Không chỉ có thói hoang dâm và ăn chơi trác táng, đây cũng được coi là một trong những vị vua vô dụng nhất trong lịch sử Trung Hoa.
Hán Linh Đế (156 - 189), tên thật là Lưu Hoằng, là vị hoàng đế thứ 12 của nhà Đông Hán, cũng là hoàng đế thứ 27 của triều đại nhà Hán trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ông tại vị từ năm 168 đến năm 189, tổng cộng 22 năm.
Chữ "Linh" trong thụy hiệu của Hán Linh Đế được người đời sau này lý giải là "Loạn nhi bất tổn nhật linh". Điều này là để ám chỉ việc Hán Linh Đế cả đời chỉ lo ăn chơi trác táng, mua vui cho bản thân, hoàn toàn không có tài cán gì, tuy chưa đến mức khiến đất nước diệt vong nhưng hoàn toàn không có tài cán gì, khiến xã hội loạn lạc. Ngoài ra, chữ "loạn" ở đây còn ám chỉ sự trác táng, thác loạn trong đời sống tình dục của vị vua này.
Tranh vẽ Hán Linh Đế.
Theo đó, Lưu Hoằng sinh ra dưới thời Hán Hoàn Đế, có bố là Giải độc Đình hầu Lưu Trường - cháu 4 đời của Hán Chương Đế, mẹ là Đổng phu nhân.
Năm Vĩnh Khang nguyên niên (167), Hán Hoàn Đế băng hà. Ngày hôm sau, Đậu hoàng hậu trở thành Hoàng thái hậu. Vì Hán Hoàn Đế qua đời mà không có con, Đậu Thái hậu phải tiến hành chọn một người kế vị để nhanh chóng bình ổn thiên hạ. Cha của Thái hậu là Thành môn Giáo úy Đậu Vũ đã hỏi Ngự sử người Hà Giang tên Lưu Thúc, dò hỏi xem trong Hà Giang có ai ưu tú, thì Lưu Thúc tiến cử Giả Độc hầu Lưu Hoằng. Đậu Vũ liền vào cung báo lên Thái hậu.
Năm Kiến Ninh nguyên niên (168), Đậu Thái hậu sai Tào Tiết cầm Phù tiết, dẫn hơn 1.000 người tới Hà Giang để rước Giải Độc Đình hầu Lưu Hoằng nhập cung. Ngày 21/1 năm đó, Lưu Hoằng lên ngôi hoàng đế khi mới 12 tuổi, lấy hiệu là Hán Linh Đế. Có thể nói, Hán Linh Đế lên ngôi nhờ may mắn và quan hệ chính trị chứ hoàn toàn không có tài cán, công trạng gì.
Ảnh minh họa.
Sau đó, Đậu Thái hậu phong Thành môn Giáo úy Đậu Vũ làm Đại tướng quân, cùng Thái phó Trần Phồn và Tư đồ Hồ Quảng làm phụ chính cho Hán Linh Đế. Sau khi lên ngôi, Hán Linh Đế nhanh chóng phong cha Lưu Trường là Hiếu Nhân Hoàng, phong mẹ Đổng phu nhân là Thận Viên Quý nhân.
Chỉ có điều, Hán Linh Đế không phải là một vị vua anh minh. Thân phận thay đổi đột ngột, Hán Linh Đế nhanh chóng trở thành một hoàng đế bù nhìn, bị hoạn quan ngày ngày tâng bốc để lấy lòng nhưng thực chất là ngấm ngầm thống trị quyền lực, thao túng sau lưng. Sự kém cỏi của Hán Linh Đế và sự tê liệt quyền lực của ông đã khiến bè đảng hoạn quan ngày càng lộng hành.
Sau đó, chính quyền Hán Linh Đế không biết gì về chính trị, toàn bộ quyền lực đều giao vào tay thái giám. Khi đó, trong cung đã hình thành nên 10 thế lực hoạn quan mạnh nhất đương thời, bao gồm: Trương Nhượng, Triệu Trung, Tào Tiết, Phong Tư, Đoàn Khuê, Hầu Lãm, Quách Thắng, Kiển Thạc, Hạ Huy và Trình Khoáng, đương thời gọi là Thập thường thị. Thời kỳ Hán Linh Đế trị vì cũng là thời gian hoạn quan đời Hán nắm chính lâu nhất trong lịch sử. Hán Linh Đế nhu nhược và kém tài thậm chí còn gọi thái giám Trương Nhượng là cha mình.
Thừa hưởng gen di truyền của mẹ, Hán Linh Đế mê mệt các loại cây cỏ, chim muông quý hiếm, thậm chí Hán cung rộng lớn như vậy vẫn khiến ông không thỏa mãn, muốn xây một khu vườn lớn hơn. Dưới sự xúi giục của Đổng Thái hậu và những người hầu cận, Hán Linh Đế liên tục bức ép người dân, bắt nộp thuế cao và di dời nhà cửa để lấy chỗ cho vua ăn chơi.
Ảnh minh họa.
Nhiều tiền như vậy nhưng Hán Linh Đế vẫn vô cùng tham lam, yêu tiền và sợ mất tiền bạc. Do đó, ông ta đã cho xây dựng hẳn một đại sảnh để cất tiền, đồng thời cho đúc 4 tượng đồng, 4 chuông vàng và 4 con cóc đồng, mỗi ngày đều đến đây xem và chạm vào tiền bạc, của cải mới thỏa mãn.
Không lo chuyện triều chính, Hán Linh Đế mỗi ngày chỉ nghĩ cách để vui chơi. Ông cho lập hẳn một khu chợ trong cung điện, bắt thái giám và cung nữ đóng giả người mua bán hàng hóa, cùng họ ăn sơn hào hải vị và uống rượu tới say mèm. Hán Linh Đế thậm chí còn bắt hoạn quan mặc đồ của chó, sau đó bật cười nói: "Thật là một viên quan chó". Những vị quan trong triều nghe thấy vô cùng tức giận nhưng không ai dám nói.
Nói về thói ăn chơi, Hán Linh Đế có thể xếp vào một trong những vị vua dâm dục bậc nhất lịch sử Trung Quốc. Ông ta có rất nhiều thê thiếp, đến nỗi không đếm xuể, cứ chán người này lại đổi người khác. Hán Linh Đế còn đê tiện đến mức cưỡng ép vợ của người khác về phục vụ cho mình, chỉ cần là người mà vua nhìn trúng thì dù là phi tần, cung nữ hay vợ của vị quan nào đó cũng không được chối từ.
Hán Linh Đế còn "quái chiêu" đến mức cách tân quần áo cho phi tần, cung nữ. Ông ta cho rằng những bộ quần áo thông thường quá rườm rà, cản trở chuyện thị tẩm. Vì vậy, để "chuyện ấy" trở nên nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm thời gian và công sức hơn, Hán Linh Đế đã sáng chế ra quần thủng đáy, bắt các phi tần, mỹ nữ phải mặc nó mà không được mặc thêm nội y bên trong.
Chiếc quần thủng đáy do Hán Linh Đế sáng chế ra.
Sau đó, Hán Linh Đế lại cho xây dựng một cung điện nghìn gian, bao quanh là các kênh nước để phục vụ thói hoang dâm bệnh hoạn của mình. Khi cao hứng, Hán Linh Đế sẽ cởi phăng quần áo, nhảy xuống kênh để chơi đùa cùng các mỹ nữ. Chính bởi thế, cung điện này còn có tên "Mỹ nhân khỏa du quán". Sau này, "khỏa du quán" đã bị một vị đại thần là Đổng Trác châm lửa thiêu rụi.
Thỏa mãn với cuộc sống đầy tửu sắc này, Hán Linh Đế thậm chí còn chẳng buồn ra ngoài. Ông tuyên bố: "Nếu như một nghìn năm sau nơi đây vẫn như thế này, thì có khác nào chốn thần tiên". Mải mê ăn chơi, Hán Linh Đế còn không phân biệt được ngày đêm nữa, các thái giám phải dựng hẳn một "phòng gà gáy" để hoàng đế biết đó là ban ngày mà thức giấc.
Cũng vì thói ăn chơi vô độ ấy, Hán Linh Đế qua đời tức tưởi khi còn rất trẻ, ở tuổi 34. Cho đến nay, lịch sử vẫn lưu truyền những câu chuyện về cuộc đời ngập chìm trong những cuộc truy hoan bệnh hoạn của vị vua vô dụng Hán Linh Đế.