Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu

K.T - Ngày 25/09/2020 11:19 AM (GMT+7)

Tết Trung Thu là một trong những ngày lễ có giá trị văn hóa lớn của người Việt Nam. Bên cạnh đó, đây cũng là nét đẹp truyền thống, mang nhiều giá trị ý nghĩa tinh thần cho mọi người. Tuy vậy không phải ai cũng hiểu và biết hết về nguồn gốc, ý nghĩa, các hoạt động diễn ra trong Tết Trung Thu.

Trung Thu ngày mấy trong năm 2020?

Trung Thu là ngày lễ được diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch hàng năm. Bởi đây là thời điểm mặt trăng lên cao to tròn và sáng rõ nhất. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm mùa vụ đã được thu hoạch xong và người dân bắt đầu tổ chức các sự kiện và lễ hội ăn mừng.

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 1

Trung Thu năm 2020 sẽ vào ngày 01/10 dương lịch

Nếu tính theo lịch dương năm 2020 thì ngày Tết Trung Thu năm nay sẽ rơi vào ngày 01/10 dương lịch, tức là vào ngày thứ 5. Người dân vẫn sẽ phải đi làm vào ngày này chứ không được nghỉ giống như các ngày lễ quan trọng khác.

Nguồn gốc của tết Trung thu ở Việt Nam

Hiện nay, vẫn chưa có bằng chứng lịch sử và khoa học nào xác minh được rõ Tết Trung Thu ở Việt Nam có nguồn gốc từ nền văn minh lúa nước hay là một sự tiếp nhận nền văn hóa đến từ Trung Quốc. Ngoài điểm chung nhất đó chính là nhân vật Hằng Nga trên cung trăng, ở Việt Nam còn xuất hiện nhân vật chú Cuội, còn ở Trung Quốc thì xuất hiện vua Đường Minh Hoàng.

Theo như nhiều ghi chép lịch sử ghi nhận, tết Trung Thu ở nước ta được tổ chức lần đầu là vào thời vua Lý năm 1121. Sự kiện này đã được tổ chức tại kinh thành Thăng Long với hàng loạt các sự kiện giải trí khác như đua thuyền rồng, rước đèn và múa rối nước. Chính hình ảnh về ngày Tết Trung Thu đã được in trên trống Đồng Ngọc Lũ như một sự khẳng định về ngày lễ đặc biệt này ở Việt Nam.

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 2

Họa tiết trên trống đồng Ngọc Lũ

Không chỉ riêng Việt Nam hay Trung Quốc, một số nước trong khu vực châu Á cũng tổ chức sự kiện này như Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc,….

Ý nghĩa ngày tết Trung Thu ở Việt Nam

Dù bị ảnh hưởng ít nhiều bởi văn hóa Trung Hoa, tuy nhiên Tết Trung Thu ở Việt Nam vẫn có được bản sắc riêng và mang lại nhiều tầng ý nghĩa khác nhau. Theo đó, ý nghĩa của Tết Trung Thu chính là dịp để mọi người bày tỏ sự biết ơn, sự chân thành đến ông bà và cha mẹ. Đây cũng là ngày lễ đoàn viên trong năm, ngày mà những người con xa quê hương trở về đoàn tụ và sum vầy bên gia đình.

Tuy nhiên, Tết Trung Thu không chỉ là ngày đoàn viên dành cho gia đình, nhiều doanh nghiệp hay cá nhân cũng nhân dịp này để bày tỏ sự tri ân, kính trọng với các đối tác làm ăn của mình, những người đã giúp đỡ để có được thành công như hiện nay.

Các hoạt động ngày Tết Trung Thu

Tết Trung Thu ở Việt Nam bao gồm rất nhiều hoạt động khác nhau. Bởi ngày lễ này dần dần đã trở thành ngày Tết cho thiếu nhi, giúp trẻ em được thỏa thích vui chơi và tận hưởng. Một số hoạt động trong Tết Trung Thu đáng chú ý như:

1. Rước đèn

Trẻ em sẽ là những người cầm những chiếc đèn được trang trí đẹp mắt, đi khắp nơi vui chơi và hát hò. Những loại đèn thường được sử dụng vào dịp lễ này bao gồm đèn ông sao, đèn kéo quân, đèn lồng đỏ, đèn cá chép…

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 3

Tục rước đèn ông sao

Tục lệ rước đèn vốn bắt nguồn từ thời Tống của Trung Hoa xưa. Theo đó, có một con cá chép thành tinh chuyên biến thành con gái hàng đêm để hại người. Bấy giờ có Bao Công bày ra kế treo đèn cá chép hoặc các loại đèn gia súc khác nhau ở trước cửa nhà, điều này khiến yêu cá hoảng sợ và không dám tìm đến.

2. Múa lân

Múa lân là hoạt động thường diễn ra vào dịp lễ đặc biệt này. Truyền thuyết kể rằng, xưa kia Lân là con vật rất hung dữ, thường xuyên phá hoại hoa màu và ăn thịt người. Phật Di Lặc phải hạ thế, sử dụng cỏ Linh chi để thuần hóa, biến Lân trở nên hiền hòa với con người.

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 4

Hình ảnh đoàn múa lân trong ngày lễ

Do đó mà ngày nay trong hoạt động múa Lân, chúng ta thường thấy có hình ảnh người đeo mặt nạ phật Di Lặc, tay cầm quạt vừa đi vừa dẫn theo người đội mũ Lân, nhảy múa theo nhịp kèn trống. Hoạt động này nhằm xua đuổi tà ma, mang lại ấm no và bình yên cho mọi người.

3. Làm đồ chơi

Các loại đồ chơi phổ biến nhất thường được làm vào ngày Trung Thu gồm mặt nạ, đèn ông sao, đèn cá chép, tò he, chong chóng và một số loại đèn lồng trang trí khác. Ngoài ra, nhiều nơi còn sáng tạo làm ra những loại đồ chơi khác nhau nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi của trẻ em. Tuy nhiên các sản phẩm đồ chơi ngày nay mang xu hướng hiện đại hóa, không còn giữ được nét truyền thống như thời xưa.

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 5

Đồ chơi Trung Thu cho trẻ em ngày nay

4. Hát trống quân

Tết Trung Thu ở miền Bắc nước ta thường có tục lệ hát trống quân. Đây là hình thức đôi bên nam nữ hát đối đáp với nhau, vừa hát vừa đánh nhịp vào một sợi dây gai hoặc dây thép được căng trên một chiếc thùng rỗng, tạo ra các tiếng “thình, thùng, thình” bắt nhịp cho câu hát. Đôi bên hát vần với nhau tạo ra tiếng cười và sự vui vẻ, nhưng cũng đầy thử thách khi gặp phải những câu hát đối khó, hiểm hóc.

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 6

Tục hát trống quân ở miền Bắc

5. Làm bánh Trung Thu

Bánh Trung Thu là loại bánh truyền thống bắt buộc phải có vào ngày lễ đặc biệt này. Nhiều người thường tặng nhau bánh với mong muốn chúc nhau cuộc sống viên mãn, hạnh phúc, ấm no đủ đầy, tạo giá trị tinh thần lớn cho mọi người. Do đó mà hoạt động làm bánh dịp lễ là điều không thể thiếu.

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 7

Bánh Trung Thu truyền thống

Hai loại bánh Trung Thu truyền thống thường được làm đó là bánh nướng và bánh dẻo:

- Bánh dẻo được làm từ bột nếp trắng tinh hoặc với nước hoa bưởi và đường, được ép khuôn cẩn thận, bên trong chứa nhân đậu xanh hoặc thập cẩm. Bánh dẻo tượng trưng cho mặt trăng với ý nghĩa đoàn viên, gắn kết gia đình.

- Bánh nướng được làm từ bột mì lên men cùng trứng gà, rượu, được nướng lên, bên trong có nhân đậu xanh, thập cẩm, trứng muối tùy sở thích. Bánh nướng tượng trưng cho sự tròn đầy, hạnh phúc viên mãn, ấm áp trong cuộc sống.

6. Mâm ngũ quả Trung Thu truyền thống

Thông thường, một mâm ngũ quả trong dịp Tết Trung Thu cần có gồm những loại quả sau đây:

- Quả bưởi: Mang ý nghĩa tốt lành

- Quả na: Mang ý nghĩa sinh sôi nảy nở

- Quả chuối: Mang ý nghĩa ấm no, đầy đủ

- Quả lựu: Mang ý nghĩa may mắn

- Quả hồng: Mang ý nghĩa đầy đủ, ấm áp

Những loại quả này nên có cả quả xanh lẫn quả chín nhằm giúp cân bằng, hòa hợp âm dương theo quan niệm của người xưa. Ngoài ra, các bạn có thể cúng thêm nhiều loại hoa quả khác cho phù hợp, tạo vẻ đẹp cho mâm cỗ. Mâm cỗ cúng cần bày biện thêm các loại bánh Trung Thu và trà nhằm tăng sự đủ đầy, sinh động.

7. Bày cỗ

Cỗ trong ngày Trung Thu không chỉ có mâm ngũ quả, nó còn được bày biện và trang trí một cách đẹp mắt. Thông thường, trung tâm của mâm cỗ sẽ có con chó được tạo hình từ những miếng bưởi và những hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh sẽ được bày thêm hoa quả, bánh dẻo bánh nướng, bánh chay có hình đàn lợn, bánh chay hình cá chép,...

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 8

Mâm cỗ Trung thu được bày biện đẹp mắt

8. Phá cỗ

Sau khi đã thực hiện lễ cúng rằm Trung Thu lên gia tiên, phá cỗ chính là hoạt động tiếp theo nhằm thể hiện tinh thần của ngày lễ. Khi này cả gia đình sẽ cùng nhau quây quần, cùng nhau ăn bánh, trái cây, uống trà. Người lớn chia đồ ăn và quà cho trẻ em, còn trẻ em sẽ cầm đồ chơi, đèn ông sao chạy xung quanh và ca hát.

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 9

Hình ảnh tục lệ phá cỗ

9. Tặng quà ngày Trung Thu

Tặng quà nhân dịp ngày Tết Trung Thu là điều không thể thiếu hiện nay. Đó là thể hiện sự quý trọng, mong muốn gắn kết tình cảm, tạo sự đầm ấm và hạnh phúc cho mọi người. Tùy thuộc vào đối tượng được tặng mà những món quà sẽ đa dạng và vô cùng phong phú. Bạn có thể tham khảo một số loại quà tặng sau đây:

- Quà tặng cho trẻ em: Đồ chơi, mặt nạ, đèn ông sao, bánh kẹo,...

- Quà tặng cho người lớn: Bánh Trung Thu, quần áo, giày dép, kẹo bánh, hoa quả,...

- Quà tặng cho đối tác, doanh nghiệp: Bánh Trung Thu, hoa, giỏ bánh kẹo, trà, tiền, hoặc một số loại quà có giá trị cao.

- Quà tặng cho ông bà, cha mẹ: Bánh Trung Thu, quần áo, hoa quả, bánh kẹo,...

10. Ngắm trăng (trông trăng)

Đây cũng chính là hoạt động cuối cùng diễn ra trong ngày tết Trung Thu hàng năm. Sau khi đã phá cỗ, tặng quà cho nhau, mọi người sẽ cùng quây quần và ngắm trăng. Bởi đây là dịp trăng lên cao, to và sáng nhất, tạo cảm giác bình yên, thanh thản cho mọi người.

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 10

Tục ngắm trăng gắn liền với sự tích chú Cuội năm xưa. Do chú Cuội đi vắng, không trông chừng cây đa của mình khiến cho nó bị bật gốc và bay lên trời. Chú Cuội chỉ kịp bám vào rễ cây níu lại nhưng cũng bị cuốn đi theo. Do đó người ta thường trông thấy hình ảnh vết đen trên mặt trăng và tin rằng đó chính là chú Cuội đang ngồi dưới gốc cây đa của mình năm nào.

Hình ảnh Tết Trung Thu xưa và nay của người Việt

Như đã đề cập trong phần đầu của bài viết, Tết Trung Thu của người Việt có nguồn gốc từ thời nhà Lý. Trải qua hàng trăm năm, phong tục và các hoạt động cũng ít nhiều có sự thay đổi. Sau đây là một số hình ảnh về ngày Tết Trung Thu xưa và nay của người Việt Nam ta.

1. Hình ảnh ngày Tết Trung Thu trước kia

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 11

Ngày tết Trung Thu của người Việt xưa (Ảnh: Sưu tầm)

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 12

Một cửa hàng bán đồ chơi cho trẻ em (Ảnh: Sưu tầm)

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 13

Một cửa tiệm bán đồ chơi khác (Ảnh: Sưu tầm)

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 14

Những mặt hàng đồ chơi phổ biến trong ngày Trung Thu (Ảnh: Sưu tầm)

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 15

Hình ảnh cả gia đình sum họp, quây quần (Ảnh: Sưu tầm)

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 16

Những mặt hàng đồ chơi, đồ múa rối nước điển hình (Ảnh: Sưu tầm)

2. Hình ảnh ngày Tết Trung Thu ngày nay

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 17

Rước đèn ông sao (Ảnh: Sưu tầm)

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 18

Những loại đèn trang trí được tạo hình đặc biệt (Ảnh: Sưu tầm)

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 19

Đèn lồng với đủ loại màu sắc, hình dáng (Ảnh: Sưu tầm)

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 20

Múa lân (Ảnh: Sưu tầm)

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 21

Bán đồ trang trí Trung Thu trên phố (Ảnh: Sưu tầm)

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 22

Mâm cỗ Trung Thu điển hình (Ảnh: Sưu tầm)

Trung thu 2020 là ngày mấy? Nguồn gốc, ý nghĩa phong tục ngày Tết Trung Thu - 23

Lễ hội thả đèn trời (Ảnh: Sưu tầm)

Ồ ạt đại hạ giá bánh Trung thu, vừa mua 1 tặng 1, hôm sau đã tặng 3
Vừa khuyến mãi "mua 1 tặng 1", hôm sau đã "mua 1 tặng 2", thậm chí có nơi "mua 1 tặng 3" nhưng thị trường bánh Trung thu tại TP.HCM vẫn ế ẩm.
K.T
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tết Trung Thu