Choáng váng vì giá vàng tăng 'điên loạn'

Ngày 09/03/2024 10:50 AM (GMT+7)

Lúc 9h30 ngày 9/3, giá bán vàng miếng SJC tại các doanh nghiệp lớn đồng loạt tăng vượt 82 triệu đồng/lượng. Đến khoảng 10h, vàng nhẫn đồng loạt tăng lên hơn 70 triệu đồng/lượng. Nhiều người không tin vào mắt mình khi nhìn bảng giá vàng điều chỉnh liên tục.

Giá vàng tăng điên loạn

Giá vàng miếng SJC tại Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn niêm yết ở mức 79,7 - 82,2 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 300.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng và lập kỷ lục mới cao nhất lịch sử. Chênh lệch giữa hai chiều mua - bán tăng 500.000 đồng lên 2,5 triệu đồng.

Tương tự, giá vàng được Doji đang niêm yết ở mức 79,65 - 82,15 triệu đồng/lượng mua - bán.

Giá vàng nhẫn liên tục điều chỉnh tăng. Đến khoảng 10h, vàng nhẫn đồng loạt tăng lên hơn 70 triệu đồng/lượng. Nhiều người không tin vào mắt mình khi nhìn bảng giá vàng điều chỉnh liên tục.

Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết 68,98 - 70,18 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 400.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Tập đoàn Doji niêm yết 68,95 - 70,02 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra.

Như vậy, trong tuần này, vàng nhẫn trơn đã tăng giá khoảng 2,5-3 triệu đồng/lượng.

Choáng váng vì giá vàng tăng amp;#39;điên loạnamp;#39; - 1

Vàng nhẫn tăng hơn 70 triệu đồng/lượng.

Giá vàng nhẫn đầu giờ sáng lên sát 70 triệu đồng/lượng. Tại Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu, vàng nhẫn niêm yết 68,78 - 69,98 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 200.00 đồng/lượng so với đầu giờ sáng.

Trong vòng 1 năm, giá vàng nhẫn trơn đã tăng 16 triệu đồng/lượng, tương đương tăng 30%. Đây là mức sinh lời hiếm thấy của loại vàng này trong 5 năm qua. So với gửi tiết kiệm, đầu tư vàng trong 1 năm qua có lãi cao gấp nhiều lần.

Tại nhiều cửa hàng vàng, nhu cầu mua vàng nhẫn vẫn tăng cao bất chấp giá vàng tăng liên tục. Theo đó, nhiều cửa hàng xảy ra tình trạng “khan” vàng. Trong cơn điên loạn giá vàng, nhiều người vui và không ít người khóc ròng.

Chị Minh Hoa, nhân viên cắt tóc gội đầu khu đô thị Ngoại Giao đoàn (Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi vay 1 cây vàng nhẫn đầu năm 2023 với giá 55 triệu đồng/lượng. Vay vàng phải trả bằng vàng mà giờ giá vàng lên hơn 70 triệu đồng/lượng khiến tôi choáng váng”.

Trong khi đó, chị Ngọc Minh (Long Biên, Hà Nội) vui mừng khi năm nào ngày vía Thần tài chị cũng mua 1 chỉ vàng nhẫn với giá cao nhất chỉ lên tới 65,9 triệu đồng/lượng. “Lúc tôi mua vàng ngày vía Thần tài ai cũng nói là sẽ lỗ nhưng nhìn giá vàng thế này tôi rất vui. Tôi cứ đợi xem giá tăng nữa rồi đem đi bán”, chị Minh nói.

Vì sao nên nỗi?

Về bản chất, vàng nhẫn trơn là loại vàng nguyên chất hay còn được gọi là vàng ta, tương tự như vàng miếng. Cùng hàm lượng như nhau song nhẫn tròn trơn không được "gắn mác" độc quyền bởi nhà nước, thông qua thương hiệu SJC như vàng miếng. Điều này cũng dẫn đến sự chênh lệch cả chục triệu đồng giữa mỗi lượng nhẫn tròn trơn và vàng miếng SJC.

Mặt hàng này gần đây có những thời điểm rơi vào tình trạng "khan hàng", như giai đoạn này bởi nhu cầu mua vào tăng đột biến. Một số khách tới hỏi mua nhưng bỏ về hoặc chuyển qua loại vàng khác khi nhân viên cho biết phải tới đầu tháng 4 mới có hàng trở lại.

Choáng váng vì giá vàng tăng amp;#39;điên loạnamp;#39; - 2

Vàng SJC độc quyền, một mình một chợ.

Tình trạng thiếu nguồn cung vàng nguyên liệu để chế tác nữ trang và mỹ nghệ khiến giá vàng có thể ngày càng đắt so với thế giới đã được Hiệp hội kinh doanh vàng (VGTA) kiến nghị và cảnh báo từ nửa cuối năm ngoái.

Trong chục năm nay, doanh nghiệp trong nước có hai cách để sản xuất vàng nữ trang và mỹ nghệ, trong đó có nhẫn tròn trơn. Thứ nhất, doanh nghiệp mua lại vàng theo hóa đơn bán ra của các doanh nghiệp hoặc mua theo hóa đơn của doanh nghiệp khai thác. Thứ hai, doanh nghiệp mua vàng theo bảng kê hàng hóa, dịch vụ không có hóa đơn hay còn gọi vàng trôi nổi.

Kể từ khi thực hiện Nghị định 24, doanh nghiệp không được cấp phép nhập khẩu vàng nguyên liệu. Do đó, nguồn thu mua vàng trên thị trường là nguồn duy nhất để doanh nghiệp sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ.

Theo ông Huỳnh Trung Khánh - Phó Chủ tịch VGTA, nhiều doanh nghiệp vào tình thế phải dùng nguồn vàng ngoại nhập không rõ nguồn gốc trên thị trường để chế tác vàng nữ trang. Hằng năm có nhiều vụ buôn lậu vàng được Bộ Công an triệt phá, nhất là các vụ với số lượng lớn gần đây, điều này cho thấy việc có lượng lớn vàng lậu chảy vào Việt Nam và được tiêu thụ.

Ông Khánh cho biết việc siết các vụ buôn lậu và điều tra của Bộ công an gần đây khiến nhiều doanh nghiệp trong nước e ngại. Ngân hàng Nhà nước gần đây cũng yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh vàng phải nhập hàng có hóa đơn nguồn gốc rõ ràng.

Trong bối cảnh này, ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch VGTA - cho biết các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn để xác định nguồn gốc của vàng nguyên liệu. Họ không có cơ sở, điều kiện và nghĩa vụ để xác minh nguồn gốc thu mua, điều này gây khó khăn cho doanh nghiệp thu mua vàng trên thị trường. "Vì vậy, doanh nghiệp đang có tâm lý lo ngại về rủi ro kể cả mặt pháp lý trong việc tổ chức thu mua vàng nguyên liệu", ông Long chia sẻ thêm.

Nửa cuối năm ngoái, Chủ tịch VGTA cũng đã kiến nghị Ngân hàng Nhà nước cho phép 3 doanh nghiệp hàng đầu là SJC, DOJI, PNJ, mỗi đơn vị nhập khẩu 500 kg vàng để chế tác nữ trang. Nhưng tới nay, kiến nghị này vẫn chưa được chấp thuận.

Do đó, ông Khánh nói, nguồn nguyên liệu chế tác vàng của các doanh nghiệp đặc biệt trong mùa Thần Tài năm nay trở nên hạn chế hơn mọi năm, trong bối cảnh lo ngại rủi ro pháp lý khi thu mua vàng nguyên liệu.

Bên cạnh đó, theo lý giải của Phó chủ tịch VGTA việc kinh doanh vàng nhẫn trơn mang về biên lợi nhuận thấp hơn so với các mặt hàng nữ trang khác có tiền gia công. Vì thế, nhẫn tròn trơn không phải là mặt hàng được ưu tiên đẩy mạnh kinh doanh khi nguồn nguyên liệu hạn chế.

Ngoài ra, nhu cầu có phần tăng lên của người dân với nhẫn tròn trơn, theo chuyên gia, cũng khiến mặt hàng này nhanh chóng khan hàng vào dịp cao điểm. Trên thực tế, có một bộ phận người dân chuyển dịch từ mua vàng miếng sang vàng nhẫn khi họ đang chờ đợi các quy định mới về việc có độc quyền vàng miếng SJC hay không hoặc các cách thức can thiệp để giảm chênh lệch giá vàng miếng so với thế giới, theo chỉ đạo của Thủ tướng.

Giá vàng trong nước hôm nay tiếp tục lập kỷ lục mới là do chịu tác động trực tiếp từ giá thế giới.

Giá vàng thế giới tăng lên mức 2.179 USD/ounce. Tính từ đầu tuần, giá đã tăng hơn 3%. Đây là tuần tăng mạnh nhất của vàng từ giữa tháng 10/2023.

Giá tăng vọt sau khi Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 2. Theo đó, tỷ lệ thất nghiệp đi lên và tăng trưởng lương chậm lại, dù hoạt động tạo việc làm mới vẫn sôi động.

Giá vàng thế giới bắt đầu chuỗi tăng giá kỷ lục từ đầu tuần tuần này. Nguyên nhân chủ yếu là các dấu hiệu cho thấy sức ép lạm phát đã giảm, kéo theo kỳ vọng Fed giảm lãi suất năm nay. Trong hai buổi điều trần trước Hạ viện và Thượng viện Mỹ tuần này, Chủ tịch Fed Jerome Powell đều đưa ra các phát biểu ám chỉ khả năng giảm lãi.

Theo các chuyên gia, khi giá vàng thế giới tăng, giá vàng miếng SJC vẫn có khả năng tăng lên 85 triệu đồng/lượng và vàng nhẫn vượt 70 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc bước vào đợt nồm ẩm dài ngày
Không khí lạnh liên tục bổ sung kết hợp với hội tụ gió trên cao khiến miền Bắc có mưa phùn, mưa nhỏ kéo dài, độ ẩm không khí tăng cao, trời rét trong...

Theo Ngọc Mai
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Giá vàng hôm nay