Chồng ơi, keo quá!

Ngày 11/03/2014 11:00 AM (GMT+7)

Chuyện những anh chồng có tật “kẹo kéo” trong thời buổi hiện đại không thiếu và một khi đã trót làm vợ chồng keo, chỉ có vợ là người lãnh đủ!

Keo hơn cả kẹo kéo

“Hồi mới yêu, hẹn hò chục lần chắc được 1, 2 lần là vào quán uống nước, còn lại toàn ngồi nhà  nói chuyện suông, uống nước lọc. Lúc ấy mình cũng nào biết gì là đòi hỏi, cứ nghĩ quen được người hiền lành, chân thật là may, cưới nhau về lo làm ăn, gây dựng thì có số hưởng. Cưới nhau về, tính tới tính lui thấy tiền tiêu cho việc đi trăng mật phí phạm quá nên đành “nhịn”. Rồi chuyện tiền nong mình cũng không quản, để anh tự do, mình có thì xài, không thì hạn chế lại cũng không hỏi han tiền của chồng. Đã vậy anh càng không “biết điều”, chi tiêu trong nhà cứ vô tư lờ đi, mặc vợ lo tất còn anh tha hồ đi nhậu với bạn bè cho sướng cái thân đàn ông. Rồi mình thất nghiệp, cũng đúng lúc muốn nằm vạ cho chồng biết phải “trụ cột” gia đình là gì. Vậy mà mỗi tháng chồng đưa mình 2 triệu bạc bảo tiền sinh hoạt phí chỉ có nhiêu thôi, liệu cơm gắp mắm! Hết nói nỗi chồng mình” – Chị Phương (27 tuổi, kế toán, Hà Nội) vừa kể vừa lắc đầu ngán ngẩm.

Tìm mọi lý do để keo

Dẫu biết thời buổi khó khăn, lạm phát liên tục, tiêu pha hoang phí sẽ có nguy cơ không tốt có gia đình nhưng kiểu “vắt cổ chày ra nước” đối với vợ con là không thể chấp nhận được. Nhiều anh khi bị vợ nhăn chuyện tiền nong, còn gằn lại đổ cho vợ xài không tiết kiệm nhưng không nhìn thấy rằng chuyện tiết kiệm khác với việc ki bo, bủn xỉn!

Cũng cùng “kinh nghiệm đau thương” với hơn 5 năm sống cùng  anh chồng kẹo keo, chị Minh Vy (35 tuổi, kế toán, Q. Thanh Xuân) sau nhiều lần tranh cãi nhưng chồng vẫn “giang sơn dễ đổi bản tính khó dời” nên chị đành “chịu đấm ăn xôi”. Hồi mới về cùng nhau, chồng chị cũng là một tay keo kiệt, đến nỗi nhiều lần hai vợ chồng gây nhau rất gây gắt trươc mặt ba má chồng. Mà chuyện đôi khi rất vớ vẩn. Có lần cô cháu gái cùng tuổi con con gái chị ở quê lên chơi,  thấy cháu ăn mặc lôi thôi, chị đi soạn mấy bộ quần áo của con gái cho. Những bộ đồ đó đa phần đã cũ nhưng còn mặc được. Vậy mà chồng chị thấy, mặt nặng mày nhẹ bảo chị thương họ hàng, mang của đi cho, phí phạm tiền của, công sức của anh!

Chồng ơi, keo quá! - 1

Cập nhật tình hình giá cả vật dụng, thực phẩm để chồng cùng biết để không nghĩ cai gì cũng rẻ, sao tiền bao nhiêu cũng hết. (ảnh minh họa)

Quá giận chồng vì cái tật bủn xỉn, chị tức quá tuôn đống quần áo ra trước mặt anh rồi chỉ rõ rành rành là đồ cũ, con gái đã không mặc cách đây nửa năm rồi, nói phí là phí thế nào? Xong giận quá, chị xách túi về nhà mẹ mấy ngày “bỏ đói” ông chồng keo kiệt cho biết thân! Sau chuyện đó, đâu cũng lại vào đấy, chồng chị chẳng thay đổi được bao nhiêu nên rút kinh nghiệm, để còn sống đươc, chị lên danh sách chi phí chi tiêu hàng tháng. Phần nào chị cũng tính rộng rãi thêm chút để hờ, chồng có “trả giá” thì vẫn đủ để xoay sở chứ không như mọi khi, không tính dư, đến khi chồng “ngả giá”, chị toàn phải cắn răng, tự liệu cơm gắp mắm.

Đối phó chồng keo

Thỏa thuận chi phí sinh hoạt từng tháng để chồng không phải thắc mắc tiền tiêu hoang phí vào đâu cũng như nói rõ hàng tháng bạn cần tiêu pha vào những khoản nào, cá nhân cần vào việc gì.

Nên bỏ ra một khoản riêng để dùng cho những lúc cần kíp như bệnh tật, đám tiệc, khỏi phải chờ chồng “duyệt” mới được dùng.

Cập nhật tình hình giá cả vật dụng, thực phẩm để chồng cùng biết để không nghĩ cai gì cũng rẻ, sao tiền bao nhiêu cũng hết.

Bình tĩnh giải thích hoặc cho chồng đi thực tế thông qua việc cùng đi chợ, siêu thị mua sắm để anh biết tình hình khó khăn của vợ trong vai trò tay hòm chìa khóa.

Đừng cho chồng đầy đủ quá, thi thoảng cũng nên để anh thiếu thốn chút ít để biết tiền sinh hoạt anh đưa không phải lúc nào cũng “đủ”.

Năng trò chuyện, tâm sự để chồng hiểu cái khó của vợ và tranh thủ… nhắc khéo tính xấu của chồng để anh hạn chế.

Trần Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện vợ chồng