Mặc dù không mẹ bầu nào mong muốn bị tiểu đường thai kỳ nhưng bệnh nguy hiểm này lại có thể xảy đến với bất kỳ phụ nữ nào khi bầu bí.
Trong thời kỳ mang thai, chính vì nhu cầu năng lượng tăng cao nên cơ thể chị em đòi hỏi lượng đường nhiều hơn. Cơ thể thai phụ có thể tự điều tiết sản xuất thêm lượng insulin để giải quyết lượng đường tăng cao trong thời gian mang thai nhưng trên thực tế, không phải bà mẹ nào cũng được thuận lợi như vậy.
Ngoài ra, trong giai đoạn mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển trong bụng mẹ. Những nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố, hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ.
Mặc dù không mẹ bầu nào mong muốn bị tiểu đường thai kỳ nhưng căn bệnh nguy hiểm này lại có thể xảy đến với bất kỳ phụ nữ nào khi bầu bí. (Ảnh minh họa)
Theo ThS.Bs Trịnh Văn Du, Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Bưu điện Hà Nội cho biết bệnh đái tháo đường thai kỳ diễn ra một cách thầm lặng. Thông thường thai phụ không biết mình mắc bệnh cho đến khi đi khám thai định kỳ và bác sĩ cho làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
Khi bị tiểu đường thai kỳ, mẹ bầu nên ăn uống kiêng khem dựa trên các nguyên tắc sau:
- Ăn 3 bữa chính & 2-3 bữa phụ: Giảm tinh bột trong bữa ăn sáng vì đường thường tăng cao buổi sáng.
- Nếu mẹ bầu ăn 6 bữa, số lượng mỗi bữa ăn như sau:
Bữa sáng: 20%
Bữa phụ buổi sáng: 10%
Bữa trưa: 30%
Bữa phụ buổi chiều: 10%
Bữa tối: 20%
Bữa phụ vào buổi tối: 10%.
- Nếu ăn 5 bữa, số lượng mỗi bữa ăn như sau:
Bữa sáng: 25%
Bữa phụ buổi sáng: 10%
Bữa trưa: 30%
Bữa tối: 25%
Bữa phụ vào buổi tối: 10%
Những thực phẩm được khuyến cáo cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ như sau:
- Nhóm thực phẩm nhiều chất đạm: 20% tổng năng lượng ăn vào.
- Nhóm thực phẩm nhiều chất bột đường: < 40% tổng năng lượng ăn vào.
- Nhóm thực phẩm nhiều chất béo: < 40% tổng năng lượng ăn vào.
- Nhóm thực phẩm nhiều chất xơ: 20- 35g/ngày. Nhu cầu khuyến nghị chất xơ của phụ nữ có thai là 28g/ngày. Thai phụ bị đái tháo đường cần ăn ít nhất 400g rau củ quả một ngày. Nên chọn rau củ quả có nhiều chất xơ như rau muống, rau ngót, rau bắp cải…
- Nhóm thực phẩm nhiều vitamin và khoáng chất: Đáp ứng đủ nhu cầu vitamin và chất khoáng theo nhu cầu khuyến nghị cho bà mẹ có thai.
Những thực phẩm thai phụ tiểu đường thai kỳ nên giảm bớt:
- Các loại thực phẩm gây tăng đường huyết như: bánh kẹo, kem, chè, các loại trái cây ngọt,…
- Khi bị tiểu đường thai kỳ cần giảm ăn mặn và các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa nhiều muối để phòng ngừa tăng huyết áp như: thịt nguội, đồ hộp, mì gói, cháo,…
- Các loại thực phẩm có nhiều chất béo gây tăng mỡ máu như: lòng đỏ trứng, thức ăn chiên xào, nội tạng (tim, gan, thận),…
- Thai phụ cũng cần giảm uống nước ngọt: nước ép trái cây ngọt, chè đặc, rượu bia, cà phê.
Nếu bị mắc phải tình trạng này, mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. (Ảnh minh họa)
Thực đơn tham khảo 5-6 bữa ăn/ngày cho mẹ bầu tiểu đường thai kỳ:
+ Bữa chính: (03 bữa)
- Bữa sáng: ăn bún, phở, mỳ hoặc bánh mỳ số lượng bớt 1/3 lượng bánh + thêm rau xanh để nhiều chất xơ, thịt nạc, cá.
- Bữa trưa: ăn rau, đậu phụ, cá thịt nạc trước, khi cảm giác no mới ăn khoảng 1 bát cơm.
- Bữa tối: như bữa trưa.
+ Bữa phụ 2-3 bữa/ngày: Cách bữa ăn chính 2 - 3h
Bữa phụ ăn quả ít ngọt như cam, táo, ổi, dưa lê 01 quả/lần, dưa hấu 1 lát /lần, chuối 1 quả/ngày, bưởi 3- 4 múi/lần hoặc bánh không ngọt, sữa tươi không đường trước ngủ.
“Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe bản thân cũng như sự phát triển của thai nhi trong bụng và cả sau khi chào đời. Do đó, nếu bị mắc phải tình trạng này, mẹ bầu cần tuân thủ nghiêm ngặt theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó, cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để vừa kiểm soát đường huyết thai kỳ vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi phát triển”, bác sĩ Du khẳng định.
Tin liên quan
Đối với bà bầu, nước mía được coi là một trong những thực phẩm dưỡng thai khá tốt nếu biết uống đúng cách và tránh 7 không dưới đây.
Khi bác sỹ bế đứa bé trao cho tôi thì tôi lại giật mình hoảng hốt nhận ra con Lan thật sự rất giống với nét mặt của chồng tôi. Nhìn đôi lông...
Một trong những băn khoăn lớn nhất của các mẹ khi bị đái tháo đường thai kỳ là bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì? Dưới đây là những...
Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không là một trong những điều mà các mẹ bầu đều thắc mắc. Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm cho mẹ và thai...
Tin bài cùng chủ đề Tiểu đường thai kì
Người mẹ trong tình trạng bị béo phì, tiểu đường thai kỳ và nhiều chứng bệnh khác.