Khi Jackie mang thai 25 tuần, cô đột nhiên tăng gần 5 kg trong vài ngày, người sưng lên và huyết áp tăng cao.
Gần đây, một người mẹ sau khi bị phát hiện một tai biến sản khoa hiếm gặp đe dọa đến mạng sống đã buộc phải sinh con để giữ tính mạng.
Khi mang thai 25 tuần, Jackie Mangiolino (31 tuổi, sống tại New York, Mỹ) phát hiện huyết áp của mình tăng cao nên lập tức liên lạc với bác sĩ gia đình và được ông tư vấn nghỉ ngơi nhiều và tiếp tục theo dõi huyết áp hàng ngày.
Vợ chồng Jackie trải qua nhiều lần ra vào bệnh viện khi mang thai bé Richie.
"Tôi cực kỳ lo lắng vì cơ thể cứ tiếp tục sưng phồng lên. Trong vài ngày tôi đã tăng gần 5kg. Khi thấy huyết áp lại tăng, tôi lập tức đến phòng cấp cứu. Sau vài giờ, huyết áp đã trở lại bình thường nhưng mức tiểu cầu của tôi lại giảm nhẹ", Jackie cho biết.
Các bác sĩ cho biết mức tiểu cầu của cô chỉ hơi thấp một chút có thể không đáng lo nhưng cũng không thể loại trừ trường hợp cô đã mắc hội chứng HELLP. Ông trấn an hai vợ chồng Jackie rằng HELLP rất hiếm gặp nhưng ông vẫn sẽ theo dõi chặt chẽ tình hình của cô.
Jackie đã buộc phải sinh non ở tuần thứ 26 vì mắc hội chứng HELLP.
Vài ngày sau, Jackie được xuất viện nhưng hôm sau, cô phát hiện trong nước tiểu có protein. Đây là dấu hiệu của chứng tiền sản giật nên cô lại vào viện. Khi mức protein giảm xuống, cô lại được xuất viện.
"Đêm hôm đó tôi thấy khó tiêu và đau ngực. Quá khó chịu nên nửa đêm tôi gọi cho bác sĩ và cô ấy giục tôi đến bệnh viện. Khi đó, tôi bắt đầu bị co bóp tử cung, tiểu cầu giảm, men gan tăng và hồng cầu bị phá vỡ", Jackie kể lại.
Richie đã trải qua 99 ngày chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện.
Sau đó, các bác sĩ tiêm trưởng thành phổi cho bé trong bụng Jackie để đề phòng đột quỵ. "Sau 24 giờ, tình trạng của tôi đã ổn định nhưng chuỗi ngày tiếp theo, tôi phải chờ đợi xem HELLP có tiếp tục tiến triển không. Nếu có vấn đề gì, tính mạng của cả tôi và con sẽ bị đe dọa, nguy cơ tôi phải mổ cấp cứu là rất cao".
Bác sĩ giải thích với vợ chồng Jackie rằng mục tiêu của họ là giữ cho Jackie ổn định và ngăn chặn việc phải sinh non càng lâu càng tốt. Nhưng khoảng một tuần sau, tình hình Jackie càng tệ hơn nữa.
Cách duy nhất để ngăn chặn hội chứng HELLP chuyển biến xấu là sinh con.
"Tôi không chỉ thấy không khỏe mà còn cảm giác cơ thể này không phải của mình nữa. Cổ tôi cứng ngắc và cả người ốm yếu. Vào buổi sáng, khi cả nhóm bác sĩ tập trung tại phòng tôi, tôi biết HELLP đã tái phát. Y tá đã nắm lấy tay tôi và khóc. Một tiếng sau, tôi bị ngất và được đưa vào cấp cứu", Jackie kể tiếp.
Con trai Richie của Jackie đã ra đời ngay sau đó. Cậu bé chỉ nặng 0,96kg nhưng vẫn cất được tiếng khóc khi chào đời nên mọi người cũng nhẹ nhõm hơn.
Bé đã phải trải qua 99 ngày đầu tiên trong đời tại phòng chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, tình hình của bé ngày càng tốt hơn.
May mắn rằng dù sinh non nhưng Richie không gặp vấn đề gì nghiêm trọng.
"Thằng bé rất tuyệt vời. Chúng tôi đã rất may mắn khi con không gặp bất kỳ trở ngại lớn nào. Con không bị chảy máu não, dị dạng tim hay có vấn đề về thị giác, thính giác", Jackie chia sẻ.
Hiện tại, Richie có một số vấn đề về phổi vì bị thiếu oxy quá lâu nhưng các bác sĩ nói bé sẽ vượt qua tình trạng này sớm.
Khi ra đời, Richie chỉ nặng 0,96kg.
Hội chứng HELLP: Gặp ít nhưng tử vong nhiều Hội chứng HELLP (viết tắt của cụm từ syndrome of hemolysis, elevated liver enzymes and low platelets), là một hội chứng đặc trưng bởi các triệu chứng tán huyết, tăng men gan và giảm tiểu cầu. Sinh bệnh học của hội chứng HELLP cho tới nay vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Người ta cho rằng hội chứng này có cơ chế bệnh sinh tương tự như ban xuất huyết giảm tiểu cầu (TTP), hội chứng tan máu ure huyết tăng (HUS), gan nhiễm mỡ cấp ở phụ nữ có thai và suy thận cấp. Hội chứng HELLP xảy ra với tần suất khoảng 0.5 – 0.9% tổng số thai phụ và chiếm 10 – 20% các trường hợp tiền sản giật. Xấp xỉ 70% các trường hợp HELLP xảy ra ở ba tháng cuối của thai kỳ và 30% xảy ra sau sinh (chủ yếu ở 48 giờ đầu sau đẻ nhưng cũng có trường hợp bệnh lý HELLP xuất hiện sau đẻ tới hàng tuần lễ). Là một hội chứng ít gặp và triệu chứng nhiều khi trùng lặp và bị che lấp trong bệnh cảnh tiền sản giật, sản giật nên việc chẩn đoán gặp nhiều khó khăn và có thể bị bỏ qua hoặc chẩn đoán chậm khoảng 51%. Hội chứng này, mặc dù đã được nghiên cứu kỹ trên mọi phương diện cùng với sự tiến bộ của y học nhưng cho đến nay, tỷ lệ tử vong vẫn còn cao tới 25%. |
>> XEM TIẾP: Cặp sinh non 4 tháng, bác sĩ nói về lo hậu sự nhưng kết quả thật không ngờ