Bạn có thể sẽ ngạc nhiên bởi chỉ vì một vài câu nói quen miệng mà chồng chán nản với vợ và cảm thấy hôn nhân không hạnh phúc.
Chúng ta luôn tưởng tượng về một cuộc sống gia đình hoàn hảo và phấn đấu đạt được nó mà quên mất rằng chính việc làm tốt mỗi ngày là cách để cuộc sống hoàn hảo. Từ những điều nhỏ nhất, nếu bạn chú ý, bạn có thể khiến hôn nhân thêm hạnh phúc.
Hàng ngày, bạn có thể rơi vào thói quen với những câu nói tưởng chừng như vô hại. Nhưng mối quan hệ của bạn đang yếu dần đi từ chính những câu nói không kiểm soát này.
Dưới đây là 7 cụm từ có sức mạnh đủ để giết chết cuộc hôn nhân của bạn:
“Không”
Tất nhiên, trong cuộc sống không phải lúc nào bạn cũng đồng tình với chồng, cũng nói câu: “Có” hoặc “Vâng” nhưng nếu bạn luôn luôn từ chối các ý kiến của anh ấy bằng một câu “Không” cộc lốc là lúc bạn cần xem lại thái độ tiếp nhận của mình.
Bạn không nên suốt ngày phản đối ý kiến hay quan điểm của chồng bằng những câu trả lời như thế. Có thể bạn đang quá cứng nhắc và bảo thủ. Ngoài ra, nếu bạn thấy ý kiến của anh ấy chưa hợp lí, hãy đưa ra lời giải thích kèm theo đó để anh ấy hiểu thay vì việc chốt lại một câu “Không” và bác bỏ lời anh ấy một cách phũ phàng như vậy.
Nếu bạn thấy ý kiến của anh ấy chưa hợp lí, hãy đưa ra lời giải thích kèm theo đó để anh ấy hiểu thay vì việc chốt lại một câu “Không” và bác bỏ lời anh ấy một cách phũ phàng như vậy. (Ảnh minh họa)
“Em không muốn nói về chuyện đó”
Đôi khi bạn cảm thấy cần có một không gian riêng, một chút thời gian để suy nghĩ… Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn đẩy người chồng ra một bên, không liên lạc hay kết nối với chồng mà tự thu mình lại.
Trước một vấn đề tranh luận, bạn có thể bình tĩnh và nói với anh ấy rằng: “Em cần thêm một chút thời gian để suy nghĩ về chuyện này”. Sau khi bạn suy ngẫm xong, hãy chủ động đề cập lại câu chuyện và đưa ra những ý kiến cuối cùng. Đừng lúc nào cũng lảng tránh bằng cách ném về phía chồng câu nói: “em không muốn nói chuyện đó” và để nó rơi vào quên lãng.
Không chấp nhận nói chuyện không phải là một điều có thể tùy ý làm trong hôn nhân. Hãy nhớ, giao tiếp là một điều tối quan trọng để giữ gìn tình cảm vợ chồng.
“Chồng của bạn tôi…”
So sánh là một cách nhanh nhất để phá hủy hôn nhân. Bạn kết hôn với anh ấy, vì anh ấy khác người đàn ông khác và bạn cảm thấy hòa hợp. Nếu bạn bắt chồng mình phải giống chồng người khác, điều đó là vô lí và ích kỉ. Bạn hãy cố gắng giúp chồng mình tốt lên nhưng dựa trên chính con người anh ấy chứ không phải thúc ép bắt anh ấy thành một người đàn ông khác.
“Tất cả đàn ông các anh…”
Đừng bao giờ vơ đũa cả nắm theo cách này, bạn đang làm tổn thương người chồng của mình theo hai điều:
Thứ nhất: bạn phân biệt giới tính của anh ấy, cho rằng những người đàn ông đều không tốt và anh ấy cũng vậy.
Thứ hai: Bạn đang đánh giá một người không dựa trên chính anh ấy mà quy chụp từ một nhóm người giống anh ấy.
Hãy nhớ tập trung nói chính xác vào anh ấy chứ không kết luận chung chung, đánh đồng như vậy!
“Anh luôn luôn…”
Sử dụng từ mang tính tuyệt đối như vậy rất nguy hiểm trong hôn nhân. Bởi vì bằng cách nói này, bạn đang chứng tỏ rằng “Anh ấy không bao giờ đúng”. Bạn nói “Anh luôn luôn không làm việc này”; “Anh luôn luôn như thế….” Nhưng rõ ràng thực tế không phải vậy. Chẳng có một ai không bao giờ làm khác đi. Không phải lúc nào anh ấy cũng hành động như vậy nhưng bạn luôn quy chụp những lần mắc lỗi đó và quên đi những lần anh ấy làm tốt.
Tránh dùng các từ “luôn luôn”; “Không bao giờ” và cố gắng thay đổi ý thức về quan điểm của người bạn đời khi bạn cảm thấy anh ấy có một chút vấn đề trong chuyện này.
Tránh dùng các từ “luôn luôn”; “Không bao giờ” và cố gắng thay đổi ý thức về quan điểm của người bạn đời khi bạn cảm thấy anh ấy có một chút vấn đề trong chuyện này. (Ảnh minh họa)
“Ừm…”
Một từ ngắn gọn này có thể giết chết mối quan hệ của bạn bởi vì nó chứng tỏ bạn không thực sự lắng nghe mà chỉ trả lời cho có. Điều quan trọng không phải là bạn lên tiếng cho thấy tôi đang có mặt ở đây mà là thái độ tiếp chuyện, lắng nghe của bạn. Nếu anh ấy có một việc gì cần nói, hoặc đang hào hứng chia sẻ, hãy tạm dừng công việc nếu bạn không thể cùng một lúc vừa làm vừa lắng nghe. Còn không, bạn hãy tiếp chuyện một cách thật vui vẻ kiểu như: “Thật vậy ư? Anh kể tiếp đi, thú vị quá…” chứ không phải là thi thoảng nói một tiếng “ừ” để báo động tôi có mặt ở đây.
Thực hành kĩ năng nghe và phản hồi là một cách tốt trong giao tiếp vợ chồng.
“Em ghét…”
Những lời than phiền liên tục sẽ làm hỏng mối quan hệ của bạn với bất cứ ai, kể cả người bạn đời vì anh ấy là người bên bạn nhiều thời gian nhất. Nếu bạn cứ ngày ngày ca thán chuyện tiêu cực, chồng bạn sẽ cảm thấy những điều tiêu cực ở bạn. Đừng để sự bi quan thấm sâu vào hôn nhân của bạn dù cho ý bạn không có nghĩa là chồng tạo ra đi chăng nữa.