Những thắc mắc sau đây sẽ giúp bà bầu có được kiến thức về dinh dưỡng thai kì.
Các chuyên gia dinh dưỡng giúp bạn giải đáp thắc mắc liên quan tới dinh dưỡng thai kỳ.
1. Tôi biết khi mang thai thì cần nhiều canxi hơn. Xin cho tôi biết lý do tại sao và nên ăn uống thế nào để luôn đủ canxi?
- Canxi là chất cần thiết cho sự phát triển của răng và xương thai nhi. Vì thế, khi mang thai người mẹ phải nhận được đủ canxi. Bé sinh đủ tháng có khoảng 25-30g canxi, hầu hết trong số đó được hấp thụ trong 3 tháng cuối thai kỳ.
Nhiều người mẹ không đủ canxi, nhất là người ăn chay và người không ăn (uống) sữa và các sản phẩm từ sữa. Những phụ nữ mang thai khi tuổi đời còn trẻ (18-20 tuổi) thì càng đặc biệt phải tiêu thụ nhiều thực phẩm có canxi hơn.
Nguồn thực phẩm dồi dào canxi là những món có sữa, hay được làm từ sữa như phômai, sữa chua. Nếu không muốn tăng cân nhiều, thai phụ nên dùng sữa ít béo hoặc sữa tách kem.
Cá mòi đóng hộp và những loại cá nhỏ ăn cả xương cũng là nguồn canxi phong phú, bên cạnh rau màu xanh sậm, đỗ, hoa quả sấy khô và đậu nành.
Vitamin D thu được chủ yếu từ ánh sáng mặt trời nhưng không có trong trứng, thịt và dầu cá là chất cần để hấp thu canxi hiệu quả. Nhiều phụ nữ không nhận đủ vitamin D, nhất là những người không tiếp xúc với ánh nắng buổi sớm hay chiều muộn. Do đó, các chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai nên bổ sung vitamin D (10mg mỗi ngày) trong suốt thai kỳ.
Chế độ ăn uống là điều đặc biệt quan trọng với bà bầu (Ảnh minh họa)
2. Tôi ăn chay và mới biết mình có thai. Vậy tôi có nên ăn kiêng tiếp không?
- Tốt nhất là bạn nên tạm ngừng ăn chay để có đủ dinh dưỡng thai kì. Các chất dinh dưỡng có nhiều trong thịt, sữa, cá và một số món ăn có nguồn gốc động vật khác.
Người ăn chay hàng ngày vẫn nhận đủ kalo và protein trong chế độ dinh dưỡng của họ; nhưng có thể thiếu hụt một số vitamin và chất khoáng. Người ăn chay cần phải đảm bảo họ nhận đủ vitamin B2, vitamin B12, canxi và sắt – những chất quan trọng trong thời kỳ mang thai. Vitamin B12 chỉ được tìm thấy tự nhiên trong các thực phẩm nguồn gốc động vật.
Nếu bạn không ăn (uống) các sản phẩm từ sữa, bạn cần ăn nhiều các loại thực phẩm khác có chứa canxi như đỗ, đậu phụ, các loại hạt, hoa quả khô, rau lá xanh và thực phẩm tăng cường canxi như bánh mì, sữa đậu nành.
Nhiều phụ nữ mang thai bị thiếu sắt và điều này dễ gặp phải ở người ăn chay. Sắt ít có trong thực vật và sắt có nguồn gốc thực vật ít được cơ thể hấp thu so với sắt có nguồn gốc động vật. Bạn nên ăn thực phẩm có chứa vitamin C cùng lúc với thực phẩm chứa sắt (chẳng hạn dùng ngũ cốc ăn sáng với nước ép hoa quả hoặc ăn đỗ cùng sốt cà chua) sẽ giúp tăng cường hấp thu sắt.
Nếu bạn nghi ngờ mình không nhận đủ chất dinh dưỡng, bạn hãy trao đổi với bác sĩ về viên bổ sung vitamin tổng hợp dành cho bà bầu. Nên tránh bổ sung liều cao, đặc biệt những thuốc có chứa vitamin A.
Bổ sung những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng để thai nhi khỏe mạnh (Ảnh minh họa)
3. Tôi nghe nói cá ngừ đóng hộp không phải loại cá chứa dầu như cá hồi đóng hộp. Có nên hạn chế ăn cá đóng hộp khi mang thai không?
- Cá ngừ đóng hộp không được tính là cá chứa dầu vì dầu cá đã được loại bỏ trong quá trình đóng hộp. Tuy nhiên các loại cá đóng hộp khác như cá mòi, cá thu, cá hồi lại được coi là cá chứa dầu. Cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Mỹ khuyên, phụ nữ mang thai nên cố gắng tiêu thụ ít nhất 2 phần cá mỗi tuần. Một trong số đó là cá có dầu (nguồn dồi dào axit béo omega3) giúp phát triển não và hệ thần kinh của em bé.
Tuy nhiên, chuyên gia cũng khuyên thai phụ không ăn quá 2 phần cá có dầu mỗi tuần. Điều này giúp người mẹ tránh tiếp xúc quá nhiều với các chất gây ô nhiễm môi trường, có thể có hại nếu ăn số lượng lớn.
Người mẹ cũng không nên ăn quá 2 phần cá ngừ tươi (trên 140g đã nấu chín) mỗi tuần. Cá ngừ có thể chứa thủy ngân, mẹ ăn nhiều sẽ làm hại tới hệ thần kinh đang phát triển của bé.
Những lưu ý trên sẽ giúp bà bầu đảm bảo được dinh dưỡng thai kì.