Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, chỉ số thế nào là nguy hiểm?

Ngày 20/04/2020 14:32 PM (GMT+7)

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không là một trong những điều mà các mẹ bầu đều thắc mắc. Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi trong bụng.

Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ là một trong những bệnh nguy hiểm mà mẹ bầu có nguy cơ mắc phải trong quá trình mang thai. 

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào được khởi phát trong quá trình mang thai. Từ tuần thứ 20 của thai kỳ trở đi, mẹ bầu sẽ được xét nghiệm chẩn đoán tiểu đường thai kỳ. 

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không? Tiểu đường khi mang thai là một trong những vấn đề nguy hiểm nếu không được chẩn đoán sớm và có những biện pháp xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi. 

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không?

Tiểu đường thai kỳ dù ở mức độ nào cũng có thể gây nên những ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Nếu không phát hiện sớm thì có thể gây nguy hiểm tới tính mạng của thai nhi và ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe người mẹ.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, chỉ số thế nào là nguy hiểm? - 1

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm tới cả mẹ và thai nhi. (Ảnh minh họa)

1. Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm với người mẹ 

Khi mang thai được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ mẹ bầu có thể gặp phải những ảnh hưởng sau:

- Cao huyết áp 

Những người mẹ bầu bị tiểu đường khi mang thai dễ bị tăng huyết áp hơn. Tăng huyết áp cao có thể gây nên các biến chứng như sản giật, tiền sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển và thậm chí là tử vong trong tử cung hoặc sau khi sinh… 

- Sinh non

Khi bị tiểu đường thai kỳ thì nguy cơ sinh non cao hơn người bình thường do kiểm soát glucose huyết muộn, nhiễm trùng tiết niệu, tiền sản giật, đa ối, huyết áp cao… 

- Đa ối 

Khi bị tiểu đường, từ tuần thứ 26 - 32 của thai kỳ mẹ bầu sẽ xuất hiện dịch ối nhiều. Dịch ối nhiều (đa ối) làm tăng nguy cơ sinh non. 

- Thai lưu hoặc sảy thai 

Khi bị tiểu đường thai kỳ thì mẹ bầu có khả năng sảy thai tự nhiên cao hơn bình thường. Nếu mẹ liên tục bị sảy thai, thai lưu thì cần xét nghiệm chỉ số glucose. 

- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu 

Glucose huyết tương của mẹ bầu bị tiểu đường mất cân bằng dễ khiến mẹ bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nếu không được chữa trị kịp thời dễ dẫn tới bể thận cấp gây nên sinh non, nhiễm trùng ối… 

- Ảnh hưởng lâu dài 

Những mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ dễ bị biến thành đái tháo đường tuýp 2, ngoài ra cũng có thể sẽ bị tiểu đường ở những lần mang thai sau. 

2. Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm cho thai nhi 

Không chỉ gây ảnh hưởng và nguy hiểm cho mẹ bầu mà thai nhi cũng bị ảnh hưởng lớn. Cụ thể là:

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, chỉ số thế nào là nguy hiểm? - 2

Bệnh gây nên nhiều nguy hiểm cho thai nhi. (Ảnh minh họa)

- Thai tăng trưởng quá mức 

Lượng glucose quá mức sẽ kích thích tụy của thai tiết insulin làm tăng nhu cầu năng lượng của thai, thai phát triển to quá mức. 

- Thai dễ mắc bệnh hô hấp

Hội chứng nguy kịch hô hấp là nguyên nhân gây tử vong của trẻ sơ sinh. Hiện tượng này cũng bị gây nên bởi tiểu đường thai kỳ. 

- Vàng da

Tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương khiến trẻ sơ sinh bị vàng da. 

- Tăng hồng cầu

- Tử vong ngay sau sinh 

- Ảnh hưởng lâu dài

Khi người mẹ bị tiểu đường trong quá trình mang thai, trẻ được sinh ra dễ bị béo phì, dễ mắc tiểu đường tuýp 2 khi lớn, rối loạn tâm thần vận động...

Chỉ số tiểu đường thai kỳ nguy hiểm là bao nhiêu?

Từ tuần thứ 20 của thai kỳ thì mẹ bầu sẽ được chỉ định khám tiểu đường. Khi thấy người mẹ có nguy cơ mắc bệnh các bác sĩ sẽ chỉ định thử đường huyết lúc đói, chỉ số HbA1C hoặc đường huyết bất kỳ.

Tiểu đường thai kỳ có nguy hiểm không, chỉ số thế nào là nguy hiểm? - 3

Mẹ bầu sẽ được xét nghiệm để xác định tiểu đường thai kỳ. (Ảnh minh họa)

- Chỉ số đường huyết lần khám đầu tiên được xác định là tiểu đường như sau:

Đường huyết lúc đói từ 5,1 đến 7,0mmol/L, mẹ bầu được chẩn đoán bị tiểu đường đường thai kỳ.

Khi đường huyết lúc đói < 5,1 mmol/L thì đợi tới tuần thứ 24 - 28 sẽ làm nghiệm pháp dung nạp glucose đường uống để chẩn đoán. 

- Chỉ số đường huyết nguy hiểm tuần từ 24 - 28 thai kỳ:

Mẹ bầu được đo nồng độ glucose máu khi đói. Sau đó được uống khoảng 75g glucose trong 5 phút. Bác sĩ sẽ lấy máu để đo chỉ số đường huyết sau 1 - 2 tiếng sau uống. 

Nếu glucose máu lúc đói là > 7,0mmol/L thì được chẩn đoán là tiểu đường lâm sàng 

Nếu mẹ bầu xuất hiện cả 3 chỉ số sau đây thì được xác định là bị tiểu đường thai kỳ:

+ Lúc đói ≥ 5,1 mmol/L

+ Ở thời điểm 1 giờ ≥ 10,0 mmol/L

+ Ở thời điểm 2 giờ ≥ 8,5 mmol/L

Tiểu đường thai kỳ rất nguy hiểm đối với sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì vậy, mẹ bầu cần ăn uống khoa học, lành mạnh, vận động thường xuyên, ổn định cân nặng… để phòng tránh. 

Bà bầu nên ăn gì tốt mẹ, con khỏe trong suốt 9 tháng 10 ngày
Bà bầu nên ăn gì tốt cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi trong suốt thời gian mang thai? Những thực phẩm tốt cho bà bầu cung cấp đầy đủ dưỡng...

Hường Cao (T/h)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tiểu đường thai kì