Trên bếp gas có một cơ chế nhỏ, chỉ cần làm sạch thứ này sẽ tiết kiệm hơn nửa tiền

Hạo Phi - Ngày 06/08/2022 05:32 AM (GMT+7)

Tuy đây là một trong những bộ phận quan trọng nhất của bếp gas nhưng bị khá nhiều người bỏ qua.

Sau một thời gian sử dụng, lửa của bếp gas dễ có màu vàng, đỏ khiến nồi dễ bị đen. Ngoài ra, lửa sẽ tương đối nhỏ, không đủ lớn sẽ gây cảm giác khó chịu cho người nấu. Bởi, với các món rau luộc hay xào cần lửa lớn thì rau mới xanh được, lửa nhỏ sẽ khiến rau dễ bị nhũn, thâm, hương vị cũng kém đi.

Tại sao bếp gas lại có lửa nhỏ sau một thời gian sử dụng?

Một trong những bộ phận quan trọng nhất của bếp gas chính là mâm chia lửa nằm ở chính giữa bếp. Khi gas bị đốt cháy tạo thành ngọn lửa, mâm chia lửa sẽ là nơi chịu tác động trực tiếp.

Tuy nhiên khi nấu ăn, nhiều lúc không may nước canh sẽ trào ra hoặc dầu ăn bắn ra ngoài, rơi xuống mâm chia lửa. Sau một thời gian sử dụng, mâm chia lửa sẽ bị bẩn và đây có thể là nguyên nhân khiến bếp gas phát ra lửa nhỏ.

Sau một thời gian sử dụng, lửa bếp gas có thể nhỏ đi hoặc chuyển sang màu đỏ. (Ảnh minh họa)

Sau một thời gian sử dụng, lửa bếp gas có thể nhỏ đi hoặc chuyển sang màu đỏ. (Ảnh minh họa)

Bởi lẽ, khi này các lỗ nhỏ xung quanh mâm chia lửa sẽ bị bịt kín làm ảnh hưởng tới ngọn lửa, hoặc một số chỗ sẽ bị thoát khí ra, gây lãng phí một lượng gas khá lớn. Do đó, bạn cần phải vệ sinh mâm chia nhiệt thường xuyên để nó không bị tắc nghẽn.

Cách vệ sinh bộ phận này của bếp gas rất đơn giản, bạn chỉ cần làm theo các bước như sau:

- Khóa van gas và để bếp nguội hẳn trước khi tháo mâm chia lửa ra.

- Dùng tăm hoặc kim nhỏ để thông các lỗ trên mâm chia lửa, cần chọc từng lỗ.

Cách làm sạch mâm chia lửa của bếp gas.

Cách làm sạch mâm chia lửa của bếp gas. 

- Lấy một miếng vải lau mâm chia lửa rồi đem ngâm với nước ấm pha chút giấm trắng trong vài phút.

- Dùng miếng bọt biển có nước rửa chén để chùi rửa mâm chia lửa.

- Úp ngược bộ phận này lên khăn khô để chúng khô hoàn toàn trước khi lắp lại vào bếp gas.

2 vị trí khác của bếp gas nên thường xuyên vệ sinh

1. Kiềng bếp

Kiềng bếp là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với xoong nồi để nấu nướng nên khá dễ bám bụi và dầu mỡ. Vì vậy việc vệ sinh kiềng bếp cần được thực hiện thường xuyên hoặc ngay sau khi thức ăn bị tràn ra ngoài trong quá trình đun nấu.

Với những vết bẩn cứng đầu hoặc để lâu, bạn nên ngâm kiềng bếp vào nước sôi được hòa cùng baking soda trong khoảng 15-30 phút để làm mềm vết bẩn. Sau đó, bạn hãy rửa lại kiềng bếp và lau khô trước khi lắp lại vào bếp gas.

Ngoài mâm chia lửa, bạn cũng cần vệ sinh kiềng bếp và mặt, thân bếp thường xuyên.

Ngoài mâm chia lửa, bạn cũng cần vệ sinh kiềng bếp và mặt, thân bếp thường xuyên. 

2. Mặt và thân bếp gas

Mặt và thân bếp nếu không được vệ sinh thường xuyên thì trông rất mất thẩm mỹ, đồng thời dễ khiến thân bếp bị bào mòn, gỉ sét. Do đó, bạn nên lau mặt và thân bếp sau mỗi lần nấu.

Để lau bếp gas, bạn có thể sử dụng các sản phẩm chuyên dụng cho nhà bếp. Nếu gặp phải vết bẩn cứng đầu, bạn hãy dùng vật hỗ trợ để cạy sạch các vết bẩn ra khỏi mặt bếp trước đã nhé.

Giặt quần áo xong nên mở hay đóng cửa máy giặt? Câu trả lời khiến nhiều người kinh ngạc
Đóng hay mở cửa máy giặt sau khi giặt quần áo đều chưa phải là câu trả lời chính xác.

Mẹo vặt gia đình

Theo Hạo Phi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo vặt gia đình