Tại sao hầu hết các mẹ bầu, dù chưa sinh thường lần nào lại sợ hãi việc khâu tầng sinh môn đến vậy? Đó là bởi những "kinh nghiệm" của không ít các mẹ đi trước "truyền lại".
"Người ta nói đẻ không sợ mà chỉ sợ khâu tầng sinh môn. Mình thấy rất đúng. Sợ đến ghê người đau đến thấu xương", "Sinh thường khâu tầng sinh môn là khâu sống hay có thuốc tê vậy mọi người, em sợ quá", "khâu tầng sinh môn bằng chỉ tiêu hay chỉ cắt vậy các mẹ? Tập đầu nên em lo quá"... Có thể nói, đây là một trong những lo lắng của rất nhiều mẹ bầu khi chuẩn bị bước lên bàn để... sinh thường.
Tại sao hầu hết các mẹ bầu, dù chưa sinh thường lần nào lại sợ hãi việc khâu tầng sinh môn đến vậy? Đó là bởi những "kinh nghiệm" của không ít các mẹ đi trước "truyền lại".
Vào bất kỳ nhóm nào về sinh đẻ, các mẹ cũng dễ dàng gặp những chia sẻ như: "Mình khâu tầng sinh môn đến nay là 13 ngày rồi mà vết thương vẫn còn đau, còn hở, mà khâu bằng chỉ tiêu rồi. Có mom (mẹ) nào giống em không? Em không đi đứng được, chỉ nằm một chỗ đau muốn khóc luôn" hay "Có mom nào sinh thường mà vết khâu tầng sinh môn bị sưng có mủ không? Mình ở viện được 4 ngày rồi mà chưa đỡ"... Những "trải nghiệm thực tế" từ những người đi trước như thế này bảo sao các mẹ bầu chuẩn bị "vượt cạn" không khỏi lo lắng.
Thế nhưng, có bao nhiêu mẹ ở đây hiểu đúng về Rạch và Khâu tầng sinh môn khi sinh thường?
Cần lưu ý rằng, việc rạch tầng sinh môn không phải lúc nào cũng cần thiết và có những tranh cãi về việc sử dụng quá mức. Nó có thể gây ra các vấn đề lâu dài như đau, khó chịu, hoặc vấn đề về chức năng bàng quang và ruột. Do đó, quyết định rạch tầng sinh môn nên được thực hiện dựa trên từng trường hợp cụ thể và theo sự tư vấn của các nhà chuyên môn.
Khi bạn chăm sóc vết thương tầng sinh môn đúng cách thì chỉ sau 2 ngày đầu tiên sẽ bớt đau đi nhiều, giảm sưng và không nhiễm trùng. Khi đó vết thương tầng sinh môn sẽ trở thành vấn đề nhỏ đối với các mẹ sanh thường.