Ngay cả khi vợ chồng bạn đang hạnh phúc, nhưng những thói quen này có thể bào mòn dần tình cảm của hai người.
Trong một cuộc hôn nhân lành mạnh, cả hai đồng hành bên nhau, cùng nhau thực hiện và giữ vững mối quan hệ của mình. Nhưng không có cuộc hôn nhân nào hoàn hảo. Ngay cả khi vợ chồng đang hạnh phúc, bạn vẫn có thể mắc lỗi.
Dưới đây là 6 sai lầm các cặp vợ chồng thường xuyên mắc phải:
Lên kế hoạch mà không cần tham khảo ý kiến của người kia
Mỗi người đều có công việc và lịch trình riêng của mình, trong một cuộc hôn nhân, điều quan trọng là phải chu đáo và quan tâm tới lịch của người kia để lên kế hoạch cho mọi việc. Để chắc chắn rằng bạn không đặt chuyến đi chơi, chuyến về thăm quê… hay bất cứ việc gì khác mà không trùng với công việc của vợ/chồng mình, điều cần phải làm là trò chuyện và giao tiếp.
Một trong những lỗi cơ bản mà các cặp vợ chồng mắc phải là tự ý lên kế hoạch một mình theo lịch trình và sự bận rộn của cá nhân mình. Để rồi sau khi công bố, người kia hoàn toàn bị động, không thể đáp ứng được và mọi việc đổ bể. Người lên kế hoạch thì hậm hực, tức tối vì mọi chuyện không thành, người từ chối thì cảm thấy chán nản do không được tôn trọng và hỏi ý kiến. Điều đó làm cho hôn nhân rạn nứt và tình cảm vợ chồng nảy sinh mâu thuẫn.
Để chắc chắn rằng bạn không đặt chuyến đi chơi, chuyến về thăm quê… hay bất cứ việc gì khác mà không trùng với công việc của vợ/chồng mình, điều cần phải làm là trò chuyện và giao tiếp. (Ảnh minh họa)
Điều hai vợ chồng cần làm là thiết lập lại một cuộc họp hàng tuần, thảo luận những kế hoạch sắp tới và hỏi ý kiến nhau. Điều này làm giảm những lịch chồng chéo nhau và cảm giác bực bội không đáng có.
Phân biệt rạch ròi trách nhiệm của nhau
Về lí thuyết điều này nghe có vẻ là tốt. Việc phân chia trách nhiệm, đầu việc giữa hai vợ chồng là để có sự rõ ràng trong cuộc sống. Nhưng nếu sống bên nhau mà phân biệt rạch ròi theo kiểu: “Đấy là việc của em, anh không cần phải giúp” thì trước sau gì vợ chồng cũng sẽ cãi vã và tranh luận gay gắt.
Hai vợ chồng bạn có thể từng phân công, vợ nấu cơm - chồng rửa bát, vợ giặt đồ - chồng bế con… nhưng điều đó không phải là bất di bất dịch. Khi một trong hai người quá bận rộn hoặc bị ốm đau, mệt mỏi, người kia hoàn toàn có thể hỗ trợ và giúp đỡ chứ không phải ung dung ngồi chơi mặc cho người kia phải thực hiện trách nhiệm của mình.
Phân công nhiệm vụ là để giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau khi thời gian và lịch trình bận rộn, không cho phép chứ không phải để tị nạnh và trốn việc.
Không chịu đi ngủ cho tới khi giải quyết xong tranh cãi
Phần lớn các cặp vợ chồng cho rằng, cần phải “cãi nhau cho dứt điểm” trước khi lên giường đi ngủ. Thực tế, đây không phải là một hành động khôn ngoan. Lí thuyết “đừng mang sự tức giận khi lên giường” không hoàn toàn đúng.
Bạn cần nhớ rằng, cơ thể con người có nhịp sinh học riêng, và khi đêm về khuya, tới lúc cần nghỉ ngơi, nếu bạn cứ cố thức để tranh luận, sự mệt mỏi của cơ thể làm tăng thêm sự tức tối và câu chuyện sẽ thêm phần gay gắt, thậm chí là mất kiểm soát hơn trong lời nói. Khi đó, không chừng bạn sẽ đẩy cho tình hình tệ hơn và khiến bạn phải hối tiếc.
Thay vào đó, dù cho vợ chồng đang giận nhau, nhưng nếu đã khuya, hãy thống nhất cùng nhau đi ngủ. Nó là cách để bạn bình tâm lại, nghỉ ngơi cho đầu óc và cơ thể không mệt mỏi. Sau một đêm thức dậy, bạn sẽ tỉnh táo hơn để xứ lí mọi việc.
Chúng ta thường có thói quen nín nhịn, bỏ qua cho người dưng vì muốn giữ gìn mối quan hệ, thế nhưng lại thường hay trút giận, cáu gắt với người thân của mình dù cho đó là một lỗi nhỏ. Chúng ta cười trước sai lầm của người ngoài nhưng lại đay nghiến, nói mãi về sai lầm của bạn đời. (Ảnh minh họa)
Cho rằng: “Việc đơn giản như thế phải tự biết dù không cần nói ra”
Đây là một sai lầm nghiêm trọng. Bạn kết hôn với một người bình thường chứ không phải nhà ngoại cảm. Cách tốt và hiệu quả hơn là nói ra mong muốn, ý định của bạn thay vì cho rằng đối phương phải tự nghĩ ra. Nếu bạn cứ cho rằng: “việc đơn giản như thế không cần phải nói cũng tự hiểu” thì bạn chỉ khiến vợ/chồng của mình quay mòng mòng đoán ý, còn bạn thì hậm hực vì người kia… vô tâm.
Thay vào đó, nếu bạn đang bận rộn nấu cơm, bạn muốn chồng đi đổ rác giùm, đừng bắt anh ấy phải đoán ý bằng sự bực bội trên nét mặt, hãy quay lại mỉm cười và nói: “Anh ơi, đổ rác giúp em đi, em đang bận”. Bằng cách đó mọi việc sẽ dễ chịu và hiệu quả hơn nhiều.
Quên rằng người bạn đời của mình cũng có cảm xúc
Chúng ta thường có thói quen nín nhịn, bỏ qua cho người dưng vì muốn giữ gìn mối quan hệ, thế nhưng lại thường hay trút giận, cáu gắt với người thân của mình dù cho đó là một lỗi nhỏ. Chúng ta cười trước sai lầm của người ngoài nhưng lại đay nghiến, nói mãi về sai lầm của bạn đời.
Trong cuộc sống vợ chồng không thể tránh khỏi những lúc bất hòa, nhưng mỗi lần như vậy hãy nhớ, đối phương cũng có cảm xúc. Nếu bạn có thể mỉm cười bỏ qua cho người lạ thì hãy cố gắng hạ thấp giọng, nói dịu dàng với bạn đời của mình trước những tình huống gây bất hòa để giữ gìn hạnh phúc gia đình.
Những sai lầm rất khó được tha thứ trong hôn nhân 5 sai lầm của vợ khiến chồng ra ngoài “tòm tem” |