Uống đủ nước từ 8-10 ly mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu giảm phù nề hiệu quả.
Khi mang bầu, một trong những triệu chứng mẹ rất hay gặp phải đó là sưng phù. Triệu chứng này xảy ra phổ biến ở mắt cá chân, bàn chân và thậm chí là ở cả khuôn mặt, bàn tay. Sưng phù là khá phổ biến đặc biệt là 3 tháng cuối thai kỳ và theo số liệu thống kê có tới 75% bà mẹ mang thai trải qua triệu chứng này.
Khi mang bầu, một trong những triệu chứng mẹ rất hay gặp phải đó là sưng phù. (ảnh minh họa)
=>XEM NGAY: Mang bầu bị cảm cúm, mẹ trẻ "chết lặng" khi sinh con ra dị tật thế này |
Nguyên nhân gây phù nề khi có bầu
Sưng phù hay còn gọi là phù nề xảy ra bởi những nguyên nhân sau:
- Sự tăng lên của lượng chất lỏng trong các mô, ngoài ra, khi mang bầu lượng máu trong cơ thể mẹ cũng tăng lên đến 50% để đáp ứng nhu cầu về sự phát triển của thai nhi nên gây ra hiện tượng sưng phù.
- Đôi khi, tử cung của mẹ phát triển gây áp lực lên tĩnh mạch và hạn chế quá trình lưu thông máu đến với trái tim. Điều này cũng có thể gây ra sưng phù ở chân và mắt cá chân, bàn chân cho mẹ bầu.
- Sưng phù còn có thể do sự thay đổi hormone khi mang thai.
Khi nào cần lo lắng khi bị sưng phù?
Hầu hết các mẹ bầu bị sưng phù và triệu chứng này không cần quá lo lắng, tuy nhiên mẹ cũng cần lưu ý những trường hợp nguy hiểm khi:
- Sưng phù khiến mặt mẹ bị bọng nước trên mức bình thường đặc biệt vùng xung quanh mắt, ngón tay, mắt cá chân. Đây có thể là dấu hiệu của bệnh tiền sản giật khá nghiêm trọng.
- Một trong hai chân có mức sưng phù khác nhau và đi kèm hiện tượng đau đùi, bắp chân thì có thể là dấu hiệu đông máu.
- Sưng bất thường ở cổ tay, bàn tay có thể là triệu chứng của hội chứng ống cổ tay.
Uống đủ nước khi mang bầu cũng giúp mẹ giảm phù nề hiệu quả. (ảnh minh họa)
Các cách giảm khó chịu khi bị sưng phù
Đừng đứng – ngồi một chỗ quá lâu
Mang bầu, nhất là khi bụng bầu càng lớn thì mẹ cần lưu ý không nên đứng, ngồi một chỗ quá lâu. Nếu mẹ phải đứng trong thời gian dài thì nên đi lại quanh đó nhẹ nhàng và tìm chỗ nghỉ giải lao một chút. Nếu phải ngồi nhiều thì nên đứng lên đi dạo và đặc biệt phải tránh ngồi bắt chéo hai chân.
Nên nằm nghiêng sang bên trái khi ngủ
Khi mẹ bầu ngủ nghiêng bên trái sẽ giảm áp lực lên các tĩnh mạch mang máu từ trái tim đến phần dưới của cơ thể. Đây là lý do vì sao các chuyên gia luôn khuyên mẹ bầu nên ngủ nghiêng sang trái. Mẹ cũng cần chú ý nên nâng chân lên cao với sự hỗ trợ của gối, sẽ giúp giảm thiểu khó chịu, đau đớn và sưng phù.
Chọn giày dép thoải mái
Khi mang bầu, chân mẹ sẽ lớn dần vì tăng cân và đặc biệt với mẹ bị sưng phù thì chân càng lớn hơn. Lúc này những đôi giày cũ sẽ không còn phù hợp. Mẹ cần chú ý không nên đi giày cao gót mà thay vào đó là giày thể thao mềm hoặc giày búp bê 2-3 cm, để giảm sưng phù, đau chân và cả đau lưng.
Mẹ bầu không nên đi giày cao gót, thay vào đó là những đôi giày thoải mái, dễ chịu. (ảnh minh họa)
Ăn uống cân bằng
Một chế độ ăn uống lành mạnh và tránh ăn vặt cũng rất có lợi cho mẹ bị sưng phù chân tay. Mẹ bầu nên ăn nhiều trái cây, rau quả, giảm lượng muối, đường và chất béo. Ngoài ra, hãy cố gắng tránh ăn thực phẩm đóng gói sẵn và thực phẩm chế biến sẵn, đồng thời nên ăn uống thực phẩm giàu vitamin C, E.
Uống nhiều nước
Các chuyên gia y tế khuyên rằng phụ nữ mang bầu nên uống 8-10 ly nước mỗi ngày. Chất lỏng giúp giải độc tố, natri và các phế thải khác trong cơ thể. Uống đủ nước cũng giúp giảm thiểu sưng phù khi mang bầu.
Tránh mặc quần áo, đi tất quá chật
Khi bị sưng phù, mẹ cần lưu ý không nên mặc quần áo bó, quá chật để máu và chất lỏng dễ dàng lưu thông trong cơ thể.
Tập thể dục nhẹ nhàng
Tập thể dục cũng giúp lưu thông máu đều đặn cho cơ thể. Mẹ bầu nên dành 30 phút mỗi ngày để tập luyện nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Hạn chế caffeine
Mẹ bầu cũng cần hạn chế tuyệt đối việc hút thuốc, uống rượu, và caffeine vì sẽ làm tăng nguy cơ bị sưng phù và đau nhức.