Lâu ngày không vệ sinh đệm sẽ thành ổ vi khuẩn, rắc thứ này lên trên, không cần giặt nước cũng sạch như mới

Cẩm Tú - Ngày 07/10/2023 19:00 PM (GMT+7)

Để vệ sinh đệm, bạn hãy thực hiện theo những bước sau.

Nhiều người sẽ trải chiếu nằm vào mùa hè, tới mùa đông lạnh mới nằm đệm. Nhưng, có người lại nằm đệm quanh năm vì cảm thấy êm ái và thoải mái.

Theo các nghiên cứu, đệm cũng như chăn, ga, gối… là nơi trú ngụ tuyệt vời của mạt bụi. Các tế bài da chết chính là thức ăn khoái khẩu của những ký sinh trùng này. Chúng sẽ gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe con người, nhẹ thì gây ngứa ngáy, khó chịu, nặng thì ho, hắt xì, viêm mũi dị ứng, gây mụn nhọn, viêm da,…

Vì vậy, giặt giũ chăn, ga, gối, đệm thường xuyên là việc làm rất cần thiết. Tuy nhiên, đệm rất khó để làm sạch sâu.

Lâu ngày không vệ sinh đệm sẽ thành ổ vi khuẩn, rắc thứ này lên trên, không cần giặt nước cũng sạch như mới - 1

Nhiều người thường mang đệm đi phơi dưới nắng mặt trời, nghĩ vậy là có thể tiêu diệt hoàn toàn mạt bụi. Nhưng theo thí nghiệm do Viện nghiên cứu dị ứng môi trường ở Tokyo, Nhật Bản thực hiện, sau 6 giờ phơi nắng, tỷ lệ tồn dư các chất có hại như mạt bụi trên đệm vẫn cao tới 96,2%.

Vậy phải làm thế nào để vệ sinh đệm đơn giản mà hiệu quả cao? Để vệ sinh đệm, bạn hãy thực hiện theo những bước sau:

1. Tháo vỏ gối, ga đệm và đưa chăn gối, đồ trang trí ra khỏi giường

Sau khi lấy gối ngủ, gối ôm, thú nhồi bông,… ra khỏi giường, bạn hãy tháo tấm ga đệm rồi cho vào máy giặt để giặt sạch. Theo khuyến cáo, ga giường, vỏ gối nên được giặt khoảng 1 tuần/lần, chăn nên giặt 1 tháng/lần.

2. Xử lý trên bề mặt đệm

Bạn hãy dùng máy hút bụi có gắn cọ lớn để hút sạch các tạp chất ở bề mặt trên cùng của đệm. Dùng vòi hút dài để loại bỏ tạp chất ở khe, rãnh, đường may,… trên đệm.

Lâu ngày không vệ sinh đệm sẽ thành ổ vi khuẩn, rắc thứ này lên trên, không cần giặt nước cũng sạch như mới - 2

Với các vết bẩn thông thường, hãy pha loãng dung dịch nước rửa chén với nước, cho vào bình xịt rồi phun lên vết bẩn (không phun quá nhiều). Chờ 5-10 phút, dùng khăn sạch thấm liên tục lên vết bẩn để hút hết lượng dung dịch thừa.

Với vệt máu hay nước tiểu, hãy đổ một ít nước oxy già hoặc chất tẩy rửa bằng enzyme lên vùng bị bẩn. Dùng một miếng vải sạch thấm vết bẩn ngay sau đó. Dùng bàn chải chà mạnh cho đến khi vết bẩn không còn.

Lâu ngày không vệ sinh đệm sẽ thành ổ vi khuẩn, rắc thứ này lên trên, không cần giặt nước cũng sạch như mới - 3

3. Rắc bột baking soda lên đệm

Baking soda có tác dụng hút hết hơi ẩm, khử mùi hôi còn sót lại. Vì vậy sau các bước trên, bạn hãy rắc bột baking soda lên toàn bộ bề mặt đệm. Sau đó đợi vài tiếng đồng hồ, tốt nhất là qua đêm, để axit trong baking soda có thể hấp thu hết hơi ẩm trong đệm và khử mùi hôi hiệu quả nhất.

Tiếp theo, hãy dùng máy hút bụi để loại bỏ bột baking soda trên đệm. Khi mặt trên của đệm không còn vết bẩn, hãy lật đệm lại để vệ sinh bề mặt bên dưới. Lặp lại các bước như trên là được.

Lâu ngày không vệ sinh đệm sẽ thành ổ vi khuẩn, rắc thứ này lên trên, không cần giặt nước cũng sạch như mới - 4

Bạn nên vệ sinh đệm 3- 6 tháng/lần. Nếu không dùng nữa, hãy bọc đệm bằng túi nilong chuyên dụng để tránh bị nước, bụi bẩn bám trên bề mặt.

Với ruột gối, ruột chăn, bạn cũng nên mang đi giặt. Hoặc, bạn có thể cho ruột gối, ruột chăn vào túi nilong màu đen, bọc kín rồi phơi nắng trong 2 tiếng. Bằng cách này, vi khuẩn và mạt bụi sẽ bị tiêu diệt.

Dù gầm giường trống cũng đừng cất 4 thứ này ở đây, không phải mê tín mà có cơ sở cả
Không gian dưới gầm giường nên thoáng đãng để đảm bảo vệ sinh cũng như sức khỏe của các thành viên trong gia đình.

Mẹo vặt gia đình

Theo Cẩm Tú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo vặt gia đình