Hơn 1 năm ôm hận trong lòng vì nghĩ mẹ chồng đối xử tệ với mình, lúc bà ốm thì tôi mới biết sự thật.
Bố chồng mất từ khi tôi chưa về làm dâu nhà anh. Nhà chỉ có mẹ chồng, chồng tôi và cô em gái anh sống. Được cái nhà chồng không giàu có gì nhưng luôn ấm áp tình nghĩa.
Ngày chính thức về nhà anh làm dâu, mẹ chồng luôn bảo con dâu, không biết coi bà ra sao nhưng đã có duyên làm mẹ chồng con dâu thì đã là người thân trong nhà. Vì thế, để gia đình tránh các mâu thuẫn xảy ra mọi người phải thẳng thắn và thường chia sẻ với nhau. Chuyện tiền nong hay chi tiêu trong nhà cứ phải rõ ràng thì mọi chuyện sẽ êm đẹp.
Thực hiện lời mẹ chồng nói, cứ hàng tháng vợ chồng tôi sẽ đưa bà khoảng 5 triệu chi tiêu. Điện nước trong nhà tôi nhận đóng hết. Được cái, mẹ chồng chi tiêu tiết kiệm, lại khéo léo nấu nướng nên bữa cơm nào cũng rất ngon. Hàng ngày ở nhà bà dọn dẹp nhà cửa, chợ búa đỡ đần con dâu. Những ngày cuối tuần thì tôi mới phải dọn nhà cửa hay nấu nướng cho cả nhà những món ăn lạ miệng. Cuộc sống nhờ vậy rất thoải mái.
Khi tôi về ngoại, mẹ chồng lúc nào cũng gửi quà cho thông gia và gửi lời hỏi thăm bà. (Ảnh minh họa)
Đặc biệt là mẹ chồng tôi rất thương và tâm lý với con dâu. Biết nhà ngoại ở xa hàng trăm km nhưng cứ khoảng 1 tháng, bà lại giục con dâu về ngoại thăm nhà. Khi tôi về ngoại, mẹ chồng lúc nào cũng gửi quà cho thông gia và gửi lời hỏi thăm bà.
Thậm chí các con sau cưới mãi không có tin vui vì chồng tôi bị hiếm muộn nhưng 5 năm nay chưa 1 lần bà giục giã hay buồn phiền. Bà chỉ bảo vợ chồng tâm trạng phải phấn chấn lên, cứ tích cực điều trị rồi duyên đến con yêu sẽ về.
Khi cuộc sống đang bình yên thì một biến cố xảy đến với chúng tôi. Chồng tôi mất vì đột quỵ lúc anh chuẩn bị đi làm. Mất chồng, tôi muốn ngã khuỵu. Nhưng nhờ có sự động viên của mẹ chồng, em chồng mà tôi đã dần bình tâm trở lại. Từ ngày chồng mất, tôi lại càng được mẹ chồng yêu chiều và thương hệt như con gái trong nhà.
Suốt 3 năm sau ngày chồng mất, nhiều lần mẹ chồng giục con dâu đi bước nữa nhưng tôi không chịu. Kể từ đó, thái độ của bà với con dâu khác hẳn. Em chồng cũng trở nên hỗn láo, hay soi mói chị dâu. Nhiều lúc đi làm về, thấy mẹ chồng và em anh ở nhà mà tôi ngột ngạt và áp lực. Cá nhân tôi còn nghĩ, hay là giờ con trai đã mất, tôi lại không sinh cháu được nên mẹ chồng và em anh muốn tống cổ tôi khỏi nhà. Nghĩ vậy nên tôi càng buồn phiền và hận mẹ chồng bạc bẽo.
Tới một ngày bà cố tình gây sự rồi bảo tôi hỗn láo, sau đó gọi cho thông gia đuổi con dâu về ngoại. Bị mẹ chồng đuổi thẳng mà tôi bực mình và ghét bỏ bà nên khăn gói về ngoại luôn. Dù gì hơn 3 năm chịu tang chồng ở đó cũng đã quá đủ. Tôi không muốn bị bà đối xử bạc tình như thế nữa.
Nhưng mới ra khỏi nhà được gần năm thì nghe tin mẹ chồng ốm nặng vì bị ung thư. Mẹ đẻ cứ giục tôi về thăm vì e rằng lần này có thể là lần gặp cuối cùng. Bởi thế tôi cũng miễn cưỡng bước chân về nhà chồng thăm bà. Đang nằm trên giường bệnh thở thoi thóp, nhìn thấy tôi xuất hiện bà bất ngờ lắm nhưng vẫy nhẹ tay ra hiệu tôi vào ngồi gần ngay sát bà.
Lúc này bà mới khóc và nắm tay hỏi ra khỏi nhà có hận bà không? Hai mẹ con bà phải cố tình làm vậy vì muốn tôi về ngoại bắt đầu cuộc sống mới, có thể thoải mái yêu và cưới người đàn ông khác mà không phải e dè thay vì cứ sống ở đây thờ chồng.
Bà cũng nói bị bệnh sẽ không sống được bao lâu nữa nên đã di chúc lại căn nhà và mảnh đất này một nửa cho con dâu và 1 nửa cho con gái. Bà nói sau này bà mất, 2 chị em phải sống thật tốt, luôn đùm bọc yêu thương nhau, có vậy bà mới yên tâm.
Cá nhân tôi còn nghĩ, hay là giờ con trai đã mất, tôi lại không sinh cháu được nên mẹ chồng và em anh muốn tống cổ tôi khỏi nhà. (Ảnh minh họa)
Bà còn dặn, tôi năm nay cũng 33 tuổi rồi, nếu chưa có ý định lập gia đình thì nên trữ đông trứng trước để sau này không bị lỡ cơ hội được làm mẹ.
Những ngày này, tôi đã về lại nhà chồng để cùng em anh chăm sóc mẹ chồng ốm nặng. Bà dù ốm đau vậy cứ giục con dâu đi trữ trứng sớm ngày nào tốt ngày đó. Tôi nghe bà mách hợp ý nên lên kế hoạch tiến hành sớm. Không biết số lượng trứng tôi nên trữ bao nhiêu để chắc chắn nhất đây?
Số lượng trứng nên trữ là bao nhiêu?
Trong tất cả các yếu tố ảnh hưởng đến xác suất sinh con từ trứng trữ đông thì số noãn trưởng thành là yếu tố quan trọng nhất.
- Với những trường hợp trữ đông gấp do bệnh lý thì hiện vẫn chưa có sự thống nhất nào cho số lượng trứng tối thiểu để đảm bảo khả năng thành công do bệnh cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và khả năng mang thai.
- Trong trường hợp trữ trứng chủ động với phụ nữ có sức khỏe sinh sản bình thường, với phụ nữ dưới 35 tuổi, việc đông lạnh 8 hoặc 15 trứng là tỷ lệ hợp lý vì tỉ lệ trẻ sinh sống trên trứng rã đông có thể đạt tối đa 85.2%.
- Với nhóm phụ nữ lớn hơn 35 tuổi thì được khuyến khích trữ đông trứng nhiều hơn, từ 11-20 trứng để có thể đạt tỉ lệ trẻ sinh sống tới 60%. Với 8-10 trứng thì tỉ lệ này sẽ rơi vào khoảng 19.9- 29.7%.