Đi 50 cây số vào viện thăm con dâu đẻ, tôi suýt ngất xỉu khi nhìn thấy cháu

Thảo Nguyên - Ngày 08/07/2023 00:00 AM (GMT+7)

Biết tôi với con trai là người nhà sản phụ, nên y tá trao cho tôi bế cháu nội.

5 tháng sau khi cưới thì con dâu mang bầu. Tin vui này khiến vợ chồng nó và gia đình tôi vui lắm. Bởi tôi chỉ có 2 đứa con trai, con trai đầu mới cưới vài tháng, đứa thứ 2 còn đang học đại học nên lúc nào cũng mong con dâu có tin vui để có cháu nội bế bồng, chơi đùa.

Do là con đầu cháu sớm nên khi con dâu mang thai, tôi luôn nhắc nhở con ăn uống lành mạnh, đi lại cẩn thận. Tôi cũng thường xuyên nấu đồ bổ cho con dâu để 2 mẹ con nó khỏe mạnh nhất trong thai kỳ. May mắn, cả thai kỳ của con hoàn toàn bình thường.

Do là con đầu cháu sớm nên khi con dâu mang thai, tôi luôn nhắc nhở con ăn uống lành mạnh, đi lại cẩn thận. (Ảnh minh họa)

Do là con đầu cháu sớm nên khi con dâu mang thai, tôi luôn nhắc nhở con ăn uống lành mạnh, đi lại cẩn thận. (Ảnh minh họa)

Ngày đi đẻ, tôi nghĩ mình là mẹ chồng thì cần phải có mặt bên con dâu. Nhưng con dâu và con trai cứ bảo sẽ sinh ở viện sản tuyến trung ương cho yên tâm chứ không sinh ở trạm xá hay bệnh viện ở quê. Mà từ nhà tôi ra viện sản đó cũng phải mất 50km, tôi lại say xe khủng khiếp nên con bảo mẹ cứ ở nhà đợi tin. Con còn nói, vì đẻ dịch vụ nên trên đó mọi thứ cũng sẵn hết rồi, con trai tự chăm vợ là được.

Nghe con nói tôi cũng thấy an tâm để 2 vợ chồng các con gọi taxi đưa nhau đi đẻ. Sau khi nhập viện xong, con dâu tôi vẫn đau dồn dập mà không thể sinh thường được. Trong khi đó, em bé lại có dấu hiệu suy thai. Vì thế các bác sĩ đã quyết định mổ bắt thai thay vì đẻ thường như kế hoạch ban đầu.

Thấy con trai gọi điện về thông báo vợ nó phải chuyển sang sinh mổ nên tôi lo lắng vội bỏ hết các công việc nhà đang làm, bắt xe khách đi 50km lên đến viện. Lên đến nơi đúng lúc con dâu cũng vừa sinh xong tầm 1 tiếng. Con dâu phải nằm theo dõi trên phòng hồi sức cấp cứu sau đẻ mổ. 

Lúc tôi vào đến phòng cũng là lúc y tá đưa cháu nội sơ sinh về. Biết tôi với con trai là người nhà sản phụ, nên y tá trao cho tôi bế cháu nội. Lần đầu tiên bế cháu nội, tôi sung sướng và hạnh phúc. Nhưng vừa vạch tã lên để kiểm tra xem cháu có lành lặn hay không thì tôi suýt ngã khuỵu ngất xỉu khi phát hiện 1 bàn tay và 1 bàn chân của cháu có 6 ngón.

Quá choáng váng, tôi phải ngồi xuống mép giường. Thấy thái độ thất kinh của tôi như vậy, con trai tôi mới thú nhận ngay từ khi siêu âm, vợ chồng con đã biết con có dị tật bàn tay và bàn chân 6 ngón rồi. Ban đầu cả 2 cũng sốc nhưng sau được bác sĩ trấn an bảo mai này sinh ra có thể can thiệp cắt ngón thừa đi dễ dàng nên cũng đỡ lo hơn. Sợ ông bà nội lo nên con dâu, con trai quyết định giấu không nói cho biết.

Sợ ông bà nội lo nên con dâu, con trai quyết định giấu không nói cho biết. (Ảnh minh họa)

Sợ ông bà nội lo nên con dâu, con trai quyết định giấu không nói cho biết. (Ảnh minh họa)

Nghe con trai nói mà tôi mới bình tĩnh trở lại 1 chút. Dị tật bàn chân tay 6 ngón ở cháu nội tuy không đe dọa sức khỏe nhưng lại làm giảm vẻ đẹp ngoại hình của thằng bé. Để xem sau phẫu thuật dị tật thừa ngón này cháu tôi có bình thường như bao đứa trẻ khác không. Không biết tại sao di truyền nhà tôi mấy đời không ai bị vậy mà cháu nội tôi lại bị như thế nhỉ?

Vì sao nhiều trẻ sơ sinh bị dị tật thừa ngón tay chân ngay khi trong bụng mẹ?

Dị tật thừa ngón có thể tự phát sinh, hay do hội chứng dị tật tương thích (congenital anomalies). Khi nó tự phát sinh, nghĩa là nó có liên hệ với thể đột biến của nhiễm sắc thể trội trên một gen. Nhưng đột biến trên nhiều gen khác nhau cũng có thể dẫn đến hội chứng dị tật thừa ngón.

Dị tật thừa ngón thường là kết quả của nhiều đột biến, ví dụ như đột biến ở cụm gen Hoxa- hoặc Hoxd hay quá trình tương tác giữa gen Hoxd13 và GLI3 cũng làm tăng bệnh rất tiềm ẩn.

Ngoài ra, khoa học còn phát hiện thấy có tới 39 đột biến gen, kể cả đột biến Hemingway trong gen Shh, nơi đảm nhận chức năng phân cực (ZPA), tức quá trình hình thành các chi trong bụng mẹ, nhưng khi đột biến lại làm sai chức năng đã gây ra hiện tượng thừa ngón.

Để đảm bảo được chức năng vận động bình thường cũng như mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ cho bệnh nhân, đòi hỏi trẻ sau sinh phải được phẫu thuật ở cơ sở y tế chuyên sâu về phẫu thuật chấn thương, chỉnh hình, thẩm mỹ.

Đi 50 cây số vào viện thăm con dâu đẻ, tôi suýt ngất xỉu khi nhìn thấy cháu - 3

Mẹ kế lên chăm con dâu ở cữ, khi bà về quê tôi sững sờ nghe vợ tiết lộ bí mật
Một ngày đi làm về tôi thấy vợ ngồi khóc và bà cũng ôm cháu nội khóc.

Tâm sự bà bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tâm sự bà bầu