Bất thường nhiễm sắc thể được cho là ảnh hưởng đến khoảng 60% các ca sảy thai.
Theo số liệu thống kê, sảy thai ảnh hưởng đến khoảng 15-20% số ca mang thai (khoảng 500 nghìn ca mỗi năm), điều đáng nói là việc xác định được nguyên nhân sảy thai không hề đơn giản và dễ dàng, thậm chí có những ca sảy thai không thể xác định được nguyên nhân.
Theo số liệu thống kê, sảy thai ảnh hưởng đến khoảng 15-20% số ca mang thai. (ảnh minh họa)
Dù vậy, theo các chuyên gia, nguyên nhân chủ yếu gây sảy thai có thể kể đến 7 lỗi dưới đây:
Bất thường nhiễm sắc thể
Bất thường nhiễm sắc thể được cho là ảnh hưởng đến khoảng 60% các ca sảy thai. Nhiễm sắc thể là những cấu trúc nhỏ xíu trong mỗi tế bào mang gen của mỗi người. Đôi khi trứng và tinh trùng đã gặp nhau nhưng một trong những nhiễm nhiễm sắc thể bị lỗi không xếp đúng vị trí, vì vậy phôi thai sẽ có bất thường về nhiễm sắc thể và thường dẫn đến sảy thai.
Vì vậy, nếu các cặp đôi đã từng sảy thai hoặc sảy thai liên tiếp 2-3 lần cần đến bệnh viện khám sớm xem có gặp phải nguyên nhân này hay không.
Tử cung bất thường
Nếu người phụ nữ có tử cung với hình dạng bất thường thì nguy cơ sảy thai là khá cao do phôi thai không thể cấp ghép được vào tử cung. Nguyên nhân này ảnh hưởng đến khoảng 10% số ca sảy thai. Ngoài ra, nguyên nhân cổ tử cung bất thường hoặc yếu cũng có thể kể tới. Khi đã trải qua 3 tháng đầu, thai nhi lớn dẫn và cổ tử cung cũng phình ra nhưng nếu chúng quá yếu thì sẽ không thể giữ thai nhi an toàn được.
Chất lượng trứng và tinh trùng kém
Trứng và tinh trùng không thể phát triển đầy đủ nếu dinh dưỡng kém hoặc tuổi cao. Không hấp thu đủ một số khoáng chất như kẽm hoặc selen và những vitamin, khoáng chất khác trong chế độ ăn có thể làm giảm chất lượng trứng và tinh trùng. Phụ nữ thậm chí có thể bị sảy thai nếu tinh trùng không tốt. Do vậy hãy tập trung vào chế độ ăn của bạn. Ngoài ra, cặp đôi cũng cần chú ý đến những tác nhân không tốt gây hại trứng và tinh trùng để tránh xa.
Chất lượng trứng và tinh trùng kém cũng có thể là nguyên nhân khiến mẹ sảy thai. (ảnh minh họa)
Mắc bệnh về tuyến giáp
Nếu mẹ có tuyến giáp hoạt động kém, điều này có nghĩa các hormon tuyến giáp không được tiết ra đủ trong cơ thể, do đó có thể gây sảy thai nhiều lần và thậm chí là khó khăn trong việc thụ thai.
Mắc bệnh tiểu đường hoặc đường huyết cao
Ở một số phụ nữ mang thai, lượng đường huyết cao bất thường nhưng không được phát hiện. Đường huyết tăng có thể dẫn tới sảy thai. Vì vậy, hãy kiểm tra đường huyết khi mang thai để tránh các biến chứng và sảy thai.
Hội chứng buồng trứng đa nang
Những phụ nữ mắc hội chứng buồng trứng đa nang sẽ có nồng độ quá cao của hormone nam giới testosterone, khiến quá trình rụng trứng diễn ra không thường xuyên và kinh nguyệt không đều, gây khó khăn cho việc thụ thai. Hội chứng này ảnh hưởng đến khoảng 5-10% phụ nữ độ tuổi sinh nở.
Lối sống không lành mạnh
Nếu người phụ nữ có những thói quen xấu như hút thuốc, uống rượu, nguy cơ sảy thai sẽ tăng lên. Ăn những thực phẩm không lành mạnh cũng có thể gây sảy thai.
* Chú ý: Dấu hiệu sảy thai
Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, ra máu là vấn đề khá phổ biến nhưng nếu ra máu kèm cơn đau bụng như đau bụng kinh nguyệt, chảy máu dữ dội thì rất có thể mẹ sẽ bị sảy thai. Hãy đến ngay bệnh viện để kiểm tra. Thông thường ở giai đoạn đầu, sảy thai không cần bất cứu phương pháp điều trị y tế nào nhưng trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ phải dùng đến thủ thuật nong hoặc nạo để loại bỏ các mô phôi.