Không chỉ là người học trò ưu tú, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vị tướng huyền thoại của nhân dân Việt Nam, và người thầy vĩ đại của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn có một tình cảm sâu nặng.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Quốc hội thành lập sau Tổng tuyển cử 6/1/1946 (Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng giữa hàng đầu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng hàng thứ 2, ngoài cùng bên phải).
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại chiến dịch Biên giới (1950).
Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng Trung đoàn trưởng Thái Dũng (hàng đầu bên trái) và Tiểu đoàn trưởng Dũng Mã đang nghiên cứu sơ đồ tác chiến Chiến dịch Biên Giới (1950).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng tham dự lễ đón mừng Chủ tịch Hồ Chí Minh trở lại Thủ đô Hà Nội ngày 15/1/1955
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm một đơn vị quân đội năm 1957.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa do Quốc hội thành lập sau Tổng tuyển cử 6/1/1946 (Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng giữa hàng đầu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đứng hàng thứ 2, ngoài cùng bên phải).
Hình ảnh thể hiện tình cảm sâu nặng giữa Đại tướng, Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp với Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường đi Chiến dịch Biên giới (1950).
Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950).
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Võ Nguyên Giáp bàn kế hoạch tác chiến chiến dịch Điện Biên Phủ (1954). Trước khi đại tướng lên đường, Chủ tịch hỏi: "Chú đi xa như vậy chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?", đại tướng trả lời: "Thưa bác! Chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề quan trọng khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị". Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau". Khi chia tay, Chủ tịch chỉ thị: "Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh. Không chắc thắng không đánh"