Trong tủ lạnh có 2 công tắc nhỏ, làm đúng tiết kiệm nửa tiền điện, dùng chục năm vẫn bền

Cẩm Tú - Ngày 08/10/2022 11:52 AM (GMT+7)

Mặc dù 2 nút công tắc đều có chức năng là điều chỉnh nhiệt độ nhưng nguyên lý hoạt động lại khác nhau. Nếu làm đúng, không chỉ tiết kiệm được tiền điện mà còn tăng tuổi thọ của tủ lạnh.

2 công tắc cơ bản trong tủ lạnh

- Nút điều chỉnh công suất dàn lạnh:

Nút này thường nằm ở ngăn mát tủ lạnh, nhưng có tác dụng điều chỉnh nhiệt độ cho toàn tủ lạnh, bao gồm cả ngăn mát và ngăn đá. Nút có dạng núm vặn xoay tròn với nhiều cấp độ để người dùng tự điều chỉnh.

Nút điều chỉnh công suất dàn lạnh thường có dạng núm vặn, nằm ở ngăn mát.

Nút điều chỉnh công suất dàn lạnh thường có dạng núm vặn, nằm ở ngăn mát. 

Khi vặn số càng cao (về phía MAX) thì nhiệt độ trong tủ lạnh càng xuống thấp, tủ lạnh sẽ hoạt động với công suất càng cao.

Khi vặn số càng nhỏ (về phía MIN), nhiệt độ càng cao nên tủ lạnh sẽ ít lạnh, đồng nghĩa với việc tủ sẽ hoạt động với công suất thấp.

- Nút phân phối gió:

Các loại tủ lanh thường chỉ có 1 dàn lạnh, 1 nút phân phối gió (hay còn gọi là quạt gió). Thông thường, quạt gió được đặt ở ngăn đá, có dạng thanh trượt, giúp phân bổ lượng gió lạnh tới toàn bộ tủ lạnh (gồm cả ngăn đá và ngăn mát).

Nút phân phối gió thường nằm ở ngăn đá tủ lạnh.

Nút phân phối gió thường nằm ở ngăn đá tủ lạnh. 

Khi kéo thanh trượt về phía “MAX”, quạt gió sẽ thổi hơi lạnh vào ngăn đá nhiều hơn nên lượng gió dưới ngăn mát sẽ giảm đi.

Ngược lại khi kéo thanh trượt về phía “MIN”, lượng gió vào ngăn đá sẽ bị hạn chế và tự động lưu thông xuống ngăn mát nhiều hơn.

Khi nắm được nguyên lý hoạt động của 2 nút này, bạn sẽ biết cách điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng, từ đó giúp tiết kiệm điện năng đáng kể.

Ví dụ nếu bạn ít sử dụng ngăn đá, tập trung vào việc bảo quản thực phẩm tại ngăn lạnh. Lúc này, bạn chỉ cần gạt nút quạt gió cho khí lạnh từ ngăn đá xuống ngăn mát nhiều hơn mà không cần thiết phải tăng công suất tủ lạnh bằng cách điều chỉnh nút công suất dàn lạnh bên dưới, từ đó tránh gây hao tốn điện năng.

Ngoài ra, nếu tủ lạnh của bạn đang để lượng thực phẩm vừa phải, bạn có thể điều chỉnh nút công suất dàn lạnh ở mức 1-2. Nếu thực phẩm nhiều hơn, hoặc nhiệt độ bên ngoài môi trường nóng, bạn có thể tăng lên mức 3-5 để đảm bảo nhiệt độ bên trong tủ lạnh, tránh việc thực phẩm bị thối hỏng.

Trong tủ lạnh có 2 công tắc nhỏ, làm đúng tiết kiệm nửa tiền điện, dùng chục năm vẫn bền - 3

Những lưu ý khi sử dụng tủ lạnh để vừa bền vừa tiết kiệm điện năng

- Vệ sinh tủ lạnh mỗi lần một tuần để làm sạch vết bẩn cũng như loại bỏ vi khuẩn bên trong.

- Không để thực phẩm nóng vào tủ, hãy để nguội hẳn rồi hẵng cho vào để tránh tình trạng tủ phải tiêu thụ một lượng điện đáng kể do phải cân bằng lại nhiệt độ trong tủ, gây hao tốn điện năng.

- Không đặt quá nhiều thực phẩm vào tủ để tránh tủ lạnh phải làm việc quá tải.

- Giữa các thực phẩm đặt vào tủ lạnh cần có khoảng cách thông thoáng, như vậy hơi lạnh mới có thể đi qua và làm lạnh đều mọi thứ.

- Không mở tủ quá nhiều và quá lâu.

- Sử dụng các vật dụng đựng thực phẩm bằng kim loại thay vì bằng nhựa, bởi dụng cụ kim loại có khả năng dẫn nhiệt tốt hơn giúp thực phẩm được làm lạnh nhanh hơn, từ đó tủ sẽ ít tiêu tốn điện năng hơn.

6 thứ tuyệt đối không đặt cạnh bếp, nhà nào cũng có ít nhất 2 thứ
Mặc dù rất nguy hiểm khi đặt những thứ này ở gần bếp nhưng nhiều nhà vẫn mắc phải, bạn hãy kiểm tra xem mình có phạm phải lỗi sai này không nhé.

Mẹo vặt gia đình

Theo Cẩm Tú
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mẹo vặt gia đình