Căn phòng bệnh số 2 mới xây tại tầng 6 Bệnh viện Phúc Sơn, Sơn Tây, Trung Quốc là nơi dành do những đứa trẻ đang đấu tranh giữa sự sống và cái chết vì căn bệnh máu trắng.
Vừa hoàn thành công việc kiểm tra sức khỏe, bé trai Lý Kế Tôn (bên trái ảnh) và bé trai Hoàng Trưng cùng nhau chơi đùa bên cửa sổ hành lang.
Phía sau mỗi đứa trẻ mắc căn bệnh máu trắng, đều là một gia đình đang vật vã với những lo toan. Muốn tiếp tục được sống, được lớn lên, được đi làm, báo hiếu cha mẹ, đó là mong ước của tất cả các em. Căn phòng bệnh số 2 mới xây tại tầng 6 bệnh viện Phúc Sơn, Sơn Tây, Trung Quốc là nơi dành do những đứa trẻ đang đấu tranh giữa sự sống và cái chết như thế.
Khi y tá tiêm thuốc, Hoàng Trưng không hề kêu đau mà tỏ ra rất dũng cảm.
Hoàng Trưng, năm nay 11 tuổi, là người quận Nghi Thủy, thành phố Lâm Nghi. Do mắc căn bệnh máu trắng, đã hai năm nay em không được đến trường. Bé Hoàng cùng người chị gái 18 tuổi do hợp tủy 100% HLA nên sau khi nhập viện 2 tháng, bé Hoàng được tiến hành ghép tủy của người chị gái. Tuy nhiên do phản ứng khác thường nên đến nay em vẫn phải tiếp tục điều trị.
Nhìn thấy Hoàng Trưng đang ngồi truyền dịch trên giường, người bạn cùng phòng, Lý Tôn (11 tuổi) chủ động tới cùng chơi. Bé Lý do bị viêm tai giữa nên mỗi ngày đều phải truyền 6 bình thuốc, sáng 5 bình, chiều 1 bình.
Những lúc không có ai chơi cùng, Bé Hoàng lại ngồi thẫn thờ một mình, nhìn người nhà các bệnh nhân khác ra ra vào vào, đôi lúc em nghịch chiếc điện thoại của mẹ.
Trên hành lang, những lúc không phải tiếp nước, bé Hoàng lại ra ngoài để được nhìn ra xa. Bên cạnh, phụ huynh một bệnh nhân nhỏ tuổi phòng bên đang đứng dựa vào lan can, gương mặt đượm buồn.
Bé Cao đang chuẩn bị để được ra khỏi phòng vô trùng
Chiều ngày 19/11, phòng bệnh số 2 đón một thành viên mới tới, bé Cao Tôn Thủ vừa trải qua một cuộc cấy ghép vô trùng thành công.
Bé Cao năm nay 10 tuổi, hai tháng trước, bé bỗng sốt cao liên tục. Qua kiểm tra phát hiện em mắc căn bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính.
Còn đây là em Đỗ Lệ Hoan, 19 tuổi, năm 2013 em vừa thi đỗ đại học y Lâm Nghi. Do không tìm kiếm được tủy thích hợp để cấy ghép, dù đã cố gắng dùng nhiều biện pháp khác nhau nhưng căn bệnh máu trắng của em đến nay vẫn chưa tuyên giảm. Nếu như tình hình trở nên nguy kịch hơn, em sẽ được cấy ghép tủy từ bố, tuy nhiên do chỉ phù hợp 60% nên cuộc cấy ghép sẽ rất nguy hiểm. Khi các phóng viên tới thăm, mẹ của em Đỗ bỗng quỳ xuống đất mà than khóc: “Tôi năm nay đã 50 tuổi rồi, tôi cũng chỉ có đứa con gái này thôi”.
Sau khi đến ở tại phòng bệnh số 2 một thời gian ngắn, bé Cao Tôn Thủ đã chuyển sang phòng theo dõi sức khỏe. Bố mẹ em đang cùng xem chương trình truyền hình qua máy tính xách tay. Sau khi bức ảnh này được chụp lại cũng là lúc bố của bé, anh Cao Đông Doanh phải đi công tác xa.
Cô gái tưởng chừng như chỉ mười mấy tuổi này thật ra đã là giáo viên tiểu học, Lưu Na Na, năm nay 25 tuổi. “Khi đó tôi bỗng thấy cơ thể suy nhược nhanh chóng, trong khi mọi người đều đứng được thì tôi ngồi cũng mệt. Khi đi xét nghiệm mới biết mình bị chứng thiếu tiểu cầu nghiêm trọng”, cô Lưu nói. Ngày 26/7, khi được chuyển tới bệnh viện Phúc Sơn, cô Lưu đã trong tình trạng vô cùng nguy hiểm. Sau một tháng được truyền máu, cô được tiến hành thay máu thành công.
Em Lí Kế Tôn, 11 tuổi, học sinh lớp 5 trường tiểu học Tôn Bác. Lý Tôn quả là đứa trẻ lạc quan, nhanh nhẹn. Em dõng dạc kể lại cho các phóng viên nghe về quá trình trị liệu: “Ngày 1/9 cháu được ghép tủy, trước khi ghép tủy cháu được trị liệu vài hôm, những con vi khuẩn gây bệnh đều bị giết hết rồi".
Bé Hoàng Trưng dường như lại trầm ngâm hơn, ít cười nói. Chỉ khi các phóng viên hỏi thích ăn gì, em mới trả lời: “Cháu thích ăn cơm mẹ nấu”. Mẹ bé, cô Hoàng Mỹ Lệ rơi nước mắt: “Nhà cửa tôi đều bán hết rồi, căn phòng đang ở hiện cũng là đi thuê. Sau khi giúp em cấy tủy, con gái lớn của tôi giờ cơ thể cũng suy nhược, tạm thời nghỉ học”.
Bé Trương Hành, 14 tuổi, trong đợt kiểm tra sức khỏe, em tình cờ phát hiện ra mình mắc căn bệnh máu trắng. Trong cái rủi còn có cái may, bố của em có tỷ lệ hợp tủy là 80%. Để cứu con, bố em chạy vạy khắp nơi vay tiền làm phẫu thuật cấy ghép. Khi được hỏi bố ở đâu, Trương Hành cho biết “Bố em vừa tới thăm, giờ lại về nhà để vay tiền”.
Chu Tiết Trạch, năm nay 10 tuổi, so với bạn bè cùng trang lứa, em phải chịu nhiều thiệt thòi khi 5 tuổi đã mắc chứng thiếu tiểu cầu. Tháng 6 vừa qua em tới bệnh viện Phúc Sơn. Ánh sáng hy vọng đã đến với em khi có một tình nguyện viên tình nguyện hiến tủy cho em và đã thành công.
Bức ảnh chụp chung của các bệnh nhân và người nhà tại phòng bệnh số 2, tầng 6, bệnh viện Phúc Sơn, Trung Quốc.