Người ta dùng tiền mua học thức, mua tình yêu nên cũng đâu ngần ngại dùng nó để mua sự phù hộ của thánh thần lẫn thể hiện lòng tôn kính.
Những ngày đầu xuân trong khi nhiều người tới Văn miếu để xin lộc đầu năm học hành tiến tới thì vẫn còn không ít hành động phản cảm.
Một hiện tương thường xuyên diễn ra ở các khu thờ cúng, linh thiêng, hàng loạt người thi nhau vứt tiền lên những chú rùa đá để cầu may.
Nhiều chú rùa đá cõng tiền nhiều chả kém bia đá là bao nhiêu. Không chỉ gây mất mĩ quan mà còn làm xấu hình ảnh của một nơi linh thiêng và giàu ý nghĩa tư tưởng.
Ở nhiều nơi thờ tự, đình chùa hiện tượng này diễn ra phổ biến. Mỗi gốc cây, bia đá, hồ nước... trong các chùa, đền, miếu luôn trở thành điểm "tập kết" tiền lẻ với số lượng lớn. Theo như thống kê, một chùa trong quần thể chùa Hương lượng tiền lẻ phải nhờ cả ngân hàng để đếm và con số này lên tới hàng tỉ đồng.
Thậm chí cả những vật linh thiêng trấn giữ các đình chùa cũng không thoát khỏi số phận "hứng tiền lẻ" từ những người tới cúng lễ.
Hiện tượng này diễn ra ở bất cứ những nơi thờ tự linh thiêng nào và năm nào cũng có như một điều bình thường. Không chỉ gây mất mĩ quan mà nó còn phản ánh trực trạng ý thức của đại bộ phận những người đi lễ chùa không tốt, phải chăng việc này bắt nguồn từ việc dùng tiền trong bất cứ việc gì.
Trong cuộc sống thường ngày, người dân dùng tiền trong mọi việc. Ngay cả đến việc học tập, điều quan trọng hình thành nên tri thức lẫn ý thức của con người thì người ta vẫn dùng tiền để mua lấy nó một cách dễ dàng ở nhiều nơi.
Hiện tượng chạy điểm, chạy trường hay thậm chí là mua bằng, nhờ người học hộ, thi hộ không phải là cá biết mà đang được rất nhiều người thực hiện. Việc mua tri thức bằng tiền cũng khiến người ta khó mà có những ý thức tốt trong cuộc sống cũng như trong các việc khác.
Người ta còn dùng tiền để mua tình yêu, mua công việc nên có lạ gì khi rất nhiều người dùng tiền để "mua" sự phù hộ của thánh thần hay thể hiện lòng tôn kính của mình với những đấng tối cao.