Đẻ mổ và những rủi ro nguy hiểm đến cả mẹ và con

Ngày 25/05/2017 14:24 PM (GMT+7)

Các bác sĩ sản khoa khuyên phụ nữ nên sinh mổ nếu sinh qua đường âm đạo quá mạo hiểm.

Một vết cắt trên bụng và trong tử cung sẽ được thực hiện để đưa em bé sơ sinh đến với thế giới này được gọi là phương pháp sinh mổ. Thủ thuật này thường được thực hiện nếu sinh âm đạo được cho là quá nguy hiểm. Tuy nhiên phương pháp này có rủi ro không?

Đẻ mổ và những rủi ro nguy hiểm đến cả mẹ và con - 1

Thủ thuật sinh mổ thường được thực hiện nếu sinh qua đường âm đạo được cho là quá nguy hiểm. (ảnh minh họa)

Mổ lấy thai là gì?

Theo thống kê tại Anh, có khoảng 1/5 trẻ chào đời bằng phương pháp đẻ mổ. Để thực hiện được ca phẫu thuật, các bác sĩ sẽ cắt một đường dài từ 10-20cm trên bụng để dễ dàng tiếp súc với tử cung và đưa em bé ra đời.

Sinh mổ có thể đe dọa đến tính mạng sản phụ và cả thai nhi vì đây là ca phẫu thuật lớn, vì vậy bác sĩ chỉ khuyên nên thực hiện khi không thể đẻ thường.

Tạo sao phải sinh mổ?

Trong khi một số phụ nữ chọn sinh mổ tự nguyện thì hầu hết các trường hợp đẻ mổ là do chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì các lý do dưới đây:

- Thai nhi có ngôi thai ngược (ngôi mông hoặc ngôi ngang)

- Nhau thai bám thấp

- Huyết áp cao trong thai kỳ (triệu chứng tiền sản giật)

- Mẹ bị nhiễm trùng như nhiễm trùng herpes sinh dục, HIV

- Em bé gặp vấn đề, không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng

- Không xảy ra quá trình chuyển dạ hoặc bị chảy máu ồ ạt

Đẻ mổ và những rủi ro nguy hiểm đến cả mẹ và con - 2

Trong khi một số phụ nữ chọn sinh mổ tự nguyện thì hầu hết các trường hợp đẻ mổ là do chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. (ảnh minh họa)

Quá trình sinh mổ diễn ra như thế nào?

Ban đầu, bà mẹ sẽ được gây tê ngoài màng cứng, giúp tê liệt các cơ quan từ ngực trở xuống và mẹ có thể cảm thấy bị sốc khi làm thủ thuật.

Khi được gây tê, sản phụ vẫn tỉnh táo bình thường nhưng không cảm nhận được sự đau đớn khi bác sĩ tiến hành phẫu thuật đẻ mổ trên bụng.

Sau khi thuốc gây tê có tác dụng, bác sĩ sẽ dùng dao cắt khoảng 10-20cm dọc hoặc ngang trên bụng, để em bé dễ dàng đi ra.

Sau ca phẫu thuật 40-50 phút, người mẹ có thể được da tiếp da với con.

Khi sinh mổ, người mẹ sẽ thường phải ở lại bệnh viện từ 3-5 ngày để theo dõi, giúp phục hồi sức khỏe. Vết sẹo đẻ mổ sẽ mất khoảng 7 ngày để lành và 6-8 tuần để khỏi hoàn toàn. Để giúp vết sẹo này nhanh phục hồi, người mẹ cần chú ý không nên hoạt động nặng nề vất vả trong 6 tuần đầu.

Trái với quan niệm của nhiều người rằng khi đã sinh mổ lần đầu sẽ bắt buộc phải sinh mổ những lần tiếp theo, thì các chuyên gia khẳng định, khi mẹ đẻ mổ lần đầu vẫn có thể sinh thường những lần sau.

Đẻ mổ và những rủi ro nguy hiểm đến cả mẹ và con - 3

Sinh mổ là ca phẫu thuật lớn và tương tự như những ca phẫu thuật khác phương pháp này cũng ẩn chứa những rủi ro có thể xảy ra. (ảnh minh họa)

Những rủi ro có thể khi sinh mổ?

Sinh mổ là ca phẫu thuật lớn và tương tự như những ca phẫu thuật khác phương pháp này cũng ẩn chứa những rủi ro có thể xảy ra:

- Nhiễm trùng vết mổ hoặc niêm mạc tử cung

- Bị chứng cục máu đông

- Mất quá nhiều máu

- Tổn thương những vùng lân cận như bàng quang, niệu quản

- Trẻ sơ sinh gặp vấn đề về hô hấp tạm thời

- Vô tình làm em bé bị thương khi phẫu thuật

Nguyệt Minh (Theo Thesun)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh mổ