Mẹ bầu cần ghi nhớ cách để em bé luôn khỏe mạnh ngay từ khi còn là "trứng nước".
1. Không khí ngoài trời
Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên tắm nắng vào thời gian sáng sớm. Ánh nắng lúc này giúp cơ thể người mẹ hấp thụ magie để tăng cường sự phát triển các mô cơ cho thai nhi.
Mẹ bầu tắm nắng cũng là một cách bổ sung canxi rất tốt cho bé. (Ảnh minh họa)
Bên cạnh đó ánh nắng mặt trời còn là liều thuốc tự nhiện để tổng hợp canxi và phốt pho, giúp bé có hệ răng và xương khoẻ mạnh.
2. Tư thế nằm
Khi nằm ngủ người mẹ nên quay về bên trái. Điều đó sẽ tăng cường lưu lượng máu cho thai nhi.
Nếu bạn nằm sắp sẽ gây áp lực quá nhiều cho em bé. Còn nằm ngửa có thể hạn chế lưu lượng máu đến tim khiến mẹ bầu chóng mặt.
3. Không nên nhịn tiểu
Việc nhịn tiểu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu. Thậm chí, trong trường hợp nặng, có thể dẫn tới sinh non.
4. Kem chống lão hóa.
Mẹ bầu cần thận trọng đối với việc sử dụng mỹ phẩm trong thời gian mang thai.
Trong một số sản phẩm có chứa một lượng nhỏ vitamin A hoặc hóa chất Retinol. Những thành phần này có liên quan đến nhiều trường hợp dị tật bẩm sinh. Trước khi sử dụng mẹ bầu nên đọc kỹ nhãn mác để biết chắc sản phẩm mình đang dùng có chứa Retinol.
5. Chú ý đến các chuyển động của bé
Nếu em bé đột ngột ngừng dịch chuyển hoặc dịch chuyển ít/nhiều một cách bất thường. Mẹ bầu nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để theo dõi hoặc tiến hành các xét nghiệm cần thiết.
6. Khám nha khoa
Kiểm tra răng miệng định kỳ là việc làm không thể trước và trong thời gian mang thai. Mẹ bầu dễ gặp các vấn đề về nướu răng và có thể gây ảnh hưởng đến sinh non.
Một nghiên cứu gần đây cho thấy, nếu chị em thường xuyên chăm sóc sức khỏe răng miệng như lấy cao răng, đánh bóng răng có thể làm giảm nguy cơ này tới 84%. Do đó, hãy lên lịch gặp nha sĩ ngay mẹ bầu nhé!
7. Tránh dọn dẹp vệ sinh
Mẹ bầu cần tránh những công việc như dọn rác và cỏ dại trong vườn. Đất và những con mèo hoang có thể chứa toxoplasmosis - một ký sinh trùng có thể gây ra mù lòa và tổn thương não ở thai nhi.
Nếu không thể nhờ ai giúp, trước khi làm mẹ bầu nên đi găng tay dày, đeo khẩu trang.
8. Trò chuyện cùng con
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, ngay từ khi nằm trong bụng mẹ, bé đã nhận được những kích thích âm thanh thông qua giọng nói của bố mẹ. Việc trò chuyện cùng con hàng ngày sẽ giúp bé tăng cường chức năng thính giác, phát triển ngôn ngữ và hệ vận động.
Điều này còn ảnh hưởng đến sự tự tin của bé và thậm chí làm cho em bé ngủ tốt hơn trong những giai đoạn sau này.
9. Kinh nghiệm của người thân
Hãy hỏi mẹ, bà, cô dì trong nhà về khoảng thời gian mang thai trước đây của họ như thế nào. Họ không chỉ cung cấp cho bạn những kinh nghiệm quý báu về việc chăm sóc thai kỳ mà còn chỉ ra những yếu tố di truyền liên quan đến khả năng sinh sản.
Nếu phụ nữ trong gia đình bạn có tiền sử bị tiền sản giật hoặc tiểu đường, bạn cũng có nguy cơ mắc phải. Do đó, nên cung cấp cho bác sĩ để họ quản lý thai kỳ của bạn kĩ lưỡng hơn.
10. Ăn dầu cá
Trong các loại cá như: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá mòi... có chứa phần lớn axit béo omega 3,6. Đây là những dưỡng chất không chỉ quan trọng đối với sự phát triển trí não, khả năng thị giác của bé. Đồng thời còn có khả năng giảm nguy cơ sinh non.
Mẹ bầu nên ăn dầu cá 2 lần trong 1 tuần. (Ảnh minh họa)
11. Thực hiện xét nghiệm
Chị em nên cân nhắc việc làm xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS). Đây là một dạng nhiễm trùng phổ biến, trong đó, rơi vào mọt số trường hợp rất hiếm, có thể làm thai chết lưu hay tử vong ở trẻ sơ sinh.
12. Công việc an toàn
Mẹ bầu cần xem xét tính an toàn cũng như sự đảm bảo sức khỏe cho thai phụ đối với công việc, môi trường lao động của mình. Nếu như công việc bạn đang làm có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi, người sử dụng lao động sẽ phải giảm thiểu các mối nguy hiểm, hoặc điều động bạn sang làm công việc khác phù hợp.
13. Dùng nước tắm ở nhiệt độ thích hợp.
Mẹ bầu không nên ngâm mình trong bồn nước quá nóng. Việc này có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh ở thai nhi.
Ngoài ra nhiệt độ cao và hơi nước nóng có thể khiến thai phụ toát mồ hôi, chóng mặt hoặc da mẩn đỏ.
14. Bổ sung axit folic
Axit folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ống thần kinh như tật nứt đốt sống và hiện tượng trẻ nhẹ cân.
Mẹ bầu nên bổ sung 400mcg axit folic mỗi ngày trong thời gian mang bầu.(Ảnh minh họa)
Bé sinh ra nhẹ cân dễ bị bệnh tiểu đường và các vấn đề hô hấp. Do đó, việc bổ sung hàng ngày 400mcg axit folic từ lúc thụ thai cho tới tuần 12 cùng chế độ ăn giàu folate (bao gồm rau xanh, bánh mì và ngũ cốc dành cho bữa ăn sáng) trong suốt thời kỳ mang thai là hoàn toàn cần thiết với mẹ bầu.
15. Ăn đúng cách
Lượng calo mẹ bầu cần trong giai đoạn này chỉ cần tăng 15% so với bình thường (khoảng 200-300 calo mỗi ngày.
Ngoài ra việc bổ sung hỗn hợp các vitamin và khoáng chất là việc thiết yếu trong giai đoạn này.
Mẹ bầu không nên lầm tưởng rằng mang thai nghĩa là mình phải ăn nhiều hơn, điều quan trọng là ăn đủ các chất.
16. Thắt dây an toàn
Đây là việc làm nhất thiết phải làm khi mẹ bầu đi xe ô tô . Vị trí dây đeo thích hợp có thể ở bên dưới bụng, trên đùi, chứ không phải trên bụng, nơi mà áp lực có thể gây nguy hiểm cho thai nhi nếu tai nạn xảy ra.
17. Rèn luyện sức khỏe
Mẹ bầu nên có chế độ luyện tập nhẹ nhàng, thích hợp trong thời kỳ mang thai. Khi hoạt động lưu thông máu sẽ ở mức cao nhất, giúp cơ thể của em bé tăng trưởng và phát triển toàn diện.
Ngoài ra khi cơ thể người mẹ hoạt động sẽ thúc đẩy các cơ quan chức năng của bé cũng được kích thích để phát triển tốt nhất.
18. Men sống
Sử dụng hàng ngày các chế phẩm sinh học chứa vi khuẩn có lợi cho đường ruột như sữa chua hoặc sữa chua bổ sung Probiotic. Chúng không chỉ có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu mà còn làm giảm nguy cơ mắc bệnh chậm phát triển cho bé sau này.
19. Suy nghĩ tích cực
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bà mẹ tương lai có cách nhìn tươi sáng thì con sinh ra sẽ khỏe mạnh, tính cách cũng mạnh mẽ hơn con của những bà mẹ bi quan.
Nếu ngày hôm nay của bạn thật tồi tệ, hãy cố gắng để thư giãn với việc massage hoặc đơn giản chỉ là hít thở sâu.
20. Thực phẩm giàu sắt
Rau xanh, thịt đỏ, trứng, trái cây khô và lúa mì là những thực phẩm giàu sắt. Đây là vi chất cần thiết cho quá trình tạo máu, phát triển tế bào ở thai nhi.
Mẹo nhỏ: rửa sạch thực phẩm giàu chất sắt sau đó tráng qua với nước cam. Vitamin C giúp tăng cường sự hấp thụ sắt gấp 4 lần.
21. Dừng uống rượu
Các bác sĩ đã khuyến cáo mẹ bầu không nên uống nhiều hơn 1 hoặc 2 ly rượu một tuần. Bên cạnh đó những nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng uống rượu dù ở mức an toàn cũng có thể làm trẻ có chỉ số IQ thấp hơn và rối loạn về hành vi.
Tốt nhất khi mang thai mẹ bầu không nên uống rượu.
22. Hãy thận trọng với đậu phộng
Các nghiên cứu đã gợi ý rằng nếu bạn, chồng bạn hoặc bất cứ ai trong gia đình bạn có tiền sử bị chàm, hen suyễn hoặc dị ứng với đậu phộng và các sản phẩm có đậu phộng thì trong thời kỳ mang thai bạn cũng nên tránh xa vì nó có thể gây dị ứng cho em bé.
Tất cả các loại hạt ngũ cốc khác đều an toàn và một nguồn cung cấp protein rất tốt cho mẹ bầu.
23. Tránh xa những người hút thuốc
Hút thuốc thụ động trong khi mang thai đồng nghĩa với việc bạn đã hít vào hơn 4.000 hóa chất khác nhau. Chúng có thể gây ung thư, tử vong ở trẻ và làm trẻ sinh ra nhẹ cân.
Hãy vận động ông xã cai thuốc lá. Đồng thời mẹ bầu cần tránh xa khói thuốc lá bằng mọi cách có thể.
Khói thuốc lá có thể gây ung thư phổi và các vấn đề sinh non cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)
24. Uống nhiều nước
Mẹ bầu nên uống ít nhất 2 lít nước/ ngày. Có thể chị em ngại phải đi vệ sinh nhiều nhưng thực tế, bạn cần uống nhiều nước để bổ sung vào lượng nước ối cho thai nhi cũng như tăng lượng máu cho mẹ bầu. Điều này nhằm cung cấp oxy và chất dinh dưỡng được bơm qua nhau thai cho em bé.
25. Thành thật về sức khỏe, thói quen sống
Có thể bạn không muốn thừa nhận trước đây mình đã hút 40 điều thuốc/ ngày hoặc từng mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhưng bác sĩ của bạn cần biết sự thật để kiểm soát thai kỳ của bạn tốt hơn.
26. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng thuốc
Một nghiên cứu đưa ra con số có 39% các bà mẹ sử dụng thuốc không có chỉ định trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Trong 1 số trường hợp đã có hiện tượng thai chết lưu, sẩy thai hoặc những bất thường của thai nhi.
Luôn luôn hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc thông thường hoặc bổ sung nào.
27. Thực phẩm có chứa vitamin E
Vitamin E có trong các loại hạt, rau lá xanh và các loại dầu thực vật. Các nhà khoa học cho rằng vitamin E giúp thai nhị hạn chế bệnh hen suyễn, chàm và các dị ứng khác.
28. Hạn chế sử dụng caffein
Mẹ bầu dùng caffein có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi như sẩy thai và sinh thiếu cân. Cơ quan tiêu chuẩn thực phẩm khuyến cáo mức sử dụng tối đa caffein là 300mg/ngày (tương đương với 4 tách cà phê hòa tan, cà phê lọc hoặc 6 tách trà).
29. Bổ sung vitamin trước khi sinh
Không phải người phụ nữ nào cũng có một chế độ ăn uống khoa học. Có 40% phụ nữ có chế độ ăn không lành mạnh trước khi mang thai, đồng nghĩa với việc họ có thể bị thiếu chất dinh dưỡng cần thiết khi thụ thai.
Để tối đa hóa sự hấp thụ của cơ thể, chị em cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin tổng hợp và khoáng chất. Lưu ý nên uống sau bữa ăn.
30. Giữ liên lạc thường xuyên
Mẹ bầu cần lập danh sách các y bác sĩ chuyên khoa, bao gồm thông tin cơ bản và số điện thoại liên hệ để sử dụng khi cần thiết.
Ngoài ra luôn giữ liên lạc với người thân để yêu cầu sự trợ giúp khi cần thiết.
Kết luận
Năm 2002, chỉ 5/1000 trường hợp thai chết lưu. Và từ năm 1981, trước khi phụ nữ mang thai lần đầu tiên được khuyên nên dùng acid folic, các khuyết tật ống thần kinh đã giảm lên đến 85%.
Thực tế bà mẹ trẻ hiện nay có điều kiện về mặt kinh tế, chăm sóc y khoa và nền tảng giáo dục tốt hơn bao giờ hết để nâng cao sức khỏe sinh sản cho mẹ và bé. 9 tháng của thai kỳ sẽ thật sự ý nghĩa khi bạn biết cách lựa chọn và cân nhắc những điều an toàn, đặt nền móng cho tương lai của bé phát triển toàn diện.