Hãy quên những gì bạn thấy trên phim đi, đau đẻ ngoài đời thực khác "một trời một vực"!

Ngày 22/04/2018 09:00 AM (GMT+7)

Những bà mẹ đang mang bầu lần đầu, hãy quên những gì mà bạn đã từng thấy trên phim về chuyện sinh nở đi.

Với những ai chưa từng trải qua thời kỳ lâm bồn, rất khó để có thể hiểu được cái cảm giác đau như gãy mất hàng chục cái xương sườn một lúc là như thế nào. Và nguồn tư liệu phong phú nhất, cũng thường thấy nhất chính là những thước phim trên truyền hình về một cuộc sinh nở. Nhưng sự thật thì…đau đẻ không giống phim đâu.

Hãy quên những gì bạn thấy trên phim đi, đau đẻ ngoài đời thực khác amp;#34;một trời một vựcamp;#34;! - 1

Đau đẻ trên phim có khi vật vã, chóng vánh,…và còn sai quy trình. (Ảnh minh họa)

Viễn cảnh 1: Chuyển dạ ở chỗ công cộng

Trên phim: Hầu hết trên phim ảnh, các bà bầu sẽ bắt đầu vỡ ối, chuyển dạ vào lúc đang ở một chốn công cộng (siêu thị chẳng hạn). Và khi đó, mấy cô gái này vừa phải tránh gây chú ý vừa phải khó khăn nhịn đau di chuyển ra khỏi cửa hàng, với máu chảy ri rỉ trên chân…

Thực tế: Khoảng 10-15% phụ nữ có thể cảm nhận được khi mình bắt đầu vỡ ối. Và vỡ ối thường bắt đầu vào lúc giữa đêm hoặc sáng sớm chứ không bất thình lình như trên phim đâu. Tất nhiên không phải hoàn toàn không có khả năng vỡ ối ở ngoài nhà, nhưng tỉ lệ đó rất ít nên bạn có thể yên tâm. 

Còn nữa, không phải cứ đau đẻ là em bé sẽ lập tức ra ngay như trong phim mà chuyển dạ, sinh nở là cả một quá trình dài.

Hãy quên những gì bạn thấy trên phim đi, đau đẻ ngoài đời thực khác amp;#34;một trời một vựcamp;#34;! - 2

Đừng lo lắng chuyện vỡ ối, chuyển dạ giữa đường. (Ảnh minh họa)

Viễn cảnh 2: Đau đẻ dồn dập ngay lập tức

Trong phim: Một khi đã vỡ ối, là sẽ đau ngay lập tức và trong suốt khoảng thời gian khoảng 30 giây trên phim ấy, bạn sẽ thấy diễn viên la hét, gào khóc như thể đang trải qua cơn đau kinh dị nhất đời này kể từ lúc bắt đầu đau đẻ tới lúc đẻ xong.

Thực tế: Đau đẻ thật ra phải trải qua 3 giai đoạn, và những cơn đau ở giai đoạn đầu cũng cách nhau theo chu kì, cường độ mà cơ thể vẫn chịu đựng được chứ không phải đau đớn một cách nghiêm trọng ngay. 

Viễn cảnh 3: Mau chóng lên sắp sinh tới nơi rồi…

Trong phim: Sau khi cơn đau đẻ dồn dập kéo tới thì tiếp đó sẽ lúc chạy đua với thời gian để đưa bà bầu tới bệnh viện. Người thân, bạn bè lu bu hoảng hốt chung quanh như thể em bé sẽ rơi ra bất kì lúc nào. Đèn phòng cấp cứu lập tức sáng lên và mọi người đều gấp gáp vội vàng từ bác sĩ tới y tá, nhìn mà căng thẳng thay.

Thực tế: Như đã nói ở trên, cơn đau đẻ diễn ra qua ba chu kì và ít nhất cũng phải kéo dài vài tiếng trước khi chúng kéo tới dồn dập khoảng dưới 5 phút một cơn đau thì bạn mới được cho vào phòng cấp cứu. Đương nhiên là trừ những ca đẻ khó, không thì cũng chẳng bác sĩ hay y tá nào căng thẳng gấp gáp vì đây là công việc thường ngày của họ và người có chuyên môn chắc chắn sẽ luôn bình tĩnh trong mọi tình huống.

Viễn cảnh 4: Đẻ nằm

Hãy quên những gì bạn thấy trên phim đi, đau đẻ ngoài đời thực khác amp;#34;một trời một vựcamp;#34;! - 3

Đẻ thì đương nhiên là phải nằm rồi, trên phim hay ngoài đời gì chẳng vậy. (Ảnh minh họa)

Cảnh thường thấy trong phim: Bà đẻ sẽ nằm, hoặc nửa nằm nửa ngồi trên giường, hai chân đạp vào bàn đạp. Kể cả trong phim có cảnh sinh nở trên tàu hay ở đâu thì người ta cũng thường thấy bà bầu sẽ nằm ngửa đẻ.

Đời thực không như mơ: Cách nằm đẻ là cách truyền thống và đã được áp dụng rất lâu cho đến khi người ta phát hiện ra đôi khi nó gây bất lợi cho bà bầu. Từ đó, các chuyên gia đều khuyến khích nên để bà bầu sinh trong bất kì tư thế nào khiến họ cảm thấy đỡ khó chịu, kể cả là… sinh đứng.

Viễn cảnh 5: Cả quá trình sinh nở chủ yếu là phải… rặn

Cảnh sinh nở trong phim thường sẽ bắt đầy bằng 1-2 giai đoạn co thắt đầu tiên, sau đó sẽ tập trung vào khuôn mặt méo mó tím tái của người mẹ, la hét và cố rặn để sinh con ra.

Trong khi đó, trên thực tế, khoảng 10-12 giờ đầu người mẹ sẽ phải chờ  đợi cho cổ tử cung mở ra, và khi đã vào sinh, thì rặn đẻ chỉ là phương pháp ban đầu để khiến đứa trẻ dễ ra hơn mà thôi.

Viễn cảnh 6: Mắng mỏ chồng

Một trong những cảnh chị em rất khoái khi coi phim, ấy là khi cô vợ lên cơn đau đẻ, và bắt đầu cấu véo, túm tóc, khóc lóc, thậm chí chửi bới chồng mình. Và anh chồng thì vừa đau vừa lo, vẫn phải giơ thân ra chịu trận của vợ.

Nhưng không giống thực tế một chút nào. Thứ nhất, chồng của bạn có thể không được vào phòng cấp cứu đâu, trừ những trường hợp quá đặc biệt. Thứ hai, phụ nữ hiện nay chủ động chuẩn bị để khi vào phòng sinh, họ không bị bất ngờ và bị động. Chắc cũng có, nhưng bạn sẽ chẳng có nhiều sức để chửi chồng đâu, chỉ thở thôi đã thấy mệt rồi. 

Hãy quên những gì bạn thấy trên phim đi, đau đẻ ngoài đời thực khác amp;#34;một trời một vựcamp;#34;! - 4

Không phải cứ vào viện là đau liên tục đến khi đẻ, có lúc mẹ cũng được "nghỉ giữa hiệp". (Ảnh minh họa)

Viễn cảnh 7: Đứa trẻ cần hỗ trợ

Trên phim, vào khoảnh khắc cuối cùng trước khi đứa trẻ chui ra, thường một vài trong số chúng cũng bị mắc kẹt trong tử cung mẹ, và người mẹ cùng các bác sĩ phải hết sức cố gắng để giúp em bé ra ngoài trót lọt.

Trên thực tế, những phút cuối của một ca đỡ đẻ thường khá căng thẳng vì người mẹ nóng lòng muốn thấy con mình. Các bác sĩ sẽ dùng một số loại máy móc, thiết bị để giúp em bé ra ngoài trót lọt, cùng với nữ hộ sĩ sẵn sàng chờ lệnh trong trường hợp khẩn cấp nữa, không phải là hoàn toàn không giống phim, mà không có vẻ nguy hiểm như phim. 

Suy cho cùng thì, phim ảnh cũng được dựng lên từ đời thực. Nhưng những gì thấy được trên phim chỉ là tương đối thôi, thực tình thế nào, thì trải nghiệm mới hiểu được.

Video: 3 giai đoạn của quá trình sinh thường

Cảnh mẹ bầu kêu cứu trong phòng đẻ khiến chị em bỉm sữa nhìn lại thôi cũng thấy đau
Cảnh mẹ bầu giàn giụa nước mắt, kêu cứu chồng vì quá đau đớn khiến ai nhìn cũng xót xa.
Phương Thanh
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sinh con