Gần 30 năm trông coi ngôi nhà lưu niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông Võ Đại Hàm (70 tuổi, gọi Đại tướng bằng ông họ) kể lại: “Năm 1947, thực dân Pháp tái chiếm, đóng quân tại tỉnh Quảng Bình, rồi kéo về làng An Xá lùng sục bắt cha Đại tướng Võ Nguyên Giáp rồi đem vào giam ở Huế. Ngay lúc đó, thự
Sau giải phóng, đến năm 1977, chính quyền và gia đình Đại tướng làm lại ngôi nhà theo kiến trúc nhà vườn, 3 gian, 2 chái, 5 lồng, thượng chua, hạ gõ ngay trên chính mảnh đất của ngôi nhà cũ, nay là ngôi nhà lưu niệm. Đây cũng là ngôi nhà truyền thống của huyện Lệ Thủy. Sau khi làm lại ngôi nhà như hiện nay, gia đình vào Huế mua lại những đồ vật mà ngày xưa các cụ có và đặt đúng vị trí như trước kia.
Vì bị thực dân Pháp tưới xăng đốt nên ngôi nhà không còn di vật nào, chỉ còn lại một cây khế hơn 100 năm tuổi sau nhà do cha mẹ Đại tướng trồng.
Ông Võ Đại Hàm kể về tuổi thơ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ông Hàm kể tiếp: “Đại tướng sinh ra trên chính mảnh đất này, đến năm 13 tuổi thì vào học ở Trường Quốc học Huế và từ đó đi hoạt động cách mạng luôn. Tuổi thơ của Đại tướng cũng như tuổi thơ của các bạn cùng xóm. Ông rất ham đọc sách, thông minh và ham học hỏi. Nghề nghiệp chính của cha mẹ Đại tướng là làm nông nghiệp. Ngoài ra, cha Đại tướng còn dạy chữ nho cho con em trong làng và làm thuốc nam chữa bệnh cho dân làng. Đặc biệt, cha Đại tướng là người rất nghiêm khắc với các con”.
Ông Hàm kể về những kỷ niệm khi Đại tướng về thăm quê: “Có lần Đại tướng về thăm quê, ông nói với tôi: Dù ở cương vị nào cũng phải làm tròn trách nhiệm người con của quê hương. Đại tướng căn dặn: Cháu giữ gìn, chăm nom ngôi nhà lưu niệm, vì có rất nhiều khách đến thăm và người ta cũng muốn tìm hiểu thông tin về gia đình, dòng họ mình nên những thông tin cháu cung cấp phải hết sức chính xác. Điều gì chưa biết thì không được trả lời và phải cố gắng tìm hiểu để trả lời những điều ấy. Còn khách đến cung cấp những thông tin không đúng sự thật thì cháu phải có trách nhiệm cải chính. Đại tướng nói tiếp: Dòng họ mình là một dòng họ có truyền thống, hầu hết các gia đình là có công với cách mạng, vì vậy mình phải cố gắng phát huy các truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ mà vươn lên chứ không được ỉ lại, kể cả công thần. Vui là bây giờ không có chuyện một người làm quan cả họ được nhờ".
Cây khế hơn 100 năm tuổi, nơi ngày xưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp thường ra ngồi đọc sách
Ông Hàm kể: “Năm 1954, Đại tướng đưa tôi ra Hà Nội đi học và ở nhà ông cho đến năm 1962, lúc đó mẹ Đại tướng còn sống. Trong những bữa cơm cùng gia đình, tôi được mẹ Đại tướng kể lại chuyện về gia đình, dòng họ, nên bây giờ tôi mới biết đầy đủ về dòng họ mình và biết rõ về thời thơ ấu của Đại tướng. Tôi được biết, sau khi rời Trường Quốc học Huế, Đại tướng trở về quê thành lập “Hội đọc sách kín” tại chùa An Xá để tuyên truyền hoạt động cách mạng”.
Phía trước làng An Xá của quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp là con sông Kiến Giang hiền hòa, thơ mộng
Nói về lịch sử vùng đất An Xá, ông Võ Đại Hàm cho biết: “Vùng đất An Xá trước đây gọi là vùng Phong Lộc. Vào đời nhà Mạc, chính quyền nhà Mạc đi xem thầy phong thủy Trung Quốc thì thầy phong thủy nói vùng đất này sẽ có những người tài có thể soán ngôi nhà Mạc. Nghe vậy, chính quyền nhà Mạc liền cắt long mạch vùng Phong Lộc bằng cách cho người đào một con hói (con kênh) từ sông Kiến Giang ra gần đến quốc lộ 1A. Vì vậy, vùng đất Phong Lộc được chia làm 2, một bên là xã Lộc Thủy và một bên là xã Phong Thủy ngày nay.
Phía trước làng là sông Kiến Giang, sau làng là cánh đồng rộng mênh mông, ở giữa là khu dân cư trù phú. Phía cuối nguồn, sông Kiến Giang là phú hạc hải, đứng từ đất này nhìn lên phía Tây là đỉnh đầu mau cho nên người ta nói rằng vùng đất này là “nghiêng mực”, còn đầu mau là “ngoài bút” nên vùng đất này rất phát đạt.
Vùng đất An Xá ngày nay có rất nhiều giáo sư, tiến sĩ quân sự. Thời phong kiến có tiến sĩ Dương Văn An thời nhà Mạc nổi tiếng về viết sách, Hoàng Hối Khanh là người khai khẩn ra vùng đất này và mộ thần hoàn Nguyễn Hữu Cảnh cũng an táng tại vùng đất này…”.