Nếu người mẫu Ngọc Trinh được xác định là nhân chứng hoặc người liên quan thì có quyền từ chối tham gia phiên tòa hay không?
Trên mạng Internet đang lan truyền thông tin ông Hoàng Kiều (tỉ phú gốc Việt) đã nộp đơn khởi kiện đài BBC quốc tế ở Anh quốc cùng các chi nhánh và một vài tờ báo Việt Ngữ khác tại tòa án một quận ở Mỹ. Theo đơn kiện ông Hoàng Kiều gửi kèm một số bài báo cụ thể viết về chuyện làm ăn và trong giai đoạn ông tuyên bố yêu người mẫu Ngọc Trinh.
Theo đó ông Hoàng Kiều cho rằng các bài báo này có ba vi phạm: Tội phỉ báng; dùng tên tuổi hình ảnh của người khác để kiếm lợi nhuận mà không được sư cho phép và thông đồng dân sự để gây thiệt hại cho người khác. Theo đơn kiện ông Hoàng Kiều cũng cho rằng các bài báo đã gây thiệt hại lớn về kinh tế và sự nghiệp của cá nhân ông.
Sự kiện này khiến nhiều bạn đọc thắc mắc về những vấn đề pháp lý trong việc ông Hoàng Kiều kiện những cơ quan báo chí Việt ngữ ở nước ngoài.
Pháp Luật TP.HCM xin giới thiệu bài viết của Luật sư Lê Thành Kính (đoàn luật sư TP.HCM) về vấn đề này
Có thể kiện ở tòa nào?
Khác với các quốc gia theo hệ thống pháp luật dân sự, nước Mỹ không có Luật báo chí. Toàn bộ hoạt động báo chí của Mỹ được điều chỉnh bởi Tu chính án thứ nhất (the First Amendment) của Hiến pháp Hoa Kỳ.
Một Tu chính án chỉ có 45 chữ nhưng lại bao hàm các quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do hội họp, tự do biểu tình. Do những nội dung chung chung quá mơ hồ như vậy nên khi vận dụng cần phải có một tòa án độc lập để xem xét.
Hoàng KiềuTỉ phú Hoàng Kiều. Ảnh: Forbes
Trong trường hợp của tỷ phú gốc Việt Hoàng Kiều, nếu ông ta muốn kiện tờ báo BBC và các tờ báo khác ra tòa án vì tội phỉ báng (defamation, libel) tại Mỹ thì có thể áp dụng án lệ của vụ án New York Times kiện Sullival.
Từ vụ kiện này Tối cao pháp viện đã chính thức thông qua thuật ngữ "có ác ý" (actual malice) để đưa vào giải thích ý nghĩa của Hiến pháp. Án lệ này không chỉ áp dụng cho quan chức của chính phủ mà còn có thể áp dụng cho những nhân vật thường xuyên thu hút giới truyền thông.
Như vậy, ông Hoàng Kiều muốn kiện BBC hoặc các tờ báo khác về tội phỉ báng chỉ cần chứng minh việc phỉ báng đó không đúng sự thật là thắng kiện. Nhưng nếu ông ta kiện với tư cách là người nổi tiếng, để thắng kiện cần phải đồng thời chứng minh: (1) thông tin sai sự thật, (2) thông tin sai sự thật "có ác ý".
Tuy nhiên cần lưu ý rằng, Luật chống phỉ báng ở Anh (ra đời vào thời kỳ Vua Edward I - 1272-1307 và Vua James I - 1603-1625, Đạo luật phỉ báng 2013) chặt chẽ hơn ở Mỹ nên ông Hoàng Kiều dễ giành phần thắng hơn nếu ông khởi kiện báo BBC ở Anh.
Cách đây không lâu Đệ nhất phu nhân của Mỹ, bà Melania đã khởi kiện tại London tờ báo Daily Mai đòi bồi thường 150 triệu USD vì tội phỉ báng và làm tổn hại đến danh tiếng cá nhân và công việc của bà. Kết quả của quá trình thương lượng, tờ báo nêu trên đã phải bồi thường cho bà số tiền dưới 3 triệu USD.
Nếu Ngọc Trinh có liên quan thì sao?
Câu hỏi đặt ta là trường hợp vụ kiện của Hoàng Kiều có liên quan đến người mẫu Ngọc Trinh với vai trò là người làm chứng (witness) hoặc là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ kiện (party in a lawsuit) thì sao? Ngọc Trinh có quyền từ chối tham gia phiên tòa hay không?
Theo tôi nếu người mẫu Ngọc Trinh được xác định tham gia vụ kiện với hai tư cách trên thì cô này sẽ được mời tham dự phiên tòa. Cô này cũng có quyền từ chối có mặt ở phiên tòa. Trường hợp này có thể lập bản tuyên thệ trung thực về nội dung sự việc mà mình biết trước trước mặt đại diện lãnh sự quán Mỹ hoặc Anh và gửi cho Tòa án
Thực tế thì có thể luật sư của Hoàng Kiều sẽ thuyết phục Ngọc Trinh tham gia để chứng cứ khởi kiện có sức thuyết phục. Còn nếu cô ta không có mặt sẽ bất lợi cho chính nên bên nguyên đơn là ông Hoàng Kiều.