Theo tin từ Hội Thiên văn vũ trụ Việt Nam, vào đêm ngày mùng 3 rạng sáng 4/1/2016 người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng trận mưa sao băng đầu tiên trong năm mới.
Mưa sao băng Quadrantids thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 28/12 tới ngày 12/01 năm sau. Năm 2016, dự đoán Quadrantids sẽ đạt cực điểm vào ngày 04/01 lúc 08:00 UT (tức 15:00 ngày 04/01 theo giờ Việt Nam). Người xem có thể quan sát được tới 120 vệt sao băng/giờ hoặc nhiều hơn trong điều kiện quan sát tối ưu (theo IMO). Do đó thời điểm thích hợp quan sát trận mưa sao băng này ở Việt Nam là từ sau nửa đêm tới rạng sáng 2 ngày 04/01 và 05/01.
Theo NASA, mưa sao băng Quadrantids bắt nguồn từ tiểu hành tinh mang tên 2003 EH1, được quan sát lần đầu vào năm 1825. Tuy vậy, nó có thể liên quan tới sao chổi C/1490 Y1 được c
Vào đêm ngày mùng 3 rạng sáng 4/1/2016 người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng trận mưa sao băng đầu tiên trong năm mới. (Ảnh minh họa)
Trận mưa sao băng này được đặt theo tên của một chòm sao cổ mà hiện nay không tồn tại nữa- chòm sao Quadrans Muralis. (tồn tại tới năm 1922, khi IAU công bố danh sách 88 chòm sao như hiện tại).
Chòm sao cổ Quadrans Muralis (mural quadrant) bao gồm một nhóm các sao mờ nằm giữa phần đầu của chòm sao Bootes và đuôi của chòm Gấu lớn Ursa Major, hiện nay đã hoàn toàn bị lãng quên trừ một chuyện đó là tên của nó vẫn được đặt cho một trong 3 trận mưa sao băng đáng chú ý nhất trong năm (mưa sao băng Quadrantids, cùng với Perseids và Geminids).
Tại Việt Nam, do ở gần xích đạo nên vùng trời chứa tâm điểm lên không đủ cao so với chân trời, và thời điểm cực điểm dự báo thì tại Việt Nam là ban ngày (15:00 ngày 04/01) trong khi Quadrantids có cực điểm rất ngắn (chỉ trong vài giờ) nên khả năng quan sát được trận mưa sao băng này là thấp, dù rằng tần suất của trận này là lớn nhất trong các trận mưa sao băng.