Bà bầu đừng ngại nhờ chồng nấu ăn, ở trong bếp lâu không hề tốt cho thai nhi

Ngày 11/03/2018 16:40 PM (GMT+7)

Bếp là môi trường có nhiều vi khuẩn và hóa chất, gây ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và em bé trong bụng.

"Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm" là câu nói chẳng xa lạ, có lẽ chính vì vậy mà từ lâu chuyện bếp núc đã được định sẵn là dành cho em phụ nữ

Vậy nhưng trong thời gian bầu bí, dù cơ thể vẫn khỏe mạnh, chị em cũng nên hạn chế vào bếp bởi đây là môi trường có nhiều vi khuẩn và hóa chất, gây ảnh hưởng không tốt đến cả mẹ và em bé trong bụng. 

Bà bầu đừng ngại nhờ chồng nấu ăn, ở trong bếp lâu không hề tốt cho thai nhi - 1

Khi có bầu, mẹ nên hạn chế vào phòng bếp. (Ảnh minh họa)

Những vi khuẩn có thể tồn tại trong bếp 

Nhà bếp là môi trường hoàn hảo cho nhiều loại vi khuẩn sinh sản và phát triển. Trong đó, chậu rửa và giẻ rửa bát, khăn lau bát là những ổ chứa nhiều vi khuẩn khác. 

Ngoài ra, bàn ghế, tủ bếp hay thậm chí cả tủ lạnh cũng là nơi có không ít các loại vi khuẩn. 

Các loại vi khuẩn thường có trong nhà bếp bao gồm: 

- E.coli: gây tiêu chảy, viêm phổi, viêm đường tiết niệu;

- Salmonella: nguyên nhân hàng đầu gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm;

- Campylobacter: gây đau bụng, tiêu chảy;

- Yersinia: gây viêm ruột hoại tử;

- Cryptosporidium: gây bệnh tiêu chảy, mất nước;

- Listeria, staphylococcus aureus, bacillus cereus: gây ra các triệu chứng ngộ độc thức ăn. 

Bà bầu đừng ngại nhờ chồng nấu ăn, ở trong bếp lâu không hề tốt cho thai nhi - 2

Trong bếp có nhiều ổ chứa vi khuẩn. (Ảnh minh họa)

Các loại khí độc, hóa chất có trong nhà bếp 

Hiện nay bếp ga vẫn là loại bếp được sử dụng phổ biến nhất. Khí ga sau khi cháy sẽ sinh ra chất khí độc như CO2, SO2, CO... Các loại khí độc này có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc sinh bé dị tật. 

Ngoài ra, khi nấu nướng, khói dầu mỡ bốc lên sẽ chứa những chất như benzopyrene, là một chất có khả năng gây ung thư. Những khí độc và khói dầu mỡ này có thể thông qua hô hấp mà xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và tấn công hệ thần kinh thai nhi.

Nghiên cứu còn cho thấy, ô nhiễm không khí trong nhà bếp có thể nguy hiểm gấp 3 lần so với những con phố chật ních xe cộ.

Ngoài ra, khi nấu ăn, dọn dẹp trong nhà bếp, mẹ sẽ không tránh khỏi việc tiếp xúc với các loại hóa chất có trong nước rửa bát, nước tẩy rửa. Các loại hóa chất này có thể ảnh hưởng không tốt đến cả sức khỏe của mẹ và em bé trong bụng. 

Bà bầu đừng ngại nhờ chồng nấu ăn, ở trong bếp lâu không hề tốt cho thai nhi - 3

Các loại khí độc trong nhà bếp có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. (Ảnh minh họa)

Những lưu ý cho mẹ bầu khi vào nhà bếp 

Việc hoàn toàn rời khỏi nhà bếp trong thời gian mang thai không phải là điều mẹ bầu nào cũng có thể làm được. Vậy nhưng mẹ bầu vào nhà bếp phải nhớ những lưu ý sau đây: 

- Trong nhà bếp nên lắp đặt quạt thông gió, máy hút mùi để dễ dàng loại trừ khỏi bụi mùi dầu mỡ, giữ gìn vệ sinh, như vậy sẽ giảm bớt sự ô nhiễm trong bếp.

- Mẹ bầu chỉ nên làm những việc nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe. 

- Khi nấu nướng, mẹ bầu cũng chú ý đừng để nhiệt độ dầu chiên quá nóng. Hãy chuyển sang ăn những món như nấu canh, luộc, hấp.

- Khi nấu bếp, mẹ cũng nên đứng cách xa bếp, tránh để bụng bầu phải chịu nhiệt độ cao từ bếp.

Nhà bếp có thể được liệt vào danh sách "những nơi không an toàn" cho mẹ bầu. Chính vì vậy, mẹ bầu cũng đừng ngại ngần nhờ chồng hay người thân thay mình chăm lo chuyện cơm nước trong khoảng thời gian chờ em bé chào đời. 

Vợ đang mang thai, chồng hãy học ngay những tuyệt chiêu massage cho bà bầu này!
Thường xuyên massage trong suốt thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu thoải mái tinh thần và giảm bớt mệt mỏi cũng như những triệu chứng khó chịu khác.
Minh An (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bà bầu không nên