Phụ nữ cần phải tắm thường xuyên trong những ngày kinh nguyệt để giúp cơ thể sạch sẽ, làm giảm cơn đau bụng, đau lưng.
Dưới đây là những kiến thức quan trọng cho chị em phụ nữ trong ngày "đèn đỏ":
Chọn phương pháp vệ sinh trong ngày “đèn đỏ”
Khi tới ngày “đèn đỏ” có nhiều phương án lựa chọn cho nữ giới như sử dụng băng vệ sinh, khăn giấy vệ sinh hoặc tampon. Nếu bạn sử dụng tampon, điểm bất lợi của nó chính là khả năng thấm hút kém nhất so với 2 loại kia. Vì thế, tốt hơn bạn nên sử dụng băng vệ sinh và tampon phối hợp với nhau, phụ thuộc vào từng ngày trong chu kì. Với những ngày cuối, khi lượng máu không còn nhiều, bạn có thể sử dụng tampon, hoặc trong những thời điểm đặc biệt như đi du lịch, tắm biển bạn cũng có thể sử dụng phương pháp này để hỗ trợ.
Một số phụ nữ lựa chọn băng vệ sinh, tampon theo thương hiệu hoặc thấy phần đông người sử dụng thì mua. Tuy nhiên, cách tốt nhất chính là việc sử dụng thử một số loại khác nhau, thường xuyên thay đổi và lựa ra loại nào phù hợp nhất với cơ thể mình vì đôi khi thương hiệu hoặc sản phẩm đông người sử dụng chưa chắc đã phải là tốt nhất với bạn.
(Ảnh minh họa)
Thay băng vệ sinh thường xuyên
Máu kinh nguyệt một khi đã rời khỏi cơ thể nó bị nhiễm khuẩn bẩm sinh của cơ thể, vì thế nếu không thay băng thường xuyên sẽ dễ bị lây nhiễm. Quy tắc này áp dụng cho tất cả mọi ngày, kể cả những ngày lượng máu không có nhiều vẫn cần phải thay băng thường xuyên vì chiếc băng ở vùng kín sẽ ẩm ướt, dễ lây bệnh cho “cô bé” hoặc các bệnh như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng âm đạo, mẩn đỏ cho da.
Thời gian để thay băng vệ sinh là trung bình 6 giờ 1 lần (với điều kiện dù cho bạn thải ra ít lượng máu), còn với trường hợp lượng thải ra nhiều, bạn có thể thay 2 giờ 1 lần, tùy thuộc vào cơ thể bạn. Với những phụ nữ có “dòng chảy nặng” thì cần phải thay đổi thường xuyên hơn nữa.
Những người sử dụng giấy vệ sinh hoặc tampon cũng tương tự, bạn cần phải thay đổi đều đặn, không sử dụng quá lâu trong ngày.
Rửa vùng kín thường xuyên
Trong những ngày kinh nguyệt, máu có xu hướng “cư trú” ở những lớp cấu tạo của vùng kín nên phụ nữ cần phải rửa lượng máu dư thừa này đi để tránh nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đánh bại mùi hôi âm đạo trong những ngày nhạy cảm. Nếu bạn không thể rửa thường xuyên do đi làm hoặc điều kiện không tiện thì nhớ đảm bảo sử dụng giấy vệ sinh, khăn giấy sạch sẽ để lau trong ngày.
Không sử dụng xà phòng hoặc các sản phẩm vệ sinh âm đạo
Âm đạo có cơ chế làm sạch riêng của mình mà một trong số đó là sự cân bằng giữa vi khuẩn tốt và xấu. Rửa âm đạo bằng xà phòng có thể giết chết vi khuẩn tốt và vô tình làm cho bạn bị nhiễm trùng từ việc tưởng như sạch sẽ này. Vì vậy, khi bạn tắm rửa thường xuyên trong giai đoạn kinh nguyệt, tất cả những gì bạn nên làm là sử dụng nước ấm. Bạn có thể sử dụng xà phòng nhưng chỉ ở bên ngoài, tuyệt đối không đưa xà phòng vào rửa sâu trong âm đạo.
Sử dụng kĩ thuật rửa đúng cách
Luôn luôn rửa và làm sạch vùng kín bằng phương pháp di chuyển từ trước ra sau, từ vùng kín ra hậu môn và tuyệt đối không làm điều ngược lại. Nếu làm theo chiều ngược lại bạn sẽ đưa vi khuẩn từ khu vực bẩn nhất tiếp xúc với “cô bé” và gây ra viêm nhiễm.
Loại bỏ băng vệ sinh, tampon đã sử dụng đúng cách
Một điều cần thiết nữa là bạn cần phải loại bỏ băng vệ sinh một cách cẩn thận nếu không nó sẽ làm tăng khả năng nhiễm trùng, có mùi hôi trong nhà. Gói nhỏ chiếc băng đã sử dụng vào một chiếc túi nilon nhỏ để đảm bảo rằng nó không tỏa mùi hoặc lộ ra trước khi cho chúng vào thùng rác. Không nên ném chúng vào bồn cầu vì sẽ gây tắc.
Quan trọng hơn là bạn bắt buộc phải rửa tay thật sạch sau khi loại bỏ chúng vì bạn đã chạm vào những thứ có chứa vi khuẩn, nếu không rửa tay sẽ làm tay bị nhiễm khuẩn.
Nếu bạn bị phát ban do cọ sát quá nhiều, gây đau đớn, hãy nhớ giữ cho khu vực đó của mình khô ráo, sạch sẽ. Bạn cũng có thể tới nhờ bác sĩ kê cho một số loại thuốc mỡ bôi để khử trùng và làm dịu mát vết mưng đỏ. (Ảnh minh họa)
Cẩn thận với nổi mẩn vì dùng băng vệ sinh
Khi sử dụng băng vệ sinh thường xuyên, nhất là với người có “dòng chảy nặng”, thời gian kinh nguyệt kéo dài sẽ dễ bị mưng đỏ, đau và rát ở vùng kín và xung quanh khu vực này. Nếu bạn bị phát ban do cọ sát quá nhiều, gây đau đớn, hãy nhớ giữ cho khu vực đó của mình khô ráo, sạch sẽ. Bạn cũng có thể tới nhờ bác sĩ kê cho một số loại thuốc mỡ bôi để khử trùng và làm dịu mát vết mưng đỏ.
Không sử dụng hai miếng băng vệ sinh 1 lúc
Với một số phụ nữ tiết ra lượng máu lớn mỗi lần “đến ngày”, họ có suy nghĩ sử dụng 2 băng vệ sinh một lúc để tránh tràn ra ngoài và đỡ phải mất công thay băng nhiều. Điều này hoàn toàn không nên. Hai miếng đặt cạnh nhau sẽ hấp thụ máu và vi khuẩn dẫn tới bí bách cho bạn. Tốt hơn hết, nếu bạn có “dòng chảy nặng”, hãy chịu khó thay băng thường xuyên hơn để tránh việc tràn băng.
Đi tắm thường xuyên
Một số người đưa ra lời khuyên rằng không nên tắm thường xuyên trong thời gian này, đó là một lời khuyên ngớ ngẩn. Điều này chỉ đúng với phụ nữ xa xưa, khi họ tắm ở ao, suối, sông, hồ và việc họ tắm vào ngày “đèn đỏ” có thể sẽ lan tràn ra dòng nước và quan trọng hơn là dễ nhiễm khuẩn từ nguồn nước không đảm bảo đó.
Nhưng với hệ thống nhà tắm, nhà vệ sinh và nguồn nước sạch hiện nay, bạn cần phải tắm thường xuyên trong những ngày kinh nguyệt. Việc tắm không chỉ làm sạch cơ thể của bạn mà còn mang lại cho vùng kín một sự thoải mái, dễ chịu. Nó cũng làm giảm đau bụng kinh, đau lưng, cải thiện tâm trạng của bạn, làm cho bạn cảm thấy đỡ bí bách hơn. Một lời khuyên tốt nữa là bạn nên đứng dưới vòi hoa sen nước ấm, bạn sẽ thấy bớt đau lưng, đau bụng hơn rất nhiều.