Cách chăm sóc Mai sau Tết như thế nào để lâu tàn mà vẫn ra nhiều bông

Nhật Linh - Ngày 28/12/2020 09:31 AM (GMT+7)

Mai vàng là một trong những loại cây cảnh rất được ưa chuộng để chơi Tết. Cách chăm sóc Mai sau Tết như thế nào để cây vẫn ra hoa đẹp mà rất lâu tàn là điều không phải ai cũng biết đến. Hãy cùng tìm hiểu cách làm ngay sau đây.

Đặc điểm của những cây Mai vàng ngày Tết

Hiện nay, những cây Mai vàng dùng để trồng và chơi trong ngày Tết chủ yếu được phân thành 3 dạng chính: Cây Mai trồng ở chậu đặt trong nhà, cây Mai trồng ở chậu đặt ngoài sân và cây Mai trồng trực tiếp trên các hố đất. Mỗi loại Mai sẽ có cách chăm sóc khác nhau nhằm giúp cây có thể nở hoa đúng dịp Tết và lâu tàn.

Cách chăm sóc Mai sau Tết như thế nào để lâu tàn mà vẫn ra nhiều bông - 1

Hình ảnh cây Mai vàng đón Tết

Thông thường, hầu hết những cây Mai vàng sẽ bị phun thuốc nhằm kích thích ra hoa. Điều này khiến cho cây không được phát triển một cách tự nhiên mà bị ép để phát triển, ảnh hưởng đến tuổi thọ của cây. Do đó mà cách chăm sóc Mai sau Tết hoặc trước Tết đóng vai trò rất quan trọng nhằm giữ cho cây vẫn có hoa nở lâu tàn ngay cả khi bị phun thuốc kích thích.

Cách chăm sóc Mai sau Tết đúng cách

1. Cách chăm sóc Mai sau Tết với cây trồng trong chậu

Với những cây Mai vàng sau khi đã được chưng Tết, để có thể chăm sóc chúng đúng cách thì bạn cần phải xử lý kỹ càng theo từng bước như sau:

- Phơi nắng: Hãy mang chậu Mai đang đặt ở trong nhà ra ngoài trời để tắm nắng. Tiến hành phơi nắng trong điều kiện khí hậu mát mẻ và cường độ ánh sáng không quá mạnh từ 3-5 ngày. Điều này giúp cây có thể phục hồi khả năng quang hợp và ra hoa tiếp. Trường hợp không thể chuyển ra ngoài thì bạn hãy thay mới 1/3 lượng đất trong chậu, bổ sung thêm phân bón hữu cơ, và tưới nước giữ cho đất luôn được ẩm.

- Cắt tỉa: Tiến hành cắt bỏ những nụ hoa đã tàn hoặc những nụ chưa nở để tránh quá trình tạo thành quả trên cây Mai. Đồng thời bạn hãy tỉa bớt những cành lá vươn quá dài hoặc bị khô héo để đảm bảo lượng dinh dưỡng cho cây không bị thất thoát.

Cách chăm sóc Mai sau Tết như thế nào để lâu tàn mà vẫn ra nhiều bông - 2

Chăm sóc cẩn thận cho cây Mai vàng đúng cách

- Tạo hình bộ rễ: Với cây Mai trồng trong chậu, hãy dùng kéo cắt tỉa phần rễ để tạo thành một bầu đất gọn gàng, tránh để rễ mọc quá dài đâm xuyên qua bầu đất và tạo điều kiện cho việc thay sang chậu mới được dễ dàng hơn.

- Thay chậu: Sau quá trình trồng và chăm sóc cây Mai trước và sau Tết, bạn cũng nên tính đến việc thay đổi chậu mới cho cây. Chậu mới tốt nhất nên lớn hơn chậu cũ để đảm bảo cây có thể phát triển lớn hơn mà không bị ảnh hưởng.

- Bón phân: Sau Tết nên bón phân hữu cơ lẫn phân hóa học loại này cho cây Mai mau lợi sức, phát triển đâm chồi nhảy tược mạnh hơn. Loại phân NPK 15-30-15, loại 6-30-30 là những loại phân có tỷ lệ Lân (P) và Kali (K) cao, dùng bón để kích thích cho cây Mai ra nhiều nụ hoa và nụ hoa to.

2. Cách chăm sóc Mai sau Tết với cây trồng ngoài vườn

Với những cây Mai vàng được trồng trong những hố đất được đặt ngoài vườn thì cách chăm sóc Mai sau Tết sẽ khác biệt một chút.

- Cắt tỉa: Sau khi hết Tết khoảng 1-2 tuần, bạn hãy tiến hành cắt tỉa bớt cành lá dựa theo hình dạng hiện tại của cây. Thông thường người ta hay cắt đi khoảng ⅓ phần cành thừa và cắt sao cho các cành trên có độ dài ngắn hơn các cành dưới để giúp cây trông gọn gàng và đẹp hơn.

- Bón phân kích rễ: Hãy bón phân Ure cho gốc cây theo tỷ lệ 1 thìa phân: 10 lít nước để tưới đều xung quanh khu vực gốc cây. Điều này giúp cây hồi phục và khỏe mạnh trở lại sau khoảng thời gian chưng Tết và bị kích thích nở hoa.

- Phun thuốc kích thích chồi lá: Sau khi bón phân cho cây, nếu bạn thấy cây vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục thì nên sử dụng thêm thuốc để kích thích chồi lá mọc trở lại. Sử dụng liều lượng tuân theo đúng chỉ dẫn được ghi trên bao bì.

Cách chăm sóc Mai sau Tết như thế nào để lâu tàn mà vẫn ra nhiều bông - 3

Công đoạn vệ sinh cho các cây Mai

- Vệ sinh cho cây: Sau quá trình chăm sóc Mai sau Tết, công đoạn vệ sinh cho cây sẽ được thực hiện sau cùng. Hãy sử dụng vòi nước áp lực lớn để thổi sạch nấm mộc hoặc rêu đang bám trên thân hoặc gốc cây. Hãy dùng nilon bọc lại phần gốc để tránh rửa trôi đi mất lượng phân bón mới bón kích rễ cho cây.

- Thay đất cho cây: Sau một vài năm trồng cây Mai ở ngoài sân vườn, lượng dinh dưỡng trong đất chắc chắn sẽ bị hao hụt dần dần dẫn đến không cung cấp đủ dưỡng chất mà cây Mai cần. Khi này bạn cần thay đất hữu cơ mới nhằm bổ sung Kali và đạm để giúp cây có thể sinh trưởng tốt hơn.

Một số lưu ý khi chăm sóc Mai sau Tết

- Khi cây Mai mới được thay đất mới, bất kể ở trong chậu hay được trồng ngoài vườn thì bạn không nên bón phân ngay lập tức cho cây. Hãy để cho cây làm quen với môi trường đất mới vài tuần để tránh phá hỏng bộ rễ của cây.

- Vào mùa mưa, chỉ nên bón lót hoặc phun phân bón pha loãng với nước lên trên mặt lá của cây Mai để tránh làm chết cây và giúp cây có thể phát triển tốt hơn.

- Khi thay đất mới cho cây Mai, để đảm bảo đất có đủ dinh dưỡng cho quá trình phát triển tiếp theo của cây, bạn hãy trộn đất cùng với một ít phân hữu cơ và cát trước khi cho cây vào trong hố đất để trồng. Đó là những cách chăm sóc Mai sau Tết đúng nhất mà bạn nên quan tâm và thực hiện.

Ngắm cây dâm bụt mọc bờ rào thế lạ, qua tay nghệ nhân hóa siêu phẩm
Cây dâm bụt có thân uốn lượn kỳ quái, khiến nhiều người trong giới chơi cây cảnh "sửng sốt" dừng chân lại ngắm nhìn.

Nhật Linh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cây cảnh Tết