Đàn ông thường mắc phải những sai lầm để rồi làm tổn thương vợ và hạnh phúc gia đình bị lung lay.
Tất nhiên, nó không phải là mẫu số chung, càng không phải chuyện “vơ đũa cả nắm”. Đàn ông vẫn đầy người tốt, những ông chồng vẫn đầy người lí tưởng. Nhưng quả thực, có đôi khi, các đức ông chồng thường phạm phải những thói xấu tệ hại khiến hạnh phúc gia đình không được viên mãn:
Nếu có một vài lời phàn nàn từ vợ, một số ông chồng sẽ nhân danh người làm việc lớn để bao biện “việc nhà là chuyện nhỏ, chuyện nhỏ dành cho đàn bà“. (Ảnh minh họa)
Việc nhà là việc của đàn bà
Cùng làm việc 8 tiếng tại công sở, thế nhưng khi về nhà, cảnh chồng tắm táp thơm tho, nằm xem tivi chờ cơm tối, trong khi đó vợ 3 đầu 6 tay nấu nướng, chăm con, dọn nhà… đã không phải là một viễn cảnh xa lạ. Nếu có một vài lời phàn nàn từ vợ, một số ông chồng sẽ nhân danh người làm việc lớn để bao biện “việc nhà là chuyện nhỏ, chuyện nhỏ dành cho đàn bà“.
Đàn ông thường cho rằng việc đưa tiền cho vợ mỗi tháng đã là trách nhiệm lớn lao mà họ hoàn thành. Nhưng nếu như vợ chỉ biết làm việc nhà mà không giỏi giang chuyện “xã hội” thì lại bị chồng chê trách “thua kém vợ người” vì vợ người… “giỏi việc nước, đảm việc nhà”.
Mặc cảm khi vợ… hơn chồng
Đây cũng là một nghịch lí của các đức ông chồng. Nếu vợ không giỏi kiếm tiền, không làm nhiều thì đôi khi có phần… coi thường vợ. Thi thoảng trách khéo vợ “thua bạn kém bè”. Nhưng nếu vợ là một người phụ nữ quá thành đạt, giàu có, bằng cấp thì ông chồng… đột nhiên tự ti.
Đàn ông không chịu hiểu rằng, vợ tài giỏi, kiếm ra nhiều tiền cũng là một niềm tự hào của người chồng. (Ảnh minh họa)
Nhiều ông chồng “hờn mát” ra mặt mỗi khi vợ chồng có gì đó xích mích: “Ai chẳng biết cô kiếm ra nhiều tiền”; ‘Ai chẳng biết cô học rộng, tài cao”… để trách vợ. Mỗi khi nghe chồng nói câu này, dám chắc các bà vợ bỗng nhiên cảm thấy bị tổn thương vì cái việc lẽ ra phải tự hào. Đàn ông không chịu hiểu rằng, vợ tài giỏi, kiếm ra nhiều tiền cũng là một niềm tự hào của người chồng. Chỉ cần khi về nhà, họ vẫn là những người vợ hiền ngoan thì hà cớ gì đàn ông phải bực bội khi thua kém vợ.
Kệ vợ chăm con nhưng lại đổ “con hư tại mẹ”
Câu chuyện kể ra nghe tưởng chừng phi lí nhưng nhiều ông bố thậm chí không biết con học trường nào, lớp nào… chứ đừng nói chuyện nắm được sức học của con ra sao. Bởi lẽ tất cả những điều đó là… trách nhiệm của mẹ.
Chồng phó mặc chuyện chăm con cho vợ nhưng lại mắng vợ "con hư tại mẹ" (Ảnh minh họa)
Tất nhiên, việc nuôi dạy con là thiên chức của người làm mẹ. Nhưng trong quá trình hình thành nhân cách, vẫn cần có sự gần gũi, dạy dỗ của người cha. Thế nhưng, nhiều ông chồng phó mặc hoàn toàn điều đó cho vợ. Từ việc mỗi sáng chuẩn bị đồ ăn cho con, đưa đón con đi học, gặp giáo viên để nắm được tình hình của con, trò chuyện với con, học cùng con, đưa con đi chơi…
Nhiều người vợ cần tới sự giúp đỡ của chồng trong việc nuôi dạy và chăm sóc con nhưng khó nhận được một kết quả như mong đợi. Thế nhưng… mỗi khi con mắc lỗi, hoặc kết quả học tập không như mong đợi y như rằng, ông chồng sẽ chốt hạ bằng câu: “Đúng là con hư tại mẹ”.
Câu cửa miệng: “Đàn bà biết gì”
Đây là một trong những câu nói “kinh điển” của những ông chồng dành cho vợ. Có lẽ trong suy nghĩ của những ông chồng này, đàn bà không thể nghĩ dài và nghĩ xa bằng họ. Trước mỗi tình huống cần có sự tham gia ý kiến của vợ, khi ý kiến bất đồng, đàn ông thường phủ quyết quan điểm của vợ bằng câu nói: “Thôi đi, đàn bà thì biết gì”.
Trước mỗi tình huống cần có sự tham gia ý kiến của vợ, khi ý kiến bất đồng, đàn ông thường phủ quyết quan điểm của vợ bằng câu nói: “Thôi đi, đàn bà thì biết gì”. (Ảnh minh họa)
Chính từ cách suy nghĩ và lời nói này, nhiều ông chồng đã phạm sai lầm chỉ vì không nghe lời khuyên từ vợ.
Tiết kiệm lời khen
Khi vợ mặc một bộ đồ không đẹp, ngay lập tức các ông chồng sẽ… góp ý thẳng thừng. Nào là mặc bộ này vừa già, vừa béo… hoặc… nó không còn hợp với tuổi của em đâu. Lời góp ý đương nhiên là tốt nhưng các ông chồng không cần thiết phải dùng những từ “thô” như vậy để khiến người vợ bị xấu hổ. Đã vậy, khi vợ mặc một bộ đồ đẹp, dù trong lòng rất hài lòng nhưng chồng vẫn im lặng. Vợ có gặng hỏi thì chồng cũng chỉ “ậm ừ” cho qua. Sự dửng dưng của người chồng đôi khi làm vợ mất hứng hoặc có cảm giác dường như mình chẳng có chút quan trọng với chồng.
Sự dửng dưng của người chồng đôi khi làm vợ mất hứng hoặc có cảm giác dường như mình chẳng có chút quan trọng với chồng. (Ảnh minh họa)
Tiết kiệm một lời khen, sẵn sàng chê vợ bằng những từ… nặng nề là cách mà nhiều ông chồng vẫn đang làm trong khi rõ ràng, làm điều ngược lại, cũng vẫn chỉ là mấy câu nói mà hiệu quả tuyệt vời hơn nhiều.
Những tổng kết nho nhỏ trên đây không phải là điều mà tất cả những ông chồng mắc phải. Nó không mang tính chất “dìm hàng” nhưng là những thực tế cần đôi khi xảy ra. Chỉ một chút thay đổi trong thói quen hàng ngày, những ông chồng có thể mang lại hạnh phúc cho vợ, khiến gia đình ấm áp hơn nhiều. Tuy nhiên, không phải ông chồng nào cũng nhận ra điều đó.