Dịp cuối năm cũng là thời điểm có không ít các cặp đôi chọn để ra mắt gia đình. Vậy làm thế nào để có thể tạo được thiện cảm với bố mẹ người yêu?
Phải khẳng định trước rằng: Gia đình của anh ấy không thích bạn không có nghĩa là mối quan hệ của hai người đáng bỏ đi. Bạn hẹn hò với anh ấy – không phải với gia đình họ. Điều quan trọng nhất là hai người yêu nhau, phần còn lại chỉ là phụ.
Nhưng mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn khi những người thân yêu của anh ấy cũng yêu thương bạn. Có ai mà không muốn được yêu quý chứ? Cho dù bạn là người quảng giao hay chỉ muốn trải qua một bữa tối mà không bị soi mói bình phẩm thì những cách sau cũng sẽ giúp bạn chiếm được thiện cảm từ gia đình chồng tương lai của mình.
Nếu buổi ra mắt của bạn không quá thành công, vẫn có những cách để vun vén dần. Và dù bạn và gia đình của anh ấy không vừa mắt nhau, bạn vẫn có thể hàn gắn mối quan hệ và tạo bầu không khí ấm áp với một cuộc nói chuyện thẳng thắn và tôn trọng.
Trở nên thân thiết với gia đình chồng tương lai không hề dễ và thật lòng thì không phải bạn cứ cố gắng là được. Nhưng vẫn có những cách sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều – và hy vọng rằng, gia đình anh ấy sẽ nhận ra những nỗ lực chân thành của bạn.
1. Tặng những món quà ấm áp
Tặng quà là cách nhanh nhất để tạo thiện cảm với gia đình người yêu. (Ảnh minh họa)
Bạn có thể gây thiện cảm bằng quà. Bởi nó thể hiện phép lịch sự của bạn khi lần đầu ra mắt. Hãy đem đến chút hoa quả hoặc một cái gì đó phù hợp với bố mẹ chàng như một chiếc khăn lụa cho mẹ hay thuốc bổ cho bác trai. Nếu bạn từ xa đến, hãy mang một chút đặc sản địa phương chắc chắn sẽ ghi dấu ấn hơn.
Nếu phân vân, hãy hỏi người yêu bạn để lựa chọn quà cho phù hợp. Nếu mẹ chồng tương lai của bạn bị tiểu đường thì bác ấy sẽ không thích nhận đồ ngọt. Tương tự như vậy, đừng tặng rượu nếu trong nhà có người bị bệnh về gan và đừng nướng bánh nếu có người ăn kiêng.
2. Đừng coi nhà người yêu như khách sạn
Chẳng ai có thể ghét bỏ một nàng dâu luôn biết giúp đỡ. (Ảnh minh họa)
Đừng khoanh chân trên ghế, đừng đòi món này món kia cho bữa tối và hãy giúp dọn dẹp khi sau khi ăn. Điều này làm gia đình người yêu cảm thấy bạn không chỉ đến thăm mà bạn thực sự trở thành người nhà. Và thiện cảm sẽ tăng lên gấp đôi nếu đó là lần đầu ra mắt của bạn. Chẳng ai có thể ghét một người giúp dọn dẹp sau bữa ăn cả.
Bạn không nhất thiết phải giỏi nấu ăn hay rửa bát để tham gia vào những công việc này, quan trọng là ở thái độ của bạn. Thái độ tốt luôn là điểm cộng trong mọi tình huống. Thế nhưng, đừng cố nhận một trách nhiệm quá khả năng của mình, bạn sẽ làm rối tung mọi thứ và để lại một ấn tượng xấu-khó-quên.
3. Tập trung vào những điểm chung
Trò chuyện về những điểm chung là cách nhanh nhất để kết thân. (Ảnh minh họa)
Nếu bạn có cảm giác gia đình anh ấy không chấp nhận bạn vì một vấn đề nào đó thì đừng nhắc tới điều ấy. Tốt nhất bạn nên tập trung vào những điểm chung của cả hai phía.
Đầu tiên, cả hai cùng yêu thương người yêu của bạn. Hãy hỏi họ về thời thơ ấu của anh ấy, kể những chuyện vui về anh ấy khi bên bạn, đề nghị được xem những tấm ảnh hồi nhỏ với sự nhiệt tình.
Mọi người thường dễ đồng cảm hơn khi có điểm chung nên nếu mục tiêu của bạn là được chấp nhận thì hãy nói nhiều về những điều đó. Nếu bạn và mẹ anh ấy cùng thích nấu ăn, hãy nhờ bà ấy dạy bạn cách nấu món mà anh ấy thích. Nếu bố anh ấy và bạn cùng thích một đội bóng, hãy nói về những trận gần đây nhất. Và nếu câu chuyện kết thúc, hãy quay về với ai đang ở đó.
4. Đừng đổ lỗi cho bản thân
Yêu thương luôn bắt đầu từ hai phía. (Ảnh minh họa)
Nếu bạn đã biểu hiện ở mức tốt nhất mà vẫn bị lơ đi thì tình hình đã nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn. Bạn đã cố gắng hết sức nhưng bạn không thể buộc ai đó thích bạn. Vậy thì hãy để mọi thứ tự nhiên. Đừng cố đổ lỗi cho bản thân, đừng đâm đầu vào một thứ mà bạn không thể kiểm soát. Và người đã không thích bạn thì càng không thích bạn hơn thôi.