Dù chưa đến rằm tháng Bảy, nhiều con phố ở thành phố Đạt Châu, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã ngập chìm trong cảnh khói mù mịt vì người dân hóa vàng.
Tại nhiều nước châu Á, ngày Rằm tháng 7 âm lịch được coi là ngày dành cho người âm và tháng 7 cũng được coi là tháng âm (còn được gọi là tháng cô hồn).
Ở Trung Quốc, đến rằm tháng 7, người ta đi thăm viếng phần mộ của người thân đã quá cố và sửa sang, quét dọn lăng mộ. Họ cúng thực phẩm và giấy tiền, vàng mã cho những người đã khuất.
Họ đốt giấy tiền, vàng mã để cúng cho người quá cố và tin rằng, khi đốt những đồ hàng mã thì linh hồn người mất sẽ nhận được, nhờ vậy mà các vong linh ấy đỡ khổ, đỡ vất vả, đồng thời không quấy rầy đến công việc làm ăn, sinh sống của người còn sống, ngược lại còn phù hộ cho người sống được ăn nên làm ra.
Rằm tháng 7 năm nay trúng vào ngày thứ 5 nên người dân ở thành phố Đạt Châu, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã tranh thủ cúng sớm vào ngày chủ nhật 18/8 (tức ngày 12/7) âm lịch.
Dưới đây là chùm ảnh ghi lại cảnh người dân Đạt Châu hóa vàng mã khói bay mù mịt:
Tối ngày 18/8 (Tức 12/7 âm lịch), người dân háo vàng mã ở bờ Sông Châu, 1 con sông đi qua thành phố Đạt Châu, tỉnh Tứ Xuyên để tỏ lòng tôn kinh với người đã khuất
Lượng vàng quá quá nhiều khiến khói bay mù mịt phủ khắp đường phố
Được biết, tục đốt vàng mã bắt nguồn từ Trung Quốc
Không chỉ Trung Quốc, nhiều nước Châu Á khác như Việt Nam, Nhật Bản, Singapore và Malaysia... cũng có tục hóa vàng cho người âm trong ngày Rằm tháng Bẩy
Không chỉ gây ô nhiễm môi trường, cảnh đốt vàng mã còn gây ách tắc giao thông