Chuyên gia về sức khỏe phụ nữ khuyên rằng, băng vệ sinh cần được thay ít nhất từ 4 – 8h mỗi ngày trong thời kì “đèn đỏ”.
Ngay cả những phụ nữ khá hiểu biết đôi khi cũng hoang mang về chính chu kì kinh nguyệt của mình. Dưới đây là câu trả lời cho những câu hỏi phổ biến nhất về “ngày đèn đỏ” cho chị em phụ nữ.
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Hội chứng tiền kinh nguyệt hay còn gọi là PMS (Premenstrual Syndrome) xảy ra khi cơ thể bạn nhạy cảm với những sự thay đổi về nội tiết tố. Trong vòng 1 tuần – 10 ngày trước kì kinh nguyệt, hormone - progesterone và estrogen trong cơ thể nữ giới thay đổi nhanh chóng. Nó là nguyên nhân gây ra hội chứng tiền kinh nguyệt.
Hội chứng tiền kinh nguyệt bao gồm rất nhiều biểu hiện như đầy hơi, tâm trạng bức bối, đau đầu, đau ngực, mệt mỏi. Có tới 90% phụ nữ phải trải qua một trong số những triệu chứng trên trước kì kinh nguyệt. Trong đó, 20% phụ nữ có triệu chứng nặng gây ảnh hưởng tới các hoạt động bình thường trong cuộc sống. Nó gọi là hội chứng PMS.
Theo các chuyên gia, cho dù bạn chỉ có một hay một vài triệu chứng, dù nặng hay nhẹ hãy luôn cố gắng giữ cho cơ thể khỏe mạnh, tập thể dục mỗi ngày. Đặc biệt vào những ngày tiền kinh nguyệt nên uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước, ăn đầy đủ chất, theo giờ, tránh xa rượu và caffeine.
Ngoài ra nữ giới cũng nên bổ sung canxi để thay đổi tâm trạng, tránh được sự bức bối, khó chịu, cáu gắt.
Có tới 90% phụ nữ phải trải qua một trong số những triệu chứng trên trước kì kinh nguyệt. Trong đó, 20% phụ nữ có triệu chứng nặng gây ảnh hưởng tới các hoạt động bình thường trong cuộc sống. (Ảnh minh họa)
Theo nghiên cứu trên 3000 phụ nữ cho biết, những người thường xuyên bổ sung đầy đủ canxi và vitamin D sẽ giảm được nguy cơ mắc các triệu chứng tiền kinh nguyệt. Những phụ nữ uống sữa hoặc các thực phẩm từ sữa, nước trái cây mỗi ngày có ít có khả năng mắc hội chứng tiền kinh nguyệt trong 10 năm so với những phụ nữ không duy trì chế độ ăn uống như vậy.
Ngoài ra, phụ nữ có triệu chứng tiền kinh nguyệt nặng hơn khi trước đó họ có sử dụng thuốc tránh thai hoặc thiếu chống trầm cảm.
Tại sao kinh nguyệt không đều?
Một số phụ nữ không trụng trứng thường xuyên – đó là nguyên nhân khiến kinh nguyệt không đều. Bên cạnh đó, các yếu tố như bệnh tật, căng thẳng cũng ảnh hưởng xấu tới chu kì kinh nguyệt.
Nhưng điều quan trọng đầu tiên là phải biết định nghĩa thế nào là một chu kì kinh nguyệt đều trước khi kết luận mình có chu kì kinh nguyệt bất thường. Một chu kì kinh nguyệt không đều không có nghĩa là ngày đèn đỏ” trong các tháng không giống nhau. Một chu kì thường xuyên có thể kéo dài từ 25 – 35 ngày kể từ ngày đầu tiên bị của tháng này cho tới ngày đầu tiên của tháng sau.
Nhiều phụ nữ cho rằng kinh nguyệt của họ không đều vì ngày "bị" ở mỗi tháng khác nhau, điều này hoàn toàn sai bởi không phải ai cũng có chu kì kinh nguyệt 30 ngày để lặp lại ngày “bị” như nhau. Đó là chưa kể đến đôi khi trí nhớ của phụ nữ không hoàn toàn chính xác nên việc họ lo lắng vì kinh nguyệt không đều là không thực sự cần thiết.
Lời khuyên của các chuyên gia là phụ nữ nên có một cuốn sổ nhỏ đánh dấu ngày kinh nguyệt của mình để lưu lại, tiện theo dõi và kiểm tra.
Bên cạnh lí do mang thai khiến mất kinh nguyệt, còn một số lí do làm cho chu kì kinh nguyệt thất thường như tăng cân hoặc giảm cân bất thường, rối loạn ăn uống, tập thể dục với cường độ cao hoặc thay đổi nội tiết.
Có thể “dính bầu” khi đang có kinh nguyệt?
Các chuyên gia cho rằng điều này là hoàn toàn có thể xảy ra nhưng khả năng không cao. Điều quan trọng là phải xác định khoảng thời gian bạn bị “chảy máu” đó có đúng là thời gian kinh nguyệt hay không. Một số phụ nữ bị ra máu nhẹ khi họ đang rụng trứng và nếu họ quan hệ vào ngày đó, tất nhiên họ sẽ có thai.
Chuyên gia về sức khỏe phụ nữ khuyên rằng, băng vệ sinh cần được thay ít nhất từ 4 – 8h mỗi ngày trong thời kì “đèn đỏ”. (Ảnh minh họa)
Tới kì kinh nguyệt, ra máu nghĩa là không có thai?
Điều này không thể chắc chắn 100%. Bởi lẽ một số phụ nữ có triệu chứng ra máu sớm trong thai kì, rất khó để phân biệt hai điều này với nhau. Do đó, nếu bạn có quan hệ tình dục trước đấy, tới chu kì ra một chút máu, nên chú ý tới các triệu chứng khác như bạn có buồn nôn không, mệt mỏi không? Cách tốt nhất là nếu ra máu một ít, bạn hãy chắc chắn bằng việc dùng que thử thai để xác định.
Để băng vệ sinh quá lâu có thể mắc hội chứng sốc nhiễm độc?
Hội chứng sốc nhiễm độc là căn bệnh đe dọa tính mạng của chị em phụ nữ vì bị nhiễm trùng từ một loại vi khuẩn. Nó được biết đến từ năm 1980, khi có ổ dịch xảy ra, trong đó phần lớn là những người phụ nữ sử dụng băng vệ sinh thấm hút và để quá lâu không thay. Các vi khuẩn sản sinh ra và gây ra hội chứng sốc độc tố.
Hội chứng sốc nhiễm độc có triệu chứng sốt đột ngột, ớn lạnh, tiêu chảy, nôn mửa, đau nhức cơ bắp và phát ban. Một số chuyên gia nói rằng băng vệ sinh thấm hút, khi để tại chỗ trong một thời gian dài, nó trở thành nơi sản sinh ra các vi khuẩn và có thể gây ra hội chứng sốc nhiễm độc. Mặc dù tình trạng này là hiếm gặp nhưng nó vẫn có thể xảy ra. Tại Mỹ, trung bình có 2 trong số 100.000 phụ nữ ở độ tuổi từ 15 – 44 có nguy cơ bị sốc nhiễm độc trong năm.
Chuyên gia về sức khỏe phụ nữ khuyên rằng, băng vệ sinh cần được thay ít nhất từ 4 – 8h mỗi ngày trong thời kì “đèn đỏ”.