lứa tuổi, số lượng vaccine nhập về để có biện pháp triển khai. Chúng tôi hy vọng bộ Y tế sớm có kế hoạch thông báo, chỉ định lứa tuổi tiêm chủng để thực hiện. Có thể đặt lứa tuổi ưu tiên từ 12-18 tuổi nhưng trong trường hợp vaccine chưa đủ thì có thể tiêm trước cho lứa tuổi 16-18 tuổi. Chúng tôi đang chờ chỉ đạo của bộ Y tế để triển khai”, đại biểu Hà cho hay.

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đồng tình với ý kiến đề xuất của đại biểu đoàn Hà Nội về việc cần có chiến lược vắc-xin để từng bước mở cửa các hoạt động kinh tế - xã hội. ảnh: Người Đưa Tin Pháp Luật

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đồng tình với ý kiến đề xuất của đại biểu đoàn Hà Nội về việc cần có chiến lược vắc-xin để từng bước mở cửa các hoạt động kinh tế - xã hội. ảnh: Người Đưa Tin Pháp Luật

Cũng nêu quan điểm về vấn đề mở cửa trường học, ĐBQH Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, cho rằng, Hà Nội là nơi có thể đứng trước nguy cơ lây nhiễm COVID-19, lượng người nhập cảnh qua sân bay Nội Bài rất lớn, rồi người từ các nơi đổ về Hà Nội ngày một đông khi thành phố mở cửa một số hoạt động.

Ngoài ra, hiện nay đã gần hết tháng 10 nhưng học sinh vẫn chưa được tiêm vaccine ngừa COVID-19. Gần 3 triệu trẻ nhỏ ở Hà Nội chưa được tiếp cận với vaccine, tỉ lệ giáo viên được tiêm đủ 2 mũi vaccine cũng rất thấp. Vì thế, đây là lý do thành phố thận trọng, cân nhắc có nên cho học sinh trở lại trường vào thời điểm này hay không.

Đại biểu Duyệt cũng đề nghị cần có chiến lược, kế hoạch tổng thể, căn cơ để trên cơ sở thích ứng an toàn, mở cửa nền kinh tế nhưng vẫn phải đặt mục tiêu bảo đảm sức khỏe cho người dân.

Nguồn:

https://www.doisongphapluat.com/ha-noi-ly-giai-viec-than-trong-mo-cua-truong-don-hoc-sinh-di-hoc-tro-lai-a516869.html

Hai mẹ con tử vong tại phòng trọ ở Bà Rịa - Vũng Tàu: Thư tuyệt mệnh ghi gì?

Ngày 21/10, Công An Nhân Dân dẫn thông tin từ Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, các Phòng nghiệp vụ Công an tỉnh đã phối hợp với Công an thị xã Phú Mỹ tiến hành khám nghiệm hiện trường, tử thi điều tra, làm rõ vụ việc hai mẹ con tử vong trong phòng trọ.

Theo đó, danh tính nạn nhân được xác định là anh N.V.T. (SN 1970) và bà N.T.Đ. (SN 1945, cùng trú phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ).

Căn phòng trọ nơi xảy ra vụ việc và lá thư tuyệt mệnh để lại. Ảnh: VietNamnet

Căn phòng trọ nơi xảy ra vụ việc và lá thư tuyệt mệnh để lại. Ảnh: VietNamnet

Thông tin ban đầu, vào khoảng 6h30 ngày 20/10, tại phòng trọ ở khu phố Phước Hưng, phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ, người dân phát hiện bà N.T.Đ. tử vong trong tư thế nằm ngửa trên giường và con trai là N.V.T. cũng tử vong trong tư thế treo cổ.

Tiếp nhận thông tin sự việc, lực lượng chức năng xã Phú Mỹ đã có mặt khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, điều tra vụ việc.

Tại hiện trường, cơ quan chức năng phát hiện trên đầu giường có 2 chai thuốc trừ sâu, trong đó 1 chai đã hết, chai còn lại đã mở nắp. Bên dưới chân anh T. có một lá thư tuyệt mệnh do nạn nhân để lại.

Liên quan đến sự việc, VietNamnet dẫn nội dung lá thư tuyệt mệnh cho hay, nạn nhân bày tỏ nỗi tuyệt vọng trước khi quyết định tìm đến cái chết và gửi lời xin lỗi đến vợ con.

Đồng thời, nạn nhân chia sẻ nguyên nhân tìm đến cái chết vì đang mắc một căn bệnh nặng dẫn đến trầm cảm, với ý nghĩ nếu sống sẽ là gánh nặng cho người thân.

Hiện, lực lượng công an đang tiếp tục điều tra nguyên nhân sự việc.

Nguồn:

https://www.doisongphapluat.com/hai-me-con-tu-vong-tai-phong-tro-o-ba-ria-vung-tau-thu-tuyet-menh-ghi-gi-a516877.html

Giá rau xanh Hà Nội dự báo tiếp tục “phi mã” khi nhiệt độ kéo giảm

Ngày 21/10, ghi nhận của PV Giadinh.net.vn (Báo Sức khỏe & Đời sống tại một số chợ dân sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội, như chợ Chính Kinh (Thanh Xuân), chợ La Cả (Hà Đông), chợ Nam Đồng (Đống Đa)… giá rau xanh tăng mạnh so với tuần trước đó từ 5.000 – 10.000 đồng/bó, tùy loại.

Cụ thể, rau mồng tơi, rau muống có giá 14.000 – 15.000 đồng/bó; rau cải thảo là 17.000 – 19.000 đồng/kg; cải ngồng là 26.000 – 28.000 đồng/kg. Thậm chí, tại chợ Nam Đồng, rau cải thảo có giá lên đến 30.000 – 32.000 đồng/kg.

Theo chị Liên, rau cải tăng giá mạnh nhất, từ 5.000 - 7.000 đồng/bó.

Theo chị Liên, rau cải tăng giá mạnh nhất, từ 5.000 - 7.000 đồng/bó.

Ngoài ra, rau cải canh là 15.000 đồng/bó, trong khi trước đó, loại rau này chỉ có giá khoảng 5.000 – 7.000 đồng/bó, tùy địa điểm bán.

Giá rau xanh không chỉ tăng ở các chợ dân sinh, chợ tạm mà với những tiểu thương nhỏ lẻ, tiêu thụ hàng hóa qua các kênh mạng xã hội thì giá rau xanh, củ quả cũng "nhảy vọt".

Chị Đỗ Thị Kim Liên (34 tuổi, ở chung cư Xuân Mai, Hà Đông) khẳng định: "Trước ngày 12/10, giá rau vẫn chưa có sự xê dịch nhưng từ khi xuất hiện cơn bão số 7, số 8 và sau bão, giá của hầu hết tất cả các loại rau xanh đều có sự thay đổi".

Trước ngày 12/10, chanh tươi có giá bán lẻ là 15.000 đồng/kg nhưng sau khi ảnh hưởng bởi mưa, bão, chanh tươi có giá bán lẻ là 20.000 đồng/kg.

Trước ngày 12/10, chanh tươi có giá bán lẻ là 15.000 đồng/kg nhưng sau khi ảnh hưởng bởi mưa, bão, chanh tươi có giá bán lẻ là 20.000 đồng/kg.

Theo chị Liên, trong số các mặt hàng rau xanh tăng giá, không thể không kể đến rau cải mơ, cải bó xôi, rau muốn, mồng tơi, ngót… song, tăng nhiều nhất phải là hành hoa và rau cải.

Đơn cử, trước 12/10, rau cải mơ, cải ngồng, mồng tơi có giá 7.000 đồng/bó, cải ngọt là 25.000 đồng/kg, chanh tươi 15.000 đồng/kg thì đều tăng từ 5.000 – 7.000 đồng.

Chị Liên cho biết: "Đợt tăng giá này, không chỉ có mặt hàng rau xanh mà củ quả cũng có sự xê dịch, như chanh tươi giá nhập lên, thì giá bán tôi cũng phải để 20.000 đồng/kg thì mới có lãi. Do ảnh hưởng của thời tiết nên hầu hết giá của các mặt hàng rau đều tăng. Giai đoạn này, chỉ có một số mặt hàng giữ giá là nấm, dứa, bí xanh, bí đỏ, dưa chuột, ngô ngọt".

Giá rau xanh không chỉ ảnh hưởng do bão mà chất lượng rau đến tay tiểu thương những ngày qua cũng không tránh khỏi sự dập nát, hư hỏng nhẹ.

Do ảnh hưởng của thời tiết nên hầu hết giá của các mặt hàng rau đều tăng. Giai đoạn này, chỉ có một số mặt hàng giữ giá là nấm, dứa, bí xanh, bí đỏ, dưa chuột, ngô ngọt...

Do ảnh hưởng của thời tiết nên hầu hết giá của các mặt hàng rau đều tăng. Giai đoạn này, chỉ có một số mặt hàng giữ giá là nấm, dứa, bí xanh, bí đỏ, dưa chuột, ngô ngọt...

Chính bởi lẽ đó, nên từ ngày 20/10, chị Liên đã báo khách tạm ngừng cung cấp rau xanh vài ngày. Theo đó tạm thời trước mắt, chị Liên chỉ cung cấp mặt hàng củ, quả.

"Theo kinh nghiệm bán hàng của mình thì tôi lo ngại thời gian tới, khi miền Bắc có nền nhiệt giảm kéo dài thì giá rau xanh, củ quả sẽ tiếp tục xê dịch theo hướng đi lên", chị Liên cho hay.

Ông Nguyễn Khắc Bút – Phó chủ nhiệm Hợp tác xã rau Tiền Lệ (ở Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, mưa bão nhiều ngày kèm theo hơi lạnh khiến rau ăn lá bị ảnh hưởng. Một số loại rau không chịu được nước ngập nên không thể xuất bán. Cũng vì ảnh hưởng của mưa bão mà lượng rau xuất ra các đầu mối giảm xuống còn 50%. Nếu như trước kia, hợp tác xã này bán ra thị trường từ 12 – 14 tấn/ngày thì những ngày gần đây, sản lượng xuất bản chỉ ở ngưỡng 5 – 6 tấn/ngày.

Theo Sở Công thương, diện tích canh tác rau tại Hà Nội chỉ đáp ứng 60 – 70% nhu cầu tiêu dùng.

Để đảm bảo nguồn cung, đơn vị này đang đẩy mạnh liên kết với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ như: Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam… đưa rau về Hà Nội tiêu thụ. Tuy nhiên, hơn 1.000ha rau màu vụ Đông chuyên canh ở các huyện ngoại thành chuẩn bị được thu hoạch nên sẽ giải quyết nhu cầu về rau cho người dân Thủ đô trong thời gian tới.

Nguồn:

https://giadinh.net.vn/gia-rau-xanh-ha-noi-du-bao-tiep-tuc-phi-ma-khi-nhiet-do-keo-giam-17221102116282225.htm

Không chỉ bán bún thịt nướng, chuỗi karaoke còn ship cả nhạc... tận nhà

Mới đây trên trang Facebook của chuỗi karaoke Icool thông báo đơn vị này chính thức mở dịch vụ ship (vận chuyển) trọn bộ dàn máy karaoke tận nhà với giá chỉ từ 2.900.000đ cho 3 ngày, 5 triệu cho 1 tuần và 12 triệu cho 1 tháng. Chi phí này đã bao gồm trọn bộ thiết bị và dịch vụ lắp đặt khác.

Thông tin này đã nhanh chóng gây sốt cho người tiêu dùng tại TP.HCM, bởi hình thức khá mới lạ này.

Theo đại diện hệ thống Karaoke ICool, để có thể đem lại trải nghiệm hát tại nhà hay như ở quán, chuỗi quán karaoke này sẽ mang một dàn âm thanh gồm mixer, micro, loa, sub (tức loa trầm) và các thiết bị phụ trợ kèm theo như bộ tín hiệu và màn hình chọn bài hát, tới tận nhà khách hàng.

Trong trường hợp gia đình có TV màn hình lớn rồi thì sẽ tận dụng, còn không thì cửa hàng sẽ mang theo dàn máy chiếu để tạo cảm giác chân thật, hấp dẫn nhất.

Karaoke Icool thông báo dịch vụ ship... nhạc về nhà cho khách. Ảnh chụp màn hình

Karaoke Icool thông báo dịch vụ ship... nhạc về nhà cho khách. Ảnh chụp màn hình

Phía ICool cũng cho biết, các kỹ thuật viên của hệ thống sẽ tư vấn thêm cho khách hàng về các yếu tố thiết kế, cách âm, bố trí loa âm thành sao cho việc ca hát tại nhà không ảnh hưởng tới những người xung quanh. Đơn cử như dán cách tấm xốp cách âm để âm thanh không bị lọt ra khỏi phòng 

Lý giải về quyết định này, đại diện hệ thống karaoke Icool cho biết, sau nhiều tháng giãn cách, người dân TP.HCM không được giải trí ca hát một cách thoải mái, do đó Icool hi vọng, việc chuyển sang mô hình cho thuê dàn máy sẽ đem đến những trải nghiệm thú vị cho khách hàng về dịch vụ của Icool ngay tại nhà. 

Được biết dù mới triển khai nhưng hình thức mới lạ này của Icool, đã nhận được những đơn đặt hàng và phản hồi tích cực từ người dùng tại TP.HCM.

Song song với hình thức cho thuê dàn máy, chuỗi karaoke với 18 chi nhánh tại TP.HCM cũng đang mở bán bún thịt nướng đồng thời bán đồ ăn trên các ứng dụng công nghệ để cứu vớt phần nào doanh thu bằng 0 trong nhiều tháng đóng cửa.

Thùy Dương, trưởng bộ phận kinh doanh của Karaoke ICool nói: "Hoạt động karaoke chưa được mở lại do đó chúng tôi phải tìm cách gắng gượng. Chắc chắn không đủ để sinh lời nhưng phải vận hành để có sinh khí, có động lực cho nhân viên và khách hàng tin vào ngày trở lại".

Mới đây, đơn vị này cũng đã có văn bản kiến nghị gửi gửi Chủ tịch UBND TP.HCM về việc đề xuất mở cửa hoạt động lại ngành này từ 31-10, với 10 biện pháp phòng dịch, trong đó có điều kiện người hát phải có thẻ xanh.

Nguồn:

https://plo.vn/kinh-te/khong-chi-ban-bun-thit-nuong-chuoi-karaoke-con-ship-ca-nhac-tan-nha-1023162.html

COVID-19 21/10: Phát hiện chùm 11 ca bệnh COVID-19 mới, có nhiều học sinh và trẻ mầm non
Trong 2 ngày vừa qua, Bắc Ninh đã ghi nhận 11 trường hợp mắc COVID-19 liên quan đến nhiều người và học sinh tại các trường học trên địa bàn.

Dịch COVID-19

Khánh Hằng (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tin tức 24h