Bài tập Kegel cứu 'vùng kín' sau sinh

Ngày 25/06/2014 00:01 AM (GMT+7)

Nếu bạn đang lo lắng về sự "xuống cấp" của "vùng kín" sau khi sinh con, hãy tham khảo bài tập Kegel và hưởng lợi từ nó nhé!

Bài tập Kegel ra đời từ năm 1948, do bác sĩ phụ khoa tên là Arnold Kegel Henry sáng tạo nên. Đây là bài tập thể dục dành cho vùng đáy xương chậu - khu vực bảo vệ cơ quan sinh dục của chúng ta. Bài tập Kegel giúp kích hoạt cơ xương chậu và giúp cơ quan sinh dục của cả phụ nữ và nam giới được săn chắc hơn. Một số bằng chứng khoa học cho thấy phương pháp này còn giúp người tập cải thiện ham muốn, kéo dài thời gian quan hệ, phát huy lợi ích đến sức khỏe tình dục nói chung.

Bài tập này cũng đặc biệt hữu hiệu cho các chị em sau khi sinh con, nhất là các mẹ bầu chọn phương pháp sinh thường. Bình thường, phải mất vài tháng, thậm chí vài năm sau khi sinh con, âm đạo của người phụ nữ mới có thể săn chắc trở lại sau một lần chuyển dạ. Tuy nhiên, thời gian này sẽ rút ngắn lại nếu bạn kiên trì tập luyện bài tập Kegel. Các động tác tập Kegel còn giúp phụ nữ sau sinh phòng ngừa bệnh sa dạ con và bệnh són tiểu. Chính vì vậy, các chị em vừa sinh con xong, hãy bắt đầu tập luyện bài tập này ngay từ hôm nay nhé!

Bài tập Kegel cứu #039;vùng kín#039; sau sinh - 1
Bài tập Kegel rất tốt cho phụ nữ sau sinh. (ảnh minh họa)

Cách tập bài tập Kegel

Để tập được bài tập Kegle, trước tiên bạn cần tìm đúng vùng cơ xương chậu. Hãy giữ các cơ của chân, mông hoặc bụng ở trạng thái bình thường, không co các cơ này, sau đó hãy tưởng tượng như bạn đang cố gắng kiểm soát luồng khí hít vào thở ra, tiếp theo là thắt chặt hoặc co lại vòng cơ xung quanh trực tràng - cơ xương chậu của bạn. 

Bạn có thể xác định được cơ xương chậu dễ hơn trong khi đi tiểu, việc tập luyện  sẽ giống như việc bạn ngừng dòng tiểu giữa chừng (nhưng không khép hai đùi vào nhau). Tuy nhiên, các mẹ bầu tuyệt đối không nên tranh thủ lúc đang tiểu mà chơi trò ‘co thắt’ này kẻo lâu dần sẽ ảnh hưởng đến thận của bạn. Hãy chỉ làm trong thời gian đầu để xác định được cơ xương chậu, sau đó hãy tập luyện khi bạn không buồn tiểu nhé!

Có 4 cấp độ để chị em tập luyện

Cấp độ 1: Nín tiểu

Hãy co cơ âm đạo rồi thả lỏng như khi bạn đi tiểu rồi nín lại giữa chừng (giống cách để xác định cơ xương chậu đã nói ở trên). Hãy lặp đi lặp lại động tác này nhiều lần trong ngày để mang đến hiệu quả tốt nhất. 

Trong khi luyện tập, hãy nhớ là không dùng đến các cơ bụng, chân, lưng và mông (sau khi tập, bạn cảm thấy mỏi các cơ này thì chứng tỏ chưa tập đúng cách). Bạn có thể đặt tay lên bụng trong khi tập. Nếu thấy bụng hơi phập phồng là chưa đạt. Khi tập phải thở đều, chậm và sâu.

Cấp độ 2: Tập Kegel với ngón tay

Hãy rửa sạch tay của bạn trước khi tập luyện. Hãy luồn một ngón tay của bạn vào âm đạo và tìm cách dùng âm đạo kẹp lấy ngón tay của bạn. Bạn sẽ cảm thấy âm đạo co lại. Bài tập này đã nâng cao và khó hơn bài tập trên một chút. Chính vì vậy đừng nản lòng nếu bạn không làm được ngay. 

Bạn cũng có thể nhờ đến bác sĩ phụ khoa giúp việc này trong những lần tập luyện đầu tiên.

Bài tập Kegel cứu #039;vùng kín#039; sau sinh - 2
Có nhiều cấp độ để mẹ bầu tập luyện. (ảnh minh họa)

Cấp độ 3: Co thắt âm đạo, giữ nguyên 5 giây

Với cấp độ này, bạn lần lượt làm theo hướng dẫn như sau:

- Co thắt cơ âm đạo một chút, đếm đến 5.

- Co thắt thêm chút nữa, đếm đến 5.

- Co thắt hết mức có thể, đếm đến 5.

- Thả lỏng ngược trở lại, từng nấc một, mỗi nấc đếm đến 5.

Bài tập này sẽ mất thời gian và yêu cầu sự kiên trì hơn những bài tập trước đó nhưng chắc chắn hiệu quả mà nó mang lại cũng tuyệt vời hơn rất nhiều. Các mẹ hãy cố gắng tập luyện nhé!

Cấp độ 4: Lặp đi lặp lại liên tục nhiều lần

Khi đã đạt được "thành tựu", bạn hãy năng cấp bài tập và tập luyện ở mức khó hơn như sau:

- Co cơ âm đạo 3 giây. Thả lỏng. Lặp lại 10 lần.

- Co thắt và thả lỏng càng nhanh càng tốt. Lặp lại 25 lần.

- Tưởng tượng bạn đang cố hút một vật gì đó vào trong âm đạo của bạn. Giữ nó lại trong 3 giây. Thả lỏng. Lặp lại 10 lần.

- Tưởng tượng bạn đang cố đẩy cái gì đó ra khỏi âm đạo của bạn. Giữ 3 giây. thả lỏng. Lặp lại 10 lần.

Bài tập Kegel cứu #039;vùng kín#039; sau sinh - 3
Bạn hoàn toàn có thể tập Kegel từ khi mang bầu để việc sinh nở dễ dàng hơn. (ảnh minh họa)

Các vị trí tập luyện tốt nhất

- Ngồi: Ngồi thẳng lưng ở trên một chiếc ghế, đầu gối hơi đưa ra ngoài, hoặc ngồi xếp bằng trên sàn nhà, hoặc ngồi duỗi thẳng chân ra phía trước.

- Nằm: Nằm ngửa ở tư thế thẳng hoặc đầu gối trên một chiếc gối, co đầu gối lại, bàn chân để chếch ra ngoài.

- Đứng: Đứng bám vào ghế, đầu gối hơi cong, vai rộng, bàn chân và ngón chân hơi cách nhau chỉ ra phía ngoài.

Hãy tập ngay khi mang bầu

Không nhất thiết phải đợi đến sau khi sinh nở các mẹ bầu mới bắt đầu tập luyện bài tập Kegel. Bạn hãy bắt đầu bài tập này ngay từ khi có bầu vì những công dụng hoàn hảo mà nó có thể mang lại cho chị em phụ nữ. Cụ thể là:

- Giúp phụ nữ mang thai dễ dàng sinh nở: các cơ âm đạo khi được tập luyện hằng ngày sẽ khỏe mạnh và có sức đàn hồi tốt hơn. Chính vì vậy, nó có thể dễ dàng giãn nở tốt cho cuộc vượt cạn của các bà bầu. Nếu các mẹ bầu chăm chỉ tập bài tập Kegel trong thời gian mang thai, hoàn toàn có thể sinh thường nếu thai nhi không có các dấu hiệu nguy hiểm như: tràng hoa quấn cổ, thai ngược... 

Bài tập Kegel cứu #039;vùng kín#039; sau sinh - 4
Bạn có thể tập Kegel mọi lúc, mọi nơi mà không lo ai phát hiện. (ảnh minh họa)

- Các bà bầu có thể gặp vấn đề với chứng són tiểu do việc mất kiểm soát cơ xương chậu. Chính vì vậy, việc tập bài tập Kegel sẽ giúp mẹ bầu thoát khỏi chứng bệnh đáng ghét này.

- Theo các nghiên cứu, bài tập  Kegel còn có khả năng giúp cho phụ nữ mang thai giảm nguy cơ bị bệnh trĩ. Vì nó giúp hệ tiêu hóa được vận động và nhờ đó, việc tuần hoàn cũng diễn ra tốt hơn.

Chị em có thể tập bài tập Kegel ở mọi lúc, mọi nơi vì chẳng ai phát hiện ra việc bạn đang tập luyện. Nó vừa không có tác dụng phụ, không cần sử dụng thuốc, lại có thể mang lại công hiệu rõ rệt cho đời sống tình dục của chúng ta. Chính vì vậy, các mẹ bầu hãy tận dụng mọi thời gian và không gian để tập luyện bài tập Kegel này nhé!

Hương Giang (Tổng hợp)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tập luyện cường độ cao, giảm cân quá nhiều, bỏ qua tiêm vaccine, tăng lượng vitamin đều có thể ảnh hưởng không tốt đến khả năng sinh sản.

Tin bài cùng chủ đề Tập luyện sau sinh