Bệnh hiểm nghèo – mặt trái của lối sống đô thị hóa

Ngày 23/12/2015 08:00 AM (GMT+7)

Xã hội ngày càng phát triển đồng nghĩa với cuộc sống của con người đang trở nên hiện đại hơn. Thế nhưng đi cùng với đó, những mặt trái của lối sống hiện đại cũng bắt đầu phát sinh, mà đáng lo ngại nhất chính là nguy cơ mắc phải những căn bệnh hiểm nghèo.

Nguy cơ bệnh tật phát sinh từ lối sống đô thị hóa

Theo hội nghị khoa học "Xu hướng mới trong điều trị bệnh tim mạch hiện nay" được tổ chức vào các ngày 12-13/10/2015 ở TPHCM, nhìn chung các nước đang phát triển có tỷ lệ mắc bệnh tim cao hơn các nước đã phát triển, trong khi vấn đề kiểm soát bệnh lại kém hơn. Riêng tại các quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam, lối sống đô thị hóa ngày càng phổ biến, người dân ít vận động, cộng thêm thói quen tiêu thụ thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, nhiều cholesterol, ăn ít rau, nhiều muối, thói quen hút thuốc lá, tình trạng thừa cân béo phì, stress... làm gia tăng số người mắc các bệnh về tim mạch.

Nhịp sống ngày một hối hả cũng dẫn đến những áp lực trong công việc, học tập ngày càng lớn. Dần dần, những mệt mỏi, căng thẳng được tích tụ và làm gia tăng nguy cơ gây đột quỵ. Số liệu tổng hợp từ các bệnh viện có khoa thần kinh trên toàn quốc cho thấy: Trong ba năm trở lại đây, số bệnh nhân phải nhập viện vì đột quỵ đang có chiều hướng tăng lên từ 1,7% - 2,5%. Tỷ lệ đột quỵ ở những người trẻ và trung niên cũng đang gia tăng mạnh mẽ, chiếm 1/3 tổng số các trường hợp đột quỵ. Nếu những năm 90, toàn cầu có khoảng 25% số ca đột quỵ ở người 20 – 64 tuổi thì những năm gần đây, con số này đã tăng lên 31%. Điều đáng lưu ý là những người ở độ tuổi 20, thậm chí trẻ hơn cũng đang có nguy cơ bị đột quỵ. 

Bệnh hiểm nghèo – mặt trái của lối sống đô thị hóa - 1

Áp lực xã hội và công việc khiến cho nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo ngày càng tăng

Người Việt lại thường không có thói quen chủ động giữ gìn sức khỏe. Họ ít khi tự mình đi khám bệnh định kỳ nếu cơ thể không có triệu chứng bất thường gì. Và cứ thế, “nước đến chân mới nhảy” khiến mọi việc trở nên muộn màng, khó chữa trị hơn bởi khi căn bệnh đã có những triệu chứng rõ ràng, đồng nghĩa với bệnh lúc này đã trở nặng và chi phí điều trị đắt đỏ hơn.

Đối mặt thông minh với những căn bệnh thời hiện đại 

Cuộc sống hiện đại khiến cho những áp lực hằng ngày trở thành một điều mặc nhiên mà ai cũng phải đối mặt. Chính từ đây, vấn đề được đặt ra là làm thế nào để đối mặt với nó một cách thông minh để giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động xấu của bệnh tật đến với bản thân và gia đình, nếu chẳng may bị mắc phải. Trong thời đại thông tin ngày nay, trang bị, đồng thời không ngừng cập nhật những kiến thức hữu ích để phòng ngừa bệnh tật là lời khuyên của các chuyên gia đầu ngành. Với những căn bệnh có nguyên nhân bắt nguồn từ trạng thái căng thẳng, mệt mỏi như tim mạch hay đột quỵ, rất nhiều mẹo hay có thể được áp dụng. 

Chẳng hạn như sử dụng vitamin E và Aspirin có thể giảm 80% nguy cơ gây tắc nghẽn mạch máu, theo một nghiên cứu của trường đại học Pennsylvania ở Mỹ. Uống 2 lít nước mỗi ngày cũng sẽ giảm được 54% nguy cơ mắc bệnh tim do nước có khả năng thanh lọc máu, làm giảm nguy cơ hình thành các cục vón trong mạch máu. Ăn nhiều tỏi cũng giúp giảm thiểu tối đa tình trạng tổn thương tim ở người sau mổ tim và nhồi máu cơ tim. Với bệnh đột quỵ, để ngăn ngừa, mỗi người không nên ngủ quá nhiều vào mỗi đêm. Các nhà khoa học ở trường ĐH Harvard cho biết những người ngủ nhiều hơn 10 tiếng mỗi đêm có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hơn 63% so với những người chỉ ngủ 7 tiếng. Những thực phẩm dinh dưỡng giàu kali như khoai lang, nho khô, chuối và bột cà chua cũng sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ hơn 20%. Bên cạnh đó, sử dụng dầu olive khi chế biến các món ăn như: áp chảo, rán, nướng,… sẽ giúp giảm đáng kể đột quỵ. Một nghiên cứu quan sát đối với hơn 7.600 người Pháp có độ tuổi trên 65 cho thấy những người thường xuyên sử dụng dầu olive sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ hơn 40%..  

Tuy nhiên, thực tế là cho dù đã trang bị đầy đủ các cách thức phòng ngừa, chúng ta vẫn không thể hoàn toàn tránh khỏi những tác hại xấu có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh hiểm nghèo . Vì vậy, sở hữu thêm một khoản dự phòng tài chính trong trường hợp không may mắc bệnh là việc cần thiết phải làm để giảm gánh nặng cho gia đình và người thân 

Đặc biệt, trong thời buổi hiện nay, khi bệnh hiểm nghèo chiếm đến 66% nguyên nhân tử vong tại Việt Nam(*), để giảm thiểu đến mức thấp nhất nguy cơ mắc bệnh của bản thân và gia đình, đã đến lúc mỗi người cần suy nghĩ nghiêm túc về việc sở hữu một giải pháp tài chính dành riêng cho bệnh hiểm nghèo.

“Nhận diện” được những lo lắng về sức khỏe của các gia đình Việt ngày nay, nhiều gói bảo hiểm đã ra đời nhằm mang đến những điều kiện chữa trị tốt nhất cho người tham gia trong trường hợp mắc bệnh. Đáng chú ý có gói Bảo hiểm Bệnh hiểm nghèo từ Giai đoạn đầu của Prudential. Linh hoạt, tiện lợi và có phạm vi bảo hiểm mở rộng đến 3 thế hệ (từ 6 tuổi đến 70 tuổi), gói bảo hiểm này sẽ bắt đầu chi trả cho người tham gia ngay từ giai đoạn đầu của căn bệnh, khi họ phải cần một số tiền tương đối lớn để thực hiện các xét nghiệm cần thiết nhằm tìm ra phác đồ điều trị hiệu quả. Trong trường hợp căn bệnh chuyển biến xấu, hoặc người tham gia bảo hiểm không may mắc phải các căn bệnh hiểm nghèo khác nhau, họ sẽ được hỗ trợ chi phí điều trị nhiều lần, với tổng quyền lợi lên đến 200% số tiền bảo hiểm. Với giải pháp này, cả gia đình, từ người già đến trẻ em, đều có thể tham gia để được bảo vệ cho đến khi 70 tuổi.

Bệnh hiểm nghèo – mặt trái của lối sống đô thị hóa - 2

Sở hữu cho mình một giải pháp bảo hiểm bệnh hiểm nghèo để sẵn sàng đối mặt với bệnh tật 

Nhịp sống hối hả ngày nay khiến cho chúng ta ngày càng trở nên bận rộn và quên đi việc trân trọng sức khỏe, dẫn đến việc cuộc sống của bản thân và gia đình sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi bệnh tật. Do đó, mỗi người nên trang bị cho bản thân một giải pháp dự phòng tài chính hiệu quả để đối phó với những căn bệnh hiểm nghèo, từ đó an tâm tận hưởng những thành quả mà mình đã đạt được trong cuộc sống. 

(*) Nguồn: Trung tâm Dữ liệu Sức khoẻ Toàn cầu (GBD).

Lâm Thủy.
Nguồn: [Tên nguồn].