Dù khả năng xảy ra thấp hơn, nhưng hậu sản giật cũng nguy hiểm, tiềm ẩn rủi ro dẫn tới tử vong nếu không được xử lý kịp thời.
Hậu sản giật là gì
Hậu sản giật (PPP) tương tự như tiền sản giật, nhưng xảy ra sau khi mẹ sinh bé. Huyết áp cao và biến chứng của một số căn bệnh mãn tính từ người mẹ có thể dẫn tới hậu sản giật sau sinh.
Tình trạng này có thể xảy ra trong 48 giờ sau sinh hoặc muộn hơn lên tới 6 tuần. Trong những trường hợp bị muộn, người ta gọi là hậu sản giật muộn.
Nếu được chẩn đoán mắc PPP sau sinh, bà mẹ nên ở lại viện lâu hơn để theo dõi cho đến khi huyết áp trở lại bình thường. Thậm chí, nếu huyết áp cao khó kiểm soát, thì cần sự can thiệp của y học để tránh nguy cơ tác động tới tim mạch, dẫn tới bệnh tim mạch về lâu dài.
Sản giật thường bị ở những người có cơ địa yếu, người trẻ, người sinh con lần đầu hoặc những trường hợp mẹ lao lực, mệt mỏi và không được nghỉ ngơi…
Biểu hiện của hậu sản giật
Rất khó để phát hiện hậu sản giật. Hầu hết mọi trường hợp, bệnh nhân không thể hiện bất kỳ triệu chứng nào trong suốt thai kỳ. Với mẹ bầu sinh con lần đầu, bạn quá chú ý tới con mà quên đi những biểu hiện nhỏ của hậu sản giật.
Biểu hiện không rõ ràng, nhưng hậu sản giật có thể để lại biến chứng nguy hiểm. (Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, nếu chú ý, sẽ thấy những triệu chứng dưới đây của hậu sản giật.
Đầu tiên phải kể tới tình trạng huyết áp cao, có thể đạt tới 140/90. Hơn 300mg protein trong nước tiểu. Thị lực giảm tạm thời hoặc nhìn bị nhòe, mắt quá mẫn cảm với ánh sáng.
Ngoài ra, có thể bị buồn nôn, đau dầu hoặc đau vùng bụng, ở dưới lườn phải. Lượng nước tiểu ít, tăng cân đột ngột, khoảng 1kg chỉ trong 1 tuần. Chân, tay và mặt có thể bị sưng.
Nguyên nhân dẫn tới hậu sản giật
Nguyên nhân chính xác gây ra hậu sản giật chưa được khẳng định chính xác. PPP có thể phát triển trong cơ thể trước khi sinh, nhưng chỉ phát bệnh chỉ sau sinh.
Nếu trong gia đình có tiền sử PPP, bạn có nguy cơ bị mắc hậu sản giật cao hơn. Có nhiều yếu tố dẫn tới tình trạng này. Ví như mẹ bầu bị huyết áp cao sau tuần thai thứ 20, mang thai trước tuổi 20 hoặc sau 40.
Mẹ bầu béo phì hoặc mang đa thai cũng tăng nguy cơ bị hậu sản giật.
Biến chứng của hậu sản giật
Khi bị sản giật sau sinh, bệnh nhân sẽ dễ bị rơi vào tình trạng nguy hiểm, hôn mê kéo dài ngày hoặc liên tiếp bị sản gật không kiểm soát. Điều này dẫn đến tình trạng các cơ quan bị hủy hoại như não, thận và gan.
Nguy hiểm hơn, trong những cơn sản giật mạnh, bạn có thể tự cắn vào lưỡi khiến máu chảy nhiều, chảy vào thanh quản và gây tử vong vì mất máu hoặc tử vong do ngạt thở.
Đột quỵ có thể xảy ra nếu não không được cung cấp đủ máu, dẫn tới nhiều bộ phận có thể không thực hiện đúng chức năng.