Khi nghe vợ giải thích và nhìn vào bên trong máy giặt, tôi mới biết mình đã trách nhầm vợ.
Trong nhà tôi có phân chia công việc rõ ràng, chẳng hạn như vợ nấu cơm tôi rửa bát, vợ lau nhà còn tôi giặt đồ, phơi đồ,… Hôm qua vợ bỗng nhiên “siêng đột xuất”, đi bỏ đồ vào máy giặt hộ tôi nhưng đương nhiên việc phơi đồ vẫn thuộc về tôi.
Lúc mở cửa máy giặt, tôi thấy hai vỏ chai nước nằm lăn lốc trong đó. Trong lòng thầm nghĩ chắc vợ “não cá vàng” đi vứt chai nhựa mà lại vứt nhầm vào máy giặt cũng nên, bởi nhà tôi hay có thói quen cất chai nhựa vào một chỗ, khi nào nhiều sẽ mang đi cho mấy cô đồng nát, mà chỗ để chai lại gần chỗ đặt máy giặt. Mới sinh một đứa mà vợ đã thế này rồi, đẻ thêm đứa nữa không biết còn đãng trí thế nào nữa đây.
Tôi thấy vỏ chai nhựa trong máy giặt, nghĩ rằng là do vợ bỏ quên vào đó. (Ảnh minh họa)
Đang than ngắn thở dài về trí nhớ “siêu đỉnh” của vợ thì cô vợ của tôi lật đật chạy tới, ngó nghiêng bên trong máy giặt. Tôi sẵng giọng mắng vợ cái tội hay quên, vứt nhầm vỏ chai vào máy giặt luôn. Nào mà ngờ, vợ bảo không phải cô ấy quên mà là cố tình làm như vậy.
- Em cố tình bỏ chai nhựa vào máy giặt đấy. Em đọc trên mạng được mẹo này. Anh thấy quần áo hôm nay sau khi giặt xong có điểm nào khác biệt so với trước không?
Tôi nhìn kỹ lại bên trong máy giặt rồi tròn mặt kinh ngạc. Quần áo ngày thường sau khi giặt xong thường bị quấn hết vào nhau rất khó lấy, nhưng hôm nay lại rất dễ lấy ra vì chúng không bị vo cục nữa. Quần áo cũng thẳng mượt hơn, không còn nhăn nhúm như trước. Đến lúc này tôi mới biết mình đã trách nhầm vợ.
Tại sao nên ném 2 vỏ chai nước vào máy giặt khi giặt đồ?
Máy giặt là thiết bị rất phổ biến trong thời buổi hiện tại, nhưng dù sử dụng loại máy giặt nào đi chăng nữa thì lực tác động của nó vẫn mạnh hơn so với giặt tay. Do đó, việc quần áo bị sờn bạc, dễ rách hơn cũng là điều dễ hiểu.
Ngoài ra, nếu lượng quần áo cho vào máy giặt vượt mức chuẩn quy định thì trong quá trình hoạt động, quần áo bị quấn chặt lại với nhau. Khi lồng giặt quay, quần áo sẽ bị kéo dãn khiến các bộ đồ dễ bị rách do lực kéo.
Tuy nhiên nếu cho thêm 2 vỏ chai nhựa vào máy giặt thì tình trạng này sẽ không còn xảy ra nữa. Nguyên nhân là do lúc này chai nhựa sẽ quay theo quần áo và tạo ra lực ma sát, khiến lực ma sát giữa quần áo sẽ giảm đi rất nhiều, từ đó không bị quấn vào nhau nữa, tránh tình trạng bị kéo rách.
Bên cạnh đó, chai nhựa còn đóng vai trò như một chiếc gậy gỗ gõ lên quần áo, giúp quần áo sạch sẽ hơn. Lưu ý, trước khi cho chai nhựa vào máy giặt, bạn phải vặn chặt nắp chai nếu không khó đạt được hiệu quả như mong muốn.