Bồn cầu bẩn và có mùi, 4 mẹo nhỏ sau sẽ khử độc nhanh chóng giúp sạch như mới mua

Hồng Nhung - Ngày 24/04/2022 11:46 AM (GMT+7)

Bồn cầu là nơi rất dễ tích tụ chất bẩn và sinh sôi nhiều vi khuẩn vì vậy khu vực này cần phải vệ sinh thường xuyên và kỹ lưỡng.

Trong khu vực nhà tắm và nhà vệ sinh, vòi nước, đầu vòi hoa sen, bồn cầu và quạt thông gió là 4 khu vực khó vệ sinh nhất. Đặc biệt đây lại là những khu vực rất dễ tích tụ bẩn và sinh sôi nhiều vi khuẩn gây hại cho sức khỏe con người. Chính vì vậy việc làm sạch 4 khu vực này vô cùng quan trọng.

Dưới đây, chúng tôi sẽ mách nhỏ bạn 4 mẹo để có thể nhanh chóng vệ sinh sạch sẽ 4 khu vực này giúp khử độc nhanh chóng.

Vòi nước

Sử dụng lâu ngày vòi nước thường bị ố vàng, gỉ sét.

Sử dụng lâu ngày vòi nước thường bị ố vàng, gỉ sét.

Lúc mới sử dụng vòi inox vô cùng sáng và bóng tuy nhiên sau một thời gian chúng thường bị ố vàng, gỉ sét và xuất hiện các mảng bám dơ mất thẩm mỹ. Chưa kể việc sử dụng lâu ngày sẽ tích tụ nhiều cặn bẩn, cặn nước bám trên đó khiến việc vệ sinh rất phiền phức.

Bạn có thể sử dụng giấm trắng và banking soda để làm sạch vòi nước. Đầu tiên bạn ngâm giấy vệ sinh với giấm trắng và phủ lên vết bẩn trên vòi nước. Sau đó, bạn rắc một ít baking soda lên giấy vệ sinh, baking soda sẽ phản ứng với giấm trắng và đánh bay vết bẩn trên vòi nước. Bạn đậy giấy đó khoảng 30-60 phút rồi bóc giấy vệ sinh ra và rửa lại vòi bằng nước sạch. Ngoài ra, bạn có thể làm sạch vòi nước với chanh và banking soda hoặc bằng kem đánh răng.

Đầu vòi hoa sen

Đầu vòi hoa sen cũng cần vệ sinh thường xuyên.

Đầu vòi hoa sen cũng cần vệ sinh thường xuyên.

Nhiều người nghĩ rằng nước từ vòi hoa sen là sạch nhất bởi chúng không tiếp xúc qua bất kì môi trường nào. Tuy nhiên thực tế cho thấy, vòi hoa sen cũng là nơi trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn. Nếu đầu vòi sen đã được sử dụng lâu ngày, một lượng lớn cặn bẩn sẽ tích tụ tại vòi, sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả xả nước. Để làm sạch vòi hoa sen, bạn có thể áp dụng một cách vô cùng đơn giản là cho một lượng giấm trắng thích hợp vào túi ni lông, rồi buộc bọc lên miệng vòi.

Giấm trắng có thể đánh tan cặn bẩn, chỉ cần ngâm trong vòng 1 tiếng là cặn bẩn bám trên đầu vòi có thể được tẩy sạch. Dùng bàn chải đánh răng cũ để chà sạch các mảng bám nhỏ bên ngoài rồi vặn nước rửa lại một lần nữa là có thể sử dụng bình thường.

Bồn cầu phòng vệ sinh

Bồn cầu là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn nhất.

Bồn cầu là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn nhất.

Bồn cầu là vị trí cần phải vệ sinh thường xuyên nhất bởi đây là nơi tích tụ của nhiều loại vi khuẩn gây bệnh. Chính vì thế để hạn chế vi khuẩn tấn công cách duy nhất là để bồn cầu luôn sạch sẽ. Với bồn cầu lâu ngày không vệ sinh sẽ xuất hiện những vết ố vàng ở thành bên trong rất khó tẩy rửa.

Vì vậy bạn cần ngâm giấy vệ sinh với dung dịch muối nở (baking soda) rồi phủ lên thành trong của bồn cầu. Baking soda có tính tẩy rửa mạnh và có thể đánh tan các vết ố vàng trên thành trong của bồn cầu.

Sau khi đắp 30 phút, bạn bóc giấy vệ sinh, sau đó rửa sạch và chà bằng nước nóng là có thể làm sạch các vết bẩn cứng đầu ban đầu.

Quạt thông gió

Quạt thông gió là vị trí mọi người hay bị quên nhất khi dọn dẹp.

Quạt thông gió là vị trí mọi người hay bị quên nhất khi dọn dẹp.

Một trong những thiết bị hay bị quên nhất khi dọn dẹp phòng vệ sinh là quạt thông gió. Khi quạt thông gió sạch thì nó có thể làm giảm mùi hôi trong phòng tắm, cũng như chống lại nấm mốc. Ngược lại, những vấn đề này có thể trở thành mối nguy hại cho sức khỏe nếu quạt không được vệ sinh thường xuyên. Vì vậy 6 tháng/lần bạn hãy làm sạch quạt thông gió để có thể loại bỏ bụi bẩn tích tụ trước khi quạt hoạt động không hiệu quả. Đầu tiên, bạn cần tháo nắp quạt và chải sạch..Sau đó dùng giẻ lau sạch lá và đậy nắp lại thế là xong.

Chúc các bạn thành công!

Đặt lõi giấy vệ sinh ở ghế bồn cầu khi dùng vệ sinh công cộng, công dụng ít ai biết
Khi sử dụng hết giấy vệ sinh, bạn đừng vội vứt phần lõi vào thùng rác mà hãy đặt phần lõi đó ở ghế bồn cầu nhé.

Mẹo vặt gia đình

Hồng Nhung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo vặt gia đình